Bài 1: Vươn lên thoát nghèo

Với mục tiêu 'không để ai bị bỏ lại phía sau', các cấp ủy, chính quyền huyện Minh Hóa (Quảng Bình) thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển kinh tế - xã hội gắn với giảm nghèo, đặt người nghèo, hộ nghèo vào vị trí chủ thể trung tâm của công tác giảm nghèo… Cùng với hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo bền vững.

Thúc đẩy xuất khẩu lao động qua chương trình phi lợi nhuận

Đi làm việc ở nước ngoài qua chương trình phi lợi nhuận có chi phí tham gia thấp, người lao động có thu nhập tốt và điều kiện phúc lợi bảo đảm. Sau thời gian bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, từ giữa năm 2022 tới nay, hoạt động đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tại khu vực miền trung, Tây Nguyên đạt nhiều kết quả khả quan, mở ra hướng xóa nghèo bền vững cho các địa bàn khó khăn.

Hướng đi mới trong công tác giảm nghèo ở xã biên giới Trọng Hóa

Từ năm 2022 đến nay, đã có 15 lao động xuất cảnh, 10 lao động đang học tiếng để xuất khẩu lao động, đây là con số ấn tượng ở xã biên giới Trọng Hóa.

Mưa lớn chia cắt nhiều nơi ở Quảng Bình

Ngày 3/8, tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình được biết, mưa liên tục tại khu vực biên giới khiến nước lũ tràn về, nhiều nơi bị ngập, chia cắt cục bộ.

Đồng bào dân tộc Pa Kô, Bru-Vân Kiều tự hào 65 năm mang họ Bác Hồ

Ngày 16/6/1957, để động viên nhân dân Quảng Bình - Vĩnh Linh vượt qua khó khăn, cùng với miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế, củng cố hậu phương, chuẩn bị cho công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Bác Hồ đã về thăm Quảng Bình.

Niềm tin và kỳ vọng

Ngày 19/5/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị để bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), giữ gìn bản sắc văn hóa, an ninh trật (ANTT) các xã biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi (MN) của tỉnh. Hội nghị là tiền đề để Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết về phát triển KT-XH, giữ gìn bản sắc văn hóa, ANTT các xã biên giới, vùng ĐBDTTS và MN tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đặc biệt, các đại biểu dự hội nghị đã chia sẻ nhiều ý kiến thiết thực, quan trọng, đồng thời bày tỏ niềm tin và kỳ vọng lớn về hành trình phát triển mới.

Ðời người đám cưới 3 lần

Bây giờ bà con vẫn đám cưới 3 lần chứ? Nghe tôi hỏi, chị Hồ Thị Thoi (dân tộc Khùa)-Bí thư Ðảng ủy xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình giấu nụ cười và nói khéo là 'cũng…tùy theo gia đình'. Nhưng một số người trong thôn bản vẫn nói với vẻ hớn hở: 'Vẫn cứ cưới 3 lần, 1 đời người cưới đi cưới lại, cuộc sống như thế mới vui'.

Gìn giữ những 'linh vật' của bản làng

Với người Khùa ở 2 xã Dân Hóa và Trọng Hóa (Minh Hóa), nghề đan lát không chỉ đơn thuần là một nghề thủ công truyền thống để mưu sinh mà còn ẩn chứa một kho tàng văn hóa độc đáo. Vậy nên, dù ngày nay, cuộc sống với nhiều vật dụng hiện đại đã len lỏi khắp các bản làng thì người Khùa vẫn quyết tâm gìn giữ và trao truyền nghề đan lát truyền thống…

Những tiệm tạp hóa 0 đồng ấm lòng người dân nơi biên giới

Người dân vùng biên vui mừng, phấn khởi khi Bộ đội Biên phòng Quảng Bình (BĐBP) mở ra những quầy tạp hóa với đầy đủ nhu yếu phẩm để phục vụ miễn phí cho bà con.

Vụ người Mày vào rừng 'trốn' Covid-19: Phó Chủ tịch UBND huyện báo cáo lệch so với xã

Biên bản của xã Trọng Hóa nói lý do một số hộ dân ở bản Lòm vào rừng để tránh dịch bệnh Covid-19, trong khi Phó Chủ tịch UBND huyện khẳng định rằng: Không có bà con vào rừng để 'trốn dịch' mà đi làm rẫy...

20 người Mày rời khỏi nhà vào nương rẫy để tránh Covid-19

Sau khi xem tin tức về dịch bệnh Covid-19 trên TV, 9 hộ dân gồm 20 nhân khẩu dân tộc Mày ở Quảng Bình quyết định rời khỏi nhà, vào nương rẫy vừa kết hợp làm mùa và tránh dịch.

20 người ở Quảng Bình trốn vào rừng vì sợ Covid-19

Sau khi xem tivi nói về dịch bệnh Covid-19 trên thế giới, 20 người Mày ở bản Lòm (xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình) cùng nhau rời bản vào rừng dựng lán trại sống để trốn dịch.

Quảng Bình: Sợ dịch, 20 người dân tộc Mày bỏ nhà vào rừng

Có khoảng 20 người dân tộc Mày sống ở huyện miền núi Minh Hóa (Quảng Bình) đã bỏ nhà cửa, trốn vào rừng vì sợ dịch Covid-19.

Sau khi xem ti vi, 20 người Mày bỏ nhà vào rừng trốn COVID-19

Sau khi xem ti vi, thấy cảnh chết chóc ở nhiều nước trên thế giới vì dịch COVID-19, có 20 người dân tộc Mày sống ở vùng Lòm, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đã rời bỏ nhà cửa chạy vào rừng trốn dịch.

Sau khi xem ti vi, 20 người Mày vào rừng 'trốn Covid-19'

Ngày 7-4, UBND xã Trọng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) cho biết ở vùng Lòm có 20 người Mày sau khi xem ti vi xong đã rời bỏ nhà cửa, vào rừng 'trốn Covid-19'.

Phát huy trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: 'Một tấm gương sống có giá trị hơn cả trăm bài diễn văn tuyên truyền'. Thấm nhuần lời dạy của Người, những năm qua, tỉnh Quảng Bình đã đẩy mạnh việc nêu gương trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt. Kết quả đạt được đã tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ trong tỉnh, góp phần tạo nên những đổi thay trong đời sống xã hội của địa phương.

'Lộc trời' dưới chân dãy Giăng Màn

Hằng năm, cứ vào độ cuối Đông, dãy Giăng Màn sừng sững ôm trọn 27km đường biên Việt Lào - (phía Tây tỉnh Quảng Bình), lại khoác lên mình một màu xanh ngút mắt, báo hiệu mùa cây đót trổ bông. Người dân bản địa xem bông đót là 'lộc trời' ban tặng để chống lại cái đói trong những ngày giáp hạt…

Đóa hoa thơm ngát giữa đại ngàn

Từ bao đời, đồng bào dân tộc ở xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình quan niệm: Con gái không cần học nhiều cái chữ, bởi học nhiều rồi cũng 'bán mặt cho đất, bán lưng cho trời'. Thế nhưng, chị Hồ Thị Thoi (người dân tộc Bru - Vân Kiều, Bí thư Đảng ủy xã Trọng Hóa) đã vượt lên quan niệm đó, quyết tâm học tập để trở về giúp bản làng. Trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau, nhưng ở cương vị nào, chị cũng luôn gần gũi sẻ chia, hết lòng tận tụy với đồng bào.

Người phụ nữ Khùa đầu tiên làm Bí thư xã vùng biên

Cởi mở, nhiệt tình và sẵn sàng chia sẻ câu chuyện công việc…là cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi trò chuyện với đồng chí Hồ Thị Thoi, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình). Không chỉ tận tâm với công việc, người nữ đảng viên này còn có nhiều thành tích trong xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số ở Quảng Bình.