Đại diện của chính quyền Taliban tại Afghanistan cho hay, họ không được quốc tế công nhận bởi họ từ chối chấp nhận tuân theo 'trật tự' thế giới. Bộ trưởng Nội vụ Afghanistan Sirajuddin Haqqani trong cuộc gặp gỡ với các học giả tôn giáo và người đứng đầu các nhóm thiểu số tại tỉnh Paktia, đã phát biểu như thế.
Đại diện của chính quyền Taliban tại Afghanistan cho hay, họ không được quốc tế công nhận bởi họ từ chối chấp nhận tuân theo 'trật tự' thế giới.
Những lo ngại về sự ổn định của Afghanistan đang gia tăng khi đất nước này phải vật lộn với các cuộc khủng hoảng kinh tế và nhân đạo dưới sự cai trị của lực lượng Taliban.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/5, các bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ, Nga và Pakistan đã kêu gọi thành lập một chính phủ đại diện ở Afghanistan và bảo vệ quyền của phụ nữ, gần hai năm sau khi lực lượng Hồi giáo Taliban lên nắm quyền ở Kabul.
Nhóm vũ trang Hồi giáo Taliban tại Pakistan tuyên bố hủy bỏ lệnh ngừng bắn với chính phủ Pakistan và ra lệnh cho các tay súng tấn công khắp nơi.
Chính quyền Taliban (Afghanistan) hôm 9/11 đã ban hành lệnh cấm phụ nữ vào các công viên giải trí. Lệnh trên được đưa ra sau một thông báo về việc hạn chế quyền tiếp cận các không gian công cộng đối với phụ nữ.
Kinh tế sụp đổ kể từ khi nhóm chiến binh Hồi giáo Taliban lên nắm quyền cách đây một năm đã khiến nhiều người Afghanistan phải vật lộn để kiếm sống.
Bộ Ngoại giao Uzbekistan ngày 1/7 thông báo nước này sẽ tổ chức một hội nghị quốc tế trong tháng này để thảo luận việc thúc đẩy ổn định, an ninh và tái thiết sau xung đột ở nước láng giềng Afghanistan
Sau khi Taliban lật đổ chế độ của Tổng thống Ghani, Đại sứ quán Afghanistan ở Ấn Độ vẫn trung thành với chế độ cũ, vẫn hoạt động bình thường (cung cấp thị thực, hộ chiếu…). Tất nhiên, họ gặp một số khó khăn về tài chính.
Kabul đang đàm phán về việc xuất khẩu lúa mỳ, thủy tinh và gỗ, đồng thời thảo luận về thương mại phi thuế quan với Nga để xuất khẩu trái cây tươi, trái cây sấy khô và khoáng sản từ Afghanistan.
Do Pakistan nằm ở vị trí chiến lược quan trọng giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Afghanistan, bất ổn tại nước này có thể ảnh hưởng tới nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Một cuộc khảo sát của Ngân hàng Thế giới cho thấy, tỷ lệ người Afghanistan không có khả năng mua thực phẩm và các nhu yếu phẩm đã tăng gấp đôi kể từ khi Taliban tiếp quản đất nước vào 8/2021.
Hãng thông tấn nhà nước Bakhtar của Afghanistan ngày 18/1 đưa tin chính quyền Taliban tại Afghanistan đã tiến hành một cuộc họp nội các, trong đó thảo luận về việc khảo sát trên bộ để thực hiện dự án đường sắt nối Uzbekistan, Afghanistan và Pakistan.
Trong nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế, chính quyền Taliban đã khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào ngành khai khoáng và các ngành trụ cột khác của nước này.
Ngày 11/1, Chính phủ Mỹ đã cam kết khoản viện trợ nhân đạo bổ sung trị giá 308 triệu USD trong năm 2022 trong gói viện trợ ban đầu mà Washington dành cho Afghanistan.
Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi cộng đồng quốc tế đóng góp 5 tỷ USD để cứu trợ cho Afghanistan trong năm 2022 nhằm ngăn chặn một thảm họa nhân đạo và đem lại tương lai cho đất nước bị tàn phá suốt 4 thập kỷ qua này.
Giới chức trách Bangladesh đảo ngược quyết định mở một bãi biển chỉ dành cho nữ giới, sau khi đối mặt với cáo buộc dung túng cho các phần tử Hồi giáo hà khắc.
Năm 2021 dần khép lại với nhiều biến động trên phạm vi toàn cầu, từ việc Taliban nắm quyền trở lại ở Afghanistan đến căng thẳng Mỹ - Trung, hay cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á.
Taliban được 10 cường quốc trong khu vực ủng hộ về lời kêu gọi Liên Hiệp Quốc tổ chức hội nghị các nhà tài trợ để giúp Afghanistan tránh sụp đổ kinh tế và thảm họa nhân đạo.
Thập niên 1990, Taliban từng triển khai tại nơi công cộng biện pháp hành quyết bằng cách bắn thẳng vào đầu tử tù hoặc chặt tay, chặt chân những kẻ trộm cắp. Nay (tháng 9/2021) một thủ lĩnh Taliban vừa tiết lộ sẽ khôi phục lại các biện pháp này theo luật Hồi giáo.
Ấn Độ và Nga tin rằng các nhóm cực đoan người nước ngoài hoạt động từ Afghanistan gây ra mối đe dọa đối với khu vực Trung Á và Ấn Độ.
Lực lượng Hồi giáo Taliban đã kêu gọi người dân Afghanistan dừng các cuộc biểu tình.
Lãnh đạo phe kháng chiến chống Taliban khẳng định sẵn sàng chấm dứt ngay cuộc chiến và tiếp tục đàm phán với lực lượng Hồi giáo Taliban để đạt được nền hòa bình lâu dài.
CNN vừa xác nhận một nhóm phụ nữ Afghanistan vào hôm 4/9 đã xuống phố ở thủ đô Kabul để biểu tình đòi quyền bình đẳng và cơ hội cho họ tham gia chính quyền. Một số người trong số họ đã bị Taliban đánh đập.
Một vòng lặp mà không một ai muốn trải qua, Afghanistan chỉ muốn hoàn toàn quên đi những đau khổ trong quá khứ.
Rất đông người Afghanistan đang tập trung ở các khu vực biên giới nhằm tìm cách rời khỏi đất nước, trong bối cảnh lực lượng Hồi giáo Taliban đã giành quyền kiểm soát Afghanistan và cộng đồng quốc tế đang cân nhắc các giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhân đạo tại quốc gia Tây Nam Á này.
Đức đang nỗ lực mở lại cơ quan đại diện ngoại giao của nước này ở thủ đô Kabul của Afghanistan trong những điều kiện nhất định dù lực lượng Hồi giáo Taliban lên nắm quyền ở quốc gia Nam Á này.
Đức đang nỗ lực mở lại cơ quan đại diện ngoại giao của nước này tại thủ đô Taliban của Afghanistan ngay cả khi lực lượng Hồi giáo Taliban lên nắm quyền, trong điều kiện cho phép.
Hôm thứ Ba (31/8), Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật nhằm cung cấp viện trợ cho thường dân Mỹ trở về từ Afghanistan, trước khi gửi tới Nhà Trắng để Tổng thống Joe Biden ký thành luật trong ngày hôm qua, khi các nghị sĩ Cộng hòa chỉ trích chính quyền về cuộc rút lui hỗn loạn khỏi Kabul.
Hôm 31-8, AFP đưa tin quân đội Mỹ tuyên bố đã hoàn tất việc rút quân khỏi Afghanistan sau cuộc chiến kéo dài 20 năm - cuộc chiến bắt đầu và kết thúc với lực lượng Hồi giáo Taliban nắm quyền, bất chấp hàng tỷ USD đã chi ra để cố gắng tái thiết đất nước chìm trong xung đột.
Ngoại trưởng Antony Blinken ngày 30/8 cho biết cách tiếp cận của Mỹ sẽ thay đổi với một chính phủ mới tại Afghanistan sau khi Taliban lên nắm quyền.
Sau khi chính quyền Afghanistan thân Mỹ sụp đổ, tổ chức Hồi giáo Taliban nắm quyền gần như trên toàn quốc. Nhưng nhóm khủng bố IS-K cũng bắt đầu trỗi dậy và đã tiến hành đánh bom đẫm máu ở khu vực sân bay Kabul mới đây. Vậy IS-K là ai, có gốc gác như thế nào, và mang những đặc điểm gì?
Tổng thống Pháp tiết lộ, nước này và Anh sẽ đệ trình một nghị quyết lên cuộc họp khẩn của Liên Hợp Quốc đầu tuần sau nhằm đề xuất một vùng an toàn ở Kabul để bảo vệ những người đang cố gắng rời khỏi Afghanistan.
Giới chức Mỹ hôm qua (27/8) cho biết, các hoạt động sơ tán người dân khỏi Afghanistan đang bước vào giai đoạn cuối cùng bất chấp nguy cơ sẽ có thêm các cuộc tấn công khủng bố.
Mặc dù Pakistan tích cực hậu thuẫn cho lực lượng Hồi giáo Taliban ở Afghanistan, việc Taliban giành thắng lợi quân sự và lên nắm quyền cũng có thể tạo ra nhiều thách thức an ninh cho chính Pakistan.
Quốc hội Đức đã phê chuyển việc triển khai tối đa 600 binh sỹ của quân đội liên bang cho hoạt động sơ tán công dân Đức và người dân Afghanistan từng hỗ trợ Đức ở thủ đô Kabul của Afghanistan.
Lực lượng Hồi giáo Taliban đã cam kết sẽ cho phép người Afghanistan rời khỏi đất nước ngay cả sau khi quân đội Mỹ rút khỏi quốc gia Tây Nam Á theo kế hoạch vào ngày 31/8 tới. Đây là nội dung được tiết lộ sau cuộc đàm phán giữa đại diện chính phủ Đức với Taliban.
Tổ chức vũ trang Hồi giáo Taliban tại Afghanistan đã bổ nhiệm giáo sĩ Abdul Qayyum Zakir, người từng bị giam giữ tại nhà tù quân sự Guantanamo của Mỹ, làm quyền Bộ trưởng Quốc phòng.
Lực lượng Hồi giáo Taliban tại Afghanistan vừa bổ nhiệm Mullah Abdul Qayyum Zakir - một cựu tù nhân ở nhà tù khét tiếng Guantanamo, làm quyền Bộ trưởng Quốc phòng.
Nhóm chiến binh Hồi giáo Taliban cho biết sẽ không tiếp tục cho phép người Afghanistan rời nước này qua sân bay Kabul, đồng thời kêu gọi phương Tây không khuyến khích tầng lớp có học bỏ chạy.
Lực lượng Hồi giáo Taliban tại Afghanistan đã bổ nhiệm giáo sỹ Hồi giáo Abdul Qayyum Zakir, người từng bị giam giữ tại nhà tù quân sự Guantanamo của Mỹ, làm quyền 'Bộ trưởng Quốc phòng.'