Anh Vi Văn Hạt, Phó Bí thư Chi bộ bản Ngàm, xã Trung Thượng (Quan Sơn), Tổ trưởng Tổ bảo vệ rừng (BVR) cộng đồng bản Ngàm đại diện cho Nhân dân bản Ngàm nhận khoán BVR hàng năm với chủ rừng là Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Quan Sơn, chia sẻ: Năm 2024 bản được giao khoán BVR theo Nghị định 168/2016/NĐ-CP với diện tích 517,36ha. Hằng tháng, tổ BVR cộng đồng và BQL bản đều xây dựng kế hoạch phối hợp tuần tra cùng với lực lượng của BQLRPH Quan Sơn và chính quyền địa phương, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp. Diện tích rừng do cộng đồng bản được giao khoán bảo vệ không để xảy ra tình trạng phá rừng, cháy rừng, rừng được bảo vệ an toàn, phát triển xanh tốt...
Huyện Quan Sơn có trên 82 ngàn ha rừng, được xác định là vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trong mùa nắng nóng. Trong đó, 7 xã trọng điểm gồm: Na Mèo, Mường Mìn, Sơn Thủy, Sơn Hà, Trung Xuân, Tam Thanh và Tam Lư có 3.191,9ha rừng, vật liệu cháy như nứa, vầu khô nỏ, cây le, lau lách, thực bì rất dày, luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy cao, ở cấp rất nguy hiểm trong mùa nắng nóng.
Huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa có hơn 92.000ha rừng. Xác định rừng không chỉ là nguồn tài nguyên quý, có giá trị lớn về sinh thái, môi trường mà còn góp phần thiết thực tạo thêm việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho đồng bào địa phương, vì vậy lực lượng kiểm lâm huyện Quan Sơn đã phối hợp với các đơn vị trên địa bàn chủ động triển khai nhiều giải pháp, trong đó công tác tuần tra, kiểm soát được đặt lên hàng đầu để việc quản lý, bảo vệ rừng đạt kết quả cao.
Ngày 26-5, đoàn công tác liên ngành gồm đại diện các đơn vị: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông (NN&PTNT), Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, huyện Quan Sơn và các chủ rừng nhà nước trên địa bàn, đã có chuyến kiểm tra thực địa và tổ chức làm việc để làm rõ trách nhiệm, đề xuất hướng xử lý các tổ chức, cá nhân liên quan đến các vụ phá rừng trên địa bàn huyện Quan Sơn thời gian gần đây.
Chiều 23/5, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa cho biết: Từ cuối năm 2021 đến cuối tháng 4 năm nay trên địa bàn huyện Quan Sơn xảy ra 4 vụ xâm hại tài nguyên rừng. Trong đó, đã khởi tố 2 vụ án hình sự về tội Vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng, lâm sản; điều tra dấu hiệu của tội Hủy họa rừng tại xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn.
Liên quan tới các vụ phá rừng tại bản Cóc, xã Sơn Thủy và khu vực suối Salit thuộc xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, hàng loạt cán bộ bị xem xét, xử lý trách nhiệm.
Ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa vừa ký văn bản phê bình Giám đốc, các Phó giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Quan Sơn (Thanh Hóa) vì đã để xảy ra tình trạng khai thác gỗ trái phép.
Ngày 20/5, thông tin từ Hạt Kiểm lâm Quan Sơn (Thanh Hóa) cho biết, đơn vị đã nhận được thông báo của cơ quan điều tra về việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can liên quan tới vụ phá rừng trên địa bàn.
Vụ việc xảy ra ở địa bàn bản Cóc, xã Sơn Thủy, huyện biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa), khiến hơn 21.000 m2 rừng tự nhiên bị phá hoại. Mặc dù đã xảy ra hơn 1 tháng, nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa xử lý.
Rừng phòng hộ Quan Sơn (Thanh Hóa) có khoảng 65 nghìn héc-ta là rừng tự nhiên, trong đó có nhiều diện tích được cơ quan quản lý giao cho các hộ dân địa phương bảo vệ, chăm sóc. Tuy nhiên, thời gian gần đây trong khu vực này xuất hiện một số vụ chặt phá cây rừng rất đáng báo động.
Phải ở rừng đủ lâu mới cảm nhận được hương xuân phả ra từ những tán cây, đồi cỏ. Cảm giác sáng mùng một Tết ở giữa rừng, nhìn cây cối đâm chồi nảy lộc, nghe tiếng chim hót véo von, tiếng suối chảy róc rách, có thể quên hết những khó khăn vất vả.
Huyện Quan Sơn có trên 82.000 ha rừng. Sức ép về nhu cầu sử dụng gỗ cho mục đích làm đồ gia dụng, nhà ở và tập quán canh tác nông nghiệp trên đất dốc của người dân bản địa... đang là những nguyên nhân đe dọa đến an ninh rừng.
Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Quan Sơn được giao quản lý 16.594,35 ha rừng và đất lâm nghiệp, chủ yếu là rừng tự nhiên còn lưu giữ nhiều giá trị về đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên phong phú.