Do thường xuyên phải hứng chịu các trận bão, lụt lớn nên những năm qua, người dân ở Thừa Thiên Huế, Quảng Bình đã chủ động hơn trong ứng phó với thiên tai như chuẩn bị sẵn ghe, thuyền, xây nhà tầng kiên cố và thực hiện '5 tại chỗ'.
Các huyện miền núi với đặc điểm địa hình phức tạp, độ dốc lớn nên vào mùa mưa, dòng chảy các sông suối rất dữ dội, tiềm ẩn nguy cơ trượt lở đất ảnh hưởng đến khu dân cư. Do vậy, trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương này, công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai luôn được coi trọng nhằm phát triển bền vững.
Giống quýt ngọt được ông Ăm Neng chiết từ rễ quýt cổ thụ giúp đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện cuộc sống
A Lưới đã phát triển được vùng sản xuất nông nghiệp (SXNN) hàng hóa tập trung, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) đã tạo bước đột phá cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, góp phần giảm nghèo bền vững.
Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một trong những giải pháp hiệu quả, trọng tâm trong công tác giảm nghèo bền vững được các địa phương quan tâm. Tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh công tác đưa người lao động, đặc biệt là ở vùng miền núi, dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nay đến năm 2025.
A Lưới tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối vùng phục vụ dân sinh, sản xuất. Ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống của người dân.
Thông qua việc thực hiện các dự án (DA) với nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), bộ mặt nông thôn vùng miền núi đã có nhiều khởi sắc. Tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi 'giảm sâu', nhiều mô hình kinh tế mở ra hướng đến sản xuất bền vững.
Huyện A Lưới yêu cầu các phòng ban, trạm thú y hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác điều trị, tiêm phòng vắc-xin, phun tiêu độc khử trùng ở các địa phương đang xảy ra bệnh lở mồm long móng ở đàn bò để khống chế dịch lây lan trên địa bàn.
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025, A Lưới tập trung huy động các nguồn lực và thực hiện lồng ghép 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM).
Không chỉ thoát khỏi huyện nghèo mà mục tiêu hướng đến của huyện A Lưới là không để tái nghèo và từng bước nâng đời sống Nhân dân lên tầm cao mới.
Chính thức trở thành công dân Việt Nam, sinh sống ở A Lưới, những người Lào nhập cư được chính quyền địa phương hỗ trợ sinh kế, đời sống dần ổn định và mở ra những trang mới trong cuộc đời.
Hơn 4.000 thanh niên trong độ tuổi lao động đang thiếu việc làm ổn định là bài toán mà huyện A Lưới tập trung giải quyết. Đào tạo nghề phi nông nghiệp, nông nghiệp và định hướng tham gia các thị trường lao động phù hợp là những phương án được các ngành, cơ sở triển khai thực hiện.
Thừa Thiên Huế đang tập trung, thực hiện nhiều giải pháp để đưa huyện miền núi A Lưới thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo Quốc gia vào cuối năm 2023. Đây cũng là tiêu chí góp phần đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Dự báo, từ nay đến vài ngày đến, trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa vừa, mưa to. Các địa phương, ban ngành đang triển khai ứng phó khẩn cấp, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản Nhân dân tại các điểm có nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét.
Tình trạng sạt lở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế diễn biến ngày càng phức tạp và gia tăng khiến hàng ngàn hộ dân sống trong vùng nguy cơ sạt lở luôn thấp thỏm lo âu, nhất là vào mùa mưa bão.
Ngày 9/9uế phối hợp với Sở LĐTBXH, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Ngày hội việc làm gắn với giảm nghèo bền vững năm 2023.
Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thừa Thiên Huế phối hợp huyện miền núi A Lưới tổ chức Ngày hội việc làm gắn với giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc.
Hơn 4.000 chỉ tiêu việc làm lần đầu tiên được giới thiệu đến người dân ở huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Ngày hội việc làm gắn với giảm nghèo bền vững năm 2023 tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) mang đến gần 4.200 vị trí, cơ hội việc làm cho người lao động.
Ngày 9/9, UBND huyện A Lưới phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Ngày Hội việc làm gắn với giảm nghèo bền vững huyện A Lưới năm 2023. Ngày hội thu hút 16 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cùng hàng trăm thanh niên, người lao động trên địa bàn huyện tham gia tuyển dụng, tìm kiếm việc làm.
A Lưới tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối vùng phục vụ dân sinh, sản xuất và tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các khó khăn, vướng mắc trong triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM).
Những ngày giữa tháng 8, đoàn công tác của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam và Quỹ Hoa hòa bình có mặt ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là lần đầu tiên trong năm 2023, đoàn tiến hành đợt hỗ trợ cho các nạn nhân bom mìn (NNBM) ở A Lưới. Vì vậy, các thành viên trong đoàn làm việc hết sức khẩn trương với mục tiêu cao nhất là hỗ trợ tối đa cho các NNBM.
Phần lớn diện tích sâm Bố Chính được trồng ở A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế bị chết hàng loạt khiến người dân gặp khó khăn. Nguyên nhân cây sâm chết do bị bệnh nấm rồi thối gốc. Ngành Nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai các giải pháp khắc phục.
Ngày 15-8, Đoàn công tác của Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam do Trung tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Đức Soát, Chủ tịch Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam làm trưởng đoàn phối hợp cùng với UBND, đại diện các sở, ban, ngành tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện A Lưới tổ chức Chương trình Tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn, trao hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân bom mìn và trao xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó đợt 1 năm 2023 của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đứng chân thực hiện nhiệm vụ xây dựng Khu kinh tế quốc phòng A So, A Lưới, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) 92, Quân khu 4 chủ động phối hợp với địa phương giúp dân từng bước phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, mang niềm vui cho bà con nơi biên giới.
Khu Kinh tế-Quốc phòng (KT-QP) A So, A Lưới được xây dựng trên địa bàn 4 xã: Lâm Đớt, A Roàng, Đông Sơn, Hương Phong thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
TTH - Rẽ vào đường lớn đầu xã Quảng Nhâm – A Lưới, hỏi anh Nguyễn Hải Teo, bà con đều bảo: Anh Teo 'mô hình' đấy! Đó là biệt danh đồng bào Pa Cô dành gọi cho người đàn ông này vì anh áp dụng thành công nhiều mô hình, trong đó có chăn nuôi lợn hữu cơ an toàn sinh học.
TTH - A Lưới đang có kế hoạch hỗ trợ người dân nhân rộng mô hình và xem cây mắc ca là cây chiến lược trong kế hoạch mục tiêu quốc gia của huyện về việc phát triển kinh tế cho bà con dân tộc thiểu số.
TTH - A Lưới triển khai thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập cho người dân.
TTH - Năm 2022, A Lưới phấn đấu bình quân mỗi xã đạt nông thôn mới (NTM) tăng thêm 0,5 tiêu chí, xây dựng 3 thôn đạt NTM kiểu mẫu, 50 vườn mẫu và có 4/6 sản phẩm OCOP đạt tiêu chí 3 sao trở lên...
TTH - Biến đổi khí hậu (BĐKH) ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế một cách rõ nét khi bão, lũ những năm gần đây diễn biến phức tạp, khó lường với tần suất, cường độ ngày càng lớn. Cơ quan chức năng đang nghiên cứu, triển khai các phương án khả thi nhất để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản Nhân dân trước thiên tai ngày càng khắc nghiệt.
TTH - Các sản phẩm đan lát của vùng cao A Lưới không chỉ có giá trị về mặt kinh tế, mà còn là nét đẹp văn hóa của đồng bào nơi đây, cần được giữ gìn.
Nhiều năm qua, người dân ở thôn Phú Thành (xã Phú Vinh, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế) có nhà dưới đồi Bốt Đỏ luôn thấp thỏm lo âu khi mỗi mùa mưa đến. Mỗi năm đến mùa mưa bão, 32 hộ dân thôn Phú Thành (xã Phú Vinh, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế) có nhà dưới đồi Bốt Đỏ lại thấp thỏm lo đất sạt trượt.
Trở lại xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa lần này, chúng tôi cảm nhận được nhiều tín hiệu tích cực về sự đổi thay trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế; giữ vững QP - AN, đảm bảo bình yên biên cương; đời sống Nhân dân ngày càng được nâng lên.
TTH - Các địa phương vùng dân tộc thiểu số (DTTS) đã vận dụng nhiều cơ chế, chính sách nhằm phát triển loại hình kinh tế gia trại, trang trại cho đồng bào, mở ra hướng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm...
3 cán bộ UBND xã Hồng Thủy bị kỷ luật cảnh cáo về mặt chính quyền gồm: ông A Kơ Tiến, Chủ tịch UBND xã; bà Hồ Thị Hanh, kế toán UBND xã và ông Ái Quốc Pơ Lin, cán bộ địa chính xã.
Từ cây trồng xóa nghèo ở huyện miền núi A Lưới, nhiều năm qua với sự nỗ lực, cố gắng của chính quyền và người dân địa phương, hiện nay sản phẩm nông sản chuối già lùn A Lưới đã tìm được chỗ đứng trên thị trường và khẳng định thương hiệu hàng nông sản sạch, an toàn.
Bước đầu kiểm tra cho thấy, lãnh đạo UBND xã Hồng Thủy đã trích lại tiền của 20 nhóm hộ bảo vệ rừng trong năm 2020 được hưởng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ là sai với quy định pháp luật.
Ngày 23/4, nguồn tin từ UBND huyện A Lưới (tỉnh TT-Huế) cho biết, lãnh đạo huyện này vừa chỉ đạo Thanh tra, Phòng Tài chính huyện khẩn trương tổ chức kiểm tra, làm rõ thông tin phản ánh của dân liên quan nghi vấn tiền ngân sách khoán bảo vệ rừng có dấu hiệu bị 'cắt xén' khi cấp về xã.
Hơn 100 hộ dân sau khi nhượng lại đất cho dự án thủy điện A Lưới (xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã được di dời đến khu tái định cư (TĐC) thủy điện A Lưới.
Nắng hạn kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân các tỉnh Bắc Trung bộ.
Ngay sau khi xảy ra vụ động đất trong đêm trên địa bàn, lãnh đạo huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã nhanh chóng có chỉ đạo xử lý vụ việc gửi cho các đơn vị trên địa bàn.
Khuya ngày 17.11, một trận động đất có cường độ khoảng 3,3 độ richter đã xảy ra tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, hiện chưa có thiệt hại nào đáng kể được thống kế, Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vẫn đang tiếp tục theo dõi.