Cùng với lịch sử 75 năm xây dựng, phát triển của ngành Kế hoạch và Đầu tư, 45 năm qua, ngành Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai đã vượt qua muôn vàn khó khăn để hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà.
Dự án sân golf Đak Đoa (thuộc địa phận xã Glar, xã Tân Bình và thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa) đang được kỳ vọng sẽ tạo đột phá về kinh tế-xã hội, tăng thêm nguồn lực hấp dẫn cho các nhà đầu tư vào tỉnh Gia Lai. Không những mang lại lợi ích về kinh tế, dự án còn giữ được rừng và cảnh quan môi trường.
Gia Lai có nhiều tiềm năng, thế mạnh để đẩy nhanh tốc độ phát triển. Tuy nhiên, kết quả thu hút đầu tư của tỉnh thời gian qua vẫn chưa tương xứng với kỳ vọng. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI xác định rõ 3 trụ cột phát triển kinh tế, đồng thời với yêu cầu huy động nguồn lực thực hiện. Và công tác thu hút đầu tư có thể xem là nhiệm vụ khai thông, quan trọng hàng đầu để hoàn thành mục tiêu đề ra.Trong giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh có 231 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư với tổng vốn đăng ký 66.500 tỷ đồng. Trong đó, 110 dự án hoàn thành với tổng vốn 12.000 tỷ đồng; 108 dự án được các doanh nghiệp quan tâm lập thủ tục đầu tư với số vốn 50.928 tỷ đồng. Sở Kế hoạch và Đầu tư đang tiếp nhận 93 hồ sơ dự án xin chủ trương nghiên cứu, đề xuất với số vốn 21.738 tỷ đồng. Sở cũng đã bổ sung, hoàn chỉnh danh mục dự án kêu gọi đầu tư giai đoạn mới với 215 dự án.
Sáng 16-10, tại Sở Kế hoach và Đầu tư đã diễn ra hội nghị thẩm định dự toán lập quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Hiện nay, các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang bước vào giai đoạn thi công nước rút nhằm đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đề ra.
Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI, các sở ngành, địa phương trong tỉnh đã chủ động đề ra nhiều giải pháp thiết thực, đồng bộ, sát với tình hình thực tế nhằm hiện thực hóa các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững.
Từ đầu tháng 9, việc khảo sát đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ngành và địa phương (DDCI) năm 2020 đã được tỉnh Gia Lai triển khai thực hiện. Lần khảo sát thứ 2 này được bổ sung thêm một số sở, ngành, địa phương nhằm từng bước cải thiện môi trường đầu tư.
Chiều 3-7, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) tổ chức hội nghị gặp mặt doanh nghiệp 6 tháng đầu năm và trao 10 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho doanh nghiệp. Sự kiện này một lần nữa khẳng định sự quan tâm, đồng hành của các cấp chính quyền trong tỉnh đối với doanh nghiệp, nhất là sau thời gian bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai vừa trao 10 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho doanh nghiệp, đồng thời hướng dẫn nhà đầu tư các bước triển khai dự án.
Ngày 6-6, Đảng bộ Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã tổ chức Đại hội lần thứ III (nhiệm kỳ 2020-2025).
Theo kết quả đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019, Gia Lai có 4 chỉ số giảm điểm gồm: gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính năng động và thiết chế pháp lý. Đây là những chỉ số ảnh hưởng rất lớn đến điểm số PCI. Bởi vậy, ngành chức năng đã quyết liệt đưa ra nhiều giải pháp đột phá để cải thiện điểm số những chỉ số này nhằm phấn đấu đạt mục tiêu nằm trong tốp 20 của cả nước về chỉ số PCI vào năm 2025.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, chính quyền và ngành chức năng đã có nhiều giải pháp hỗ trợ. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng đã chủ động phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh khi dịch bệnh được khống chế.
Những năm qua, tỉnh Gia Lai rất chú trọng đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu. Điều này nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, tăng cường tính minh bạch và cạnh tranh trong việc lựa chọn nhà thầu, đảm bảo chất lượng công trình, thiết bị mua sắm, dịch vụ tư vấn.
Năm 2019, tỷ lệ hồ sơ đấu thầu qua mạng của tỉnh Gia Lai chỉ đạt 21%, đứng thứ 4 trong khu vực Tây Nguyên. Bước sang năm 2020, tỉnh đề ra mục tiêu đạt 50% trở lên hồ sơ đấu thầu qua mạng nhằm minh bạch thông tin, tiết kiệm chi phí, tăng tính cạnh tranh trong công tác đấu thầu.
Ngày 13-2, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến nhiệm vụ quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tại hội thảo, nhiều ý kiến sát sườn đã được nêu ra để đơn vị tư vấn sớm hoàn thiện quy hoạch tỉnh.
Để khắc phục các vướng mắc gặp phải trong những năm trước, đảm bảo kế hoạch thi công lẫn giải ngân đã đề ra, ngay từ đầu năm nay, công tác đầu tư xây dựng cơ bản được UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo triển khai một cách chặt chẽ, đặc biệt sẽ tăng cường trách nhiệm của chủ đầu tư.
Tỉnh Gia Lai có tiềm năng rất lớn để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như: điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, thủy điện. Với việc thu hút hàng loạt dự án đầu tư trong lĩnh vực này thời gian qua, Gia Lai đang hướng đến trở thành 'thủ phủ' năng lượng tái tạo của cả nước.
Gia Lai là địa bàn giàu tiềm năng phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo. Trong xu thế phát triển các nguồn năng lượng tái tạo xanh-sạch, một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã đặc biệt quan tâm đầu tư tín dụng cho các dự án thủy điện, điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối.
Năm 2019, dù gặp nhiều khó khăn, thách thức song kinh tế-xã hội của tỉnh vẫn đạt được những thành tựu đáng kể. Thành công đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) với vai trò là cơ quan tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch, đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Gia Lai.
Mặc dù công tác thu hút đầu tư đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng song trong thực tế vẫn còn những khó khăn, tồn tại khiến số lượng dự án đầu tư được triển khai chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh Gia Lai. Vì vậy, hàng loạt giải pháp đã được đề ra nhằm tạo bước đột phá mới trong thu hút đầu tư.
Nghị định số 39/2019/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực từ ngày 1-7-2019 đang được các doanh nghiệp kỳ vọng trở thành 'trợ lực' mới để họ có thể tiếp cận vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Sáng 23-11, tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai đã diễn ra Lễ Ký kết ghi nhớ đầu tư giữa ông Hồ Phước Thành-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, đại diện cho UBND tỉnh Gia Lai với các nhà đầu tư của 11 dự án có quy mô lớn sẽ được triển khai trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Chiều 20-11, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh, đối ngoại năm 2019 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2020. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cùng các Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh cùng lãnh đạo 17 huyện, thị xã, thành phố ở các đầu cầu.
Sáng 8-11, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), UBND tỉnh Gia Lai đã tổ chức diễn đàn 'Tháo gỡ khó khăn và kết nối cung-cầu cho hợp tác xã trên địa bàn tỉnh'. Tham dự diễn đàn có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố; đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, các ngân hàng thương mại và hơn 200 hợp tác xã (HTX) trên toàn tỉnh.
Sáng 8-11, tại Hội trường 2-9, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức diễn đàn tháo gỡ khó khăn và kết nối cung-cầu cho Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh. Dự và chủ trì diễn đàn có các ông: Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh Ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Nguyễn Đức Hoàng-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Đỗ Tiến Đông-Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Ngày 23-10, đoàn công tác do đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Kbang và hệ thống chính trị xã Lơ Ku về tình hình xây dựng nông thôn mới (NTM) và một số vấn đề liên quan. Tham gia đoàn công tác có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh Gia Lai.
Đó là một trong những nội dung chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành tại hội nghị trực tuyến toàn tỉnh Gia Lai sơ kết công tác 9 tháng và triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2019 được tổ chức sáng 3-10. Cùng với đó, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã có những chỉ đạo quyết liệt nhằm hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh năm 2019.
Chiều 27-9, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành đã chủ trì cuộc họp Ban tổ chức sự kiện trình diễn, kết nối cung cầu công nghệ TECHDEMO 2019 và hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ địa phương năm 2019. Theo báo cáo của các thành viên Ban tổ chức, tất cả gần như đã sẵn sàng cho sự kiện quan trọng này.
Ý thức sự hữu hạn đời người nên khi còn minh mẫn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành thời gian để viết Di chúc và sửa chữa nhiều lần cho hoàn chỉnh. Kỷ niệm 74 năm Ngày Quốc khánh 2-9, 50 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ, 3 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, toàn tỉnh đang diễn ra nhiều hoạt động như: tọa đàm, triển lãm, trưng bày, hội thi… tạo nên không khí sôi nổi rộng khắp.
Từ khi chuyển đổi, tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012, hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh ngày càng đạt hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển. Tại Hội nghị triển khai thực hiện các mô hình HTX kiểu mới diễn ra sáng 1-8, nhiều giải pháp đã được đề ra nhằm tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của các HTX, đồng thời triển khai mô hình Nông hội.
Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương trong tỉnh nhằm sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019. Tham dự hội nghị có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Nguyễn Đức Hoàng, Đỗ Tiến Đông cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Sự kiện khai trương Siêu thị Co.opmart Chư Sê vào cuối tháng 10 vừa qua đánh dấu sự trở lại ngày càng mạnh mẽ của các nhà đầu tư TP. Hồ Chí Minh trên đất Gia Lai, tạo động lực cho những hoạt động hợp tác phát triển kinh tế tiếp theo của 2 địa phương.Một dự án nhiều ý nghĩaSiêu thị Co.opmart Chư Sê là một trong những dự án đầu tư của Liên hiệp Hợp tác xã TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai. Theo bà Nguyễn Thị Tranh-Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Sài Gòn Co.op, trước Siêu thị Co.opmart Chư Sê, năm 2007, Công ty đã đầu tư xây dựng Siêu thị Co.opmart tại TP. Pleiku. 'Với hơn 30.000 mặt hàng chất lượng cao và giá cả hợp lý, Siêu thị Co.opmart Chư Sê cam kết đồng hành, chia sẻ và tận tụy chăm sóc bữa ăn, nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân trong huyện và các huyện lân cận. Đồng thời, tiếp tục là đơn vị tiên phong bán hàng bình ổn thị trường với cơ cấu 90% hàng Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để hàng Việt Nam đến tận tay người tiêu dùng'-bà Nguyễn Thị Tranh nhấn mạnh.