Mặc dù nước ở các sông, suối chưa rút hẳn, nhưng hiện vẫn có một số người dân đang nằm trong vùng bị cô lập ở huyện vùng cao Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã chủ quan, tự lội ra ngoài hết sức nguy hiểm.
Ngày 31/10, ở Quảng Trị bắt đầu nắng ráo. Tuy nhiên, một số địa phương ở các khu vực hạ nguồn, thấp trũng và gần sông, suối vẫn còn bị ngập lũ cục bộ, có nơi sâu hơn 1m. Trong đó, 2 thôn rẻo cao Cát, Trỉa thuộc xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa đến cuối buổi chiều cùng ngày vẫn còn bị chia cắt, cô lập bởi nước lũ và sạt lở đường đi.
Mưa lũ khiến hai thôn ở Quảng Trị bị chia cắt, cô lập. Nhiều thanh niên cùng trưởng thôn khiêng xe, vượt lũ tìm nơi có sóng điện thoại để báo tin.
Tối nay 30/10, Chủ tịch UBND xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị Lê Trọng Tường cho biết, do ảnh hưởng bão số 6, các tuyến giao thông vào 2 thôn Cát và Trỉa hiện nhiều nơi vẫn bị ngập nước và sạt lở đất đá khiến hàng trăm hộ gia đình ở đây gần như bị chia cắt.
Chiều 28/10, Văn phòng Thường trực, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị cho hay, từ 15h ngày 27/10 - 15h ngày 28/10, khu vực phía Bắc của tỉnh có mưa to, mưa rất to; khu vực phía Nam tỉnh có mưa vừa, mưa to.
Với quan niệm là đảng viên, cán bộ hội thì phải năng nổ đi đầu trong mọi việc, anh Hồ Văn Vỹ, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã tìm cách phát huy lợi thế của địa phương, đầu tư xây dựng mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng (VAC), vươn lên làm giàu chính đáng. Đây là mô hình mẫu để người dân trong xã học tập và làm theo.
Ngày 28/10, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị cảnh báo, từ chiều tối nay đến chiều tối 30/10 trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to; tổng lượng mưa phổ biến từ 100 - 250 mm, có nơi trên 300 mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn trên 100 mm trong 3 giờ.
Hàng trăm cây gỗ có tuổi đời từ 50 đến 100 năm, trong đó nhiều cây đường kính gốc 0,8m đến 1m đã bị các đối tượng đốn hạ. Nhìn những vạt rừng nguyên sinh bị chặt phá la liệt, người dân thôn Hồ (xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa) rất buồn và xót xa, bởi rừng này được ông cha họ gìn giữ, bảo vệ từ nhiều thế hệ.
Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, hiện địa phương có gần 30 xã, thị trấn với hơn 1.400 hộ dân sống trong vùng bị sạt lở và nguy cơ xảy ra sạt lở cao, trong đó tập trung chủ yếu ở miền núi. Do khó khăn về nguồn kinh phí, đến nay địa phương vẫn chưa thể di dời, tái định cư (TĐC) được cho những hộ dân này.
Thực hiện Đề án 'Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn Quân khu 4 giai đoạn 2023 - 2030 và những năm tiếp theo' (còn gọi là 'Đề án 2036'), lực lượng vũ trang (LLVT) huyện Hướng Hóa đã triển khai xây dựng được nhiều mô hình 'Dân vận khéo' có ý nghĩa thiết thực trong cộng đồng dân cư. Các mô hình không chỉ góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, chung tay cùng địa phương xây dựng nông thôn mới (NTM), mà còn tô đẹp thêm hình ảnh 'Bộ đội Cụ Hồ', thắt chặt tình quân - dân, tạo nền tảng củng cố cơ sở chính trị vững chắc, đưa chủ trương của Đảng và Nhà nước đến nhanh hơn, gần hơn với các địa bàn vùng sâu, vùng xa của huyện.
Hiện các vườn càphê ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, đang chín đỏ rực, năng suất năm nay rất cao, bình quân 13-15 tấn/ha; giá bán hạt càphê tươi dao động từ 15.000-17.000 đồng/kg, cao hơn năm ngoái.
Những năm qua, cùng với thực hiện tốt các nhiệm vụ, phong trào, Bộ tư lệnh Quân khu 4 luôn quan tâm đến công tác an sinh xã hội, nhất là hỗ trợ các gia đình trên địa bàn xóa nhà tạm, nhà dột nát, giúp người dân an cư, vơi bớt khó khăn trong cuộc sống. Từ nguồn hỗ trợ kinh phí của Bộ Quốc phòng và Bộ tư lệnh Quân khu cùng các cơ quan, đơn vị, mỗi năm trên địa bàn Quân khu 4 hàng trăm gia đình được sống trong những ngôi nhà nghĩa tình. Đặc biệt, mỗi căn nhà tạm, nhà dột nát được thay thế bằng những ngôi nhà kiên cố luôn thắm đượm nghĩa tình quân dân.
Để bảo vệ loài thú hoang dã trước nguy cơ bị săn bắt, Đội tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy của các Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa và Đakrông (tỉnh Quảng Trị) phải ngày đêm len lỏi dưới những cánh rừng rậm rịt để tháo gỡ bẫy thú được thợ săn giăng mắc.
Hang động Brai ở thôn A Xóc, xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã có từ lâu đời. Dù chưa thể khám phá hết toàn bộ hệ thống hang động nhưng bước đầu xác định động Brai có chiều dài hơn 800 m, độ cao lớn nhất khoảng 17 m. Với hình thái là động khô, bên trong hang động có cấu trúc đá vôi đặc trưng cùng vô vàn khối thạch nhũ đủ hình dáng, kích thước và màu sắc đẹp mắt. Thế nhưng thời gian gần đây, hang động Brai đã bị kẻ xấu xâm hại, đập phá, cắt hàng loạt khối thạch nhũ mang đi.
Với khẩu hiệu hành động 'Tuổi trẻ Công an tỉnh tiên phong, gương mẫu, sáng tạo, vì nước quên thân, vì dân phục vụ', lực lượng đoàn viên, thanh niên Công an tỉnh luôn phát huy tinh thần đoàn kết, thi đua rèn đức, luyện tài, xung kích tình nguyện vì bình yên cuộc sống, vì hạnh phúc của Nhân dân.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 20/9, ở khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to, với lượng mưa phổ biến 70-150 mm, có nơi trên 250 mm.
Chiều 19-9, do ảnh hưởng của bão số 4 và áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có mưa lớn gây ngập nhiều nơi. Giao thông nhiều thôn, bản tại 2 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa (Quảng Trị) đã bị chia cắt do mưa lớn gây ngập các cầu, ngầm, tràn. Có ít nhất 33 điểm cầu, ngầm tràn bị ngập sâu, có nơi gần 1m.
Từ chiều và đêm 19/9 đến ngày 20/9, lũ trên các sông ở Quảng Trị tiếp tục lên và đạt đỉnh ở mức báo động 1 đến báo động 2; riêng sông Thạch Hãn có khả năng lên trên báo động 2.
Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, từ chiều và đêm 19/9 đến ngày 20/9, lũ trên các sông tiếp tục lên và đạt đỉnh ở mức báo động 1 đến báo động 2; riêng sông Thạch Hãn có khả năng lên trên báo động 2.
Qua thực tế cho thấy, phụ nữ tham gia kinh tế tập thể, liên kết sản xuất hàng hóa sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam do phụ nữ sản xuất.
Với lợi thế đất đỏ ba dan dồi dào, màu mỡ, độ cao và khí hậu thích hợp nên cây cà phê được xem là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Hướng Hóa, với diện tích gần 4.000 ha, chủ yếu là giống cà phê cartimor, bình quân mỗi năm toàn huyện đạt sản lượng trên 50.000 tấn quả tươi. Sản xuất cây cà phê có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, tạo ra sản phẩm xuất khẩu, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nhiều hộ gia đình, trong đó có không ít gia đình là đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở các xã đặc biệt khó khăn.
Cùng sự phát triển của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Quảng Trị, thời gian qua, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh đã có nhiều bước tiến vượt bậc. Đằng sau thành quả ấy là nỗ lực không ngừng nghỉ của cán bộ, hội viên để xây dựng một lớp doanh nhân với tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn.
Từ vùng đất đồi dốc bỏ hoang, nông dân Hồ Xa Nát, người dân tộc Vân Kiều ở thôn Ra Ly Rào, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã quyết tâm cải tạo, chuyển đổi, đưa những loại cây trồng, vật nuôi mới, phù hợp vào sản xuất. Đất không phụ công người, sau một thời gian cần cù, chịu khó lao động, anh đã biến vùng đất tưởng chừng 'ngủ quên' làm bàn đạp giúp gia đình thoát nghèo, có của ăn của để.
Hôm nay 21/8, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 (Quân khu 4) làm việc với UBND huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị để rà soát điều chỉnh quy hoạch khu kinh tế - quốc phòng giai đoạn 2026 - 2035, định hướng đến năm 2045.
Thôn Chênh Vênh, đồi cỏ Xa Reng hay thác Tà Puồng…là những điểm du lịch hấp dẫn mà du khách có thể ghé thăm khi đến huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Chiều nay 16/7, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng chủ trì buổi làm việc với UBND huyện Hướng Hóa về tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện.
Hai thôn Cát, Trỉa, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị có gần 200 hộ dân tọa lạc giữa đại ngàn Trường Sơn. Quãng đường 23km không phải là xa nhưng lại là một hành trình đầy vất vả của người Bru Vân Kiều từ thôn ra đến trung tâm xã. Giao thông cách trở nên đời sống của người đồng bào nơi đây hiện còn lắm gian nan.
Có dịp đọc cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Vĩnh Ô giai đoạn 1930 - 2020, ở mục 'Một số hoạt động của các cấp lãnh đạo xã Vĩnh Ô', chúng tôi ấn tượng với bức ảnh tư liệu, kèm chú thích: 'Đồng chí Hồ Thị Vừn - người đứng thứ 5 hàng thứ nhất từ bên trái qua, cùng các đồng chí đại biểu 6 xã miền núi tỉnh Quảng Trị ra Thủ đô Hà Nội thăm Bác Hồ năm 1963'. Trong ảnh, người phụ nữ nhỏ nhắn, đứng gần Bác Hồ thuộc lớp trẻ nhất đoàn. Lần tìm theo những thông tin, chúng tôi may mắn được gặp, trực tiếp nghe câu chuyện về bà Hồ Thị Vừn, hiện đã 91 tuổi, ở thôn Thúc, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh. Cuộc đời bà Vừn gắn liền với từng giai đoạn phát triển của xã miền núi Vĩnh Ô và trong đó bà đã có những đóng góp quan trọng, được Đảng ủy, chính quyền và Nhân dân Vĩnh Ô ghi nhận.
Ngày 20/6, Trung ương Đoàn đã phát động cuộc thi 'Dấu ấn 25 năm Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè'.
'Hiện nay việc bảo tồn văn hóa ở địa phương gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ mai một. Ông Hồ Ta Lộc ở thôn Ra Po đã dành nhiều thời gian tìm hiểu, học tập, nghiên cứu, sưu tầm, các nhạc cụ truyền thống của người Vân Kiều theo cách riêng của mình. Đặc biệt, ông đã tìm cách kết nối những người có cùng đam mê, làm lan tỏa rộng khắp lòng tự hào, tình yêu văn hóa dân tộc, từ đó nâng cao ý thức của nhiều người ở địa phương đối với việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc Vân Kiều nói riêng, người dân tộc thiểu số nói chung'- Phó Chủ tịch UBND xã Xy, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị Hồ Văn Hồng đánh giá về tấm gương điển hình, tâm huyết trên địa bàn xã trong việc giữ gìn và bảo tồn văn hóa.
Khu tái định cư (TĐC) Raly – Rào thuộc xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị. Tại đây, có 45 ngôi nhà xây lợp tôn, nằm sát tuyến đường vào trung tâm xã Hướng Sơn. Cùng với nhà ở, hệ thống hạ tầng gồm đường giao thông; điện thắp sáng, sản xuất; công trình nước sạch; trường học được đầu tư xây dựng đầy đủ. Song, sau 3 năm đưa vào sử dụng, đến nay chỉ còn… 2 hộ dân bám trụ ở khu TĐC này.
Là một trong 6 địa phương thí điểm bán tín chỉ carbon, Quảng Trị có nhiều tiềm năng phát triển rừng nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức.
Khu tái định cư Raly-Rào ở xã Hướng Sơn (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) được hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng từ tháng 8/2021. Tuy nhiên, chỉ có 2/45 hộ dân đến ở, số còn lại về làng cũ, dẫn đến tình trạng nhà và trường học bỏ hoang, nhiều hạng mục hoang phế, gây lãng phí nghiêm trọng.
Quảng Trị là địa phương có diện tích rừng khá lớn với trên 248.000 ha. Thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm. Trong đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, bảo vệ rừng được coi là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết nhằm góp phần quản lý tốt rừng và đất lâm nghiệp, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng phá rừng, mất rừng, kiểm soát hiệu quả cháy rừng.
Đồi cỏ Xa Reng nằm ở thôn Ra Ly – Rào, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Đồi cỏ rộng khoảng 20 hec-ta với màu xanh mướt, đang thu hút du khách khám phá trong thời gian gần đây.
Hướng đến chào mừng Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Quảng Trị lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tổ chức đoàn, hội trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, trong 2 ngày 1 - 2/6, tại xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với các đơn vị tổ chức Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè cấp tỉnh năm 2024.
Ngày 1/6, tại xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2024 với 4 mũi chiến dịch 'Hành quân xanh', 'Kỳ nghỉ hồng', 'Hoa phượng đỏ', 'Mùa hè xanh'.
Hướng đến chào mừng Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Quảng Trị lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024-2029, nhằm phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tổ chức Đoàn - Hội trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, ngày 1 và 2/6, Tỉnh Đoàn Quảng Trị tổ chức Lễ ra quân chiến dịch thanh niên tình nguyện Hè năm 2024 và chiến dịch cấp tỉnh với 4 mũi chiến dịch Hành quân xanh, Kỳ nghỉ hồng, Hoa phượng đỏ, Mùa hè xanh tại xã miền núi Hướng Sơn của huyện Hướng Hóa.
Đồi cỏ Xa Reng đẹp đến nao lòng có diện tích hơn 20ha nằm ở điểm Xa Reng, thôn Ra Ly- Rào, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, đang khiến nhiều du khách trong và ngoài nước mê mẫn.
Ngày 30/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị cho biết vừa kết nối trao đổi với đoàn chuyên gia thám hiểm hang động tại Việt Nam thuộc Hiệp hội Hang động hoàng gia Anh, kết quả Hiệp hội đồng ý hỗ trợ Quảng Trị và sẽ tiến hành thám hiểm, khảo sát, đánh giá tổng thể hang động Vân Tiên vào tháng 8/2024 để giúp tỉnh có kế hoạch đầu tư khai thác du lịch.
Trong hang có dòng suối ngầm mát chảy xuyên, những khối thạch nhũ màu vàng cát, óng ánh có hình thù như dòng sông đang chảy.
Sau khi Truyền hình Quốc hội Việt Nam phát sóng phóng sự 'Khám phá vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ động Vân Tiên' ở thôn Cát Trỉa, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo các đơn vị chức năng lên phương án để khảo sát đánh giá tổng thể. Trong trường hợp cần thiết, tỉnh sẽ đưa chuyên gia hang động tiến hành thám hiểm mở rộng khám phá, có biện pháp bảo vệ và tiến hành khai thác quảng bá du lịch.
Trong hang động Vân Tiên có nhiều khối thạch nhũ màu vàng đẹp mê hồn. Hiện động Vân Tiên chỉ mới được khám phá gần 1 km.
Hang động mới được một nhóm du khách mạo hiểm đặt chân đến có tên Vân Tiên, thuộc miền tây tỉnh Quảng Trị. Hang có vẻ đẹp không thua các hang động ở các tỉnh khác. Đường trong hang động như lên cõi tiên với những phiến thạch nhũ màu vàng mang hình người rất ấn tượng, hấp dẫn và pha lẫn sự kỳ bí.
Khu tái định cư Ra Ly - Rào, ở xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị được xây dựng vào đầu năm 2021 với tổng kinh phí hơn 6,5 tỉ đồng nhằm di dời khẩn cấp 45 hộ đồng bào dân tộc Vân Kiều ở vùng sạt lở dưới chân núi Tà Bang đến định cư.