Nơi giăng mắc những bâng khuâng

Lẩn thẩn? Nhưng đôi khi trong những thời khắc buồn nản, chống chếnh… tôi thường tìm đến Trung tâm Lưu trữ số III Cục Lưu trữ Quốc gia. Ở đó chưa hẳn có cô cháu Giám đốc Trần Việt Hoa dịu dàng ẩn nhẫn chu đáo như đội ngũ nhân viên của Trung tâm. Tại đây, tôi được hướng dẫn tiếp cận được với những tập Hồ sơ đã được giải mật.

Kết nối, trao tặng tư liệu, hiện vật là trách nhiệm

Cùng với việc khẩn trương xây dựng cụm công trình Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954 (tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời) để kịp hoàn thành trong dịp Kỷ niệm 70 năm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954 (vào tháng 11/2024), thì việc tìm kiếm, sưu tầm tư liệu, hiện vật liên quan sự kiện trên trưng bày ngay dịp lễ kỷ niệm, cũng được tiến hành gấp rút. Và Nhà giáo Ưu tú (NGƯT) Ðàm Thị Ngọc Thơ (nguyên Hiệu trưởng Trường Phổ thông Trung học Hồ Thị Kỷ, thị xã cà Mau) là học sinh miền Nam trong dòng người tập kết tại bến Sông Ðốc ngày ấy, cũng tích cực kết nối, thực hiện công việc hết sức ý nghĩa này.

Ban Liên lạc học sinh miền Nam trao đổi về đề án xây dựng Bảo tàng Tập kết

Tại TPHCM, Ban Liên lạc học sinh miền Nam (HSMN) Trung ương đã có cuộc gặp thân mật với một số cơ quan báo chí để trao đổi về đề án xây dựng Bảo tàng Tập kết tại thành phố Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa).

Xây dựng Bảo tàng tập kết tại Sầm Sơn thành điểm tham quan ý nghĩa

Đây là thông tin được nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho biết trong buổi họp mặt báo chí với Ban Liên lạc Học sinh miền Nam Trung ương vào chiều 12/5/2022 tại Văn phòng Chính phủ ở TP Hồ Chí Minh.

Chủ tịch nước: Mô hình trường học sinh miền Nam để lại nhiều bài học về đổi mới giáo dục

Theo Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, thành công từ mô hình Trường học sinh miền Nam để lại nhiều bài học về sự chăm lo, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục – đào tạo, chuẩn bị nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Cuộc dịch chuyển của những 'hạt giống đỏ'

Cụm từ 'Học sinh miền Nam trên đất Bắc' đã ghi dấu ấn đậm nét với nhiều thế hệ trẻ. Thế nhưng, để hiểu về lịch sử 'cuộc dịch chuyển' của học sinh miền Nam, có lẽ không phải ai cũng biết…

Kỷ niệm 65 năm Trường học sinh miền nam trên đất bắc

Ngày 8-12, tại Hà Nội, Ban Liên lạc học sinh miền nam (HSMN) T.Ư tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm Trường học sinh miền nam trên đất bắc (1954 - 2019) và 50 năm các thế hệ HSMN thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu ý kiến. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội; đại diện các bộ, ban, ngành và hơn ba nghìn đại biểu đại diện cho hơn 32 nghìn HSMN.

Nhiều cựu học sinh miền Nam trên đất Bắc đảm đương trọng trách quan trọng

Ngày 8-12, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ kỷ niệm 65 năm Trường học sinh miền Nam (HSMN) trên đất Bắc và 50 năm các thế hệ HSMN thực hiện di chúc của Bác Hồ.

Nhiều bài học kinh nghiệm từ mô hình trường học sinh miền Nam trên đất Bắc

Ngày 8-12, tại Hà Nội, Ban Liên lạc học sinh miền Nam (HSMN) trên đất Bắc và Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức kỷ niệm 65 năm các trường HSMN trên đất Bắc và 50 năm các thế hệ HSMN thực hiện di chúc của Bác Hồ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm 65 năm Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc

Ngày 8-12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự Lễ kỷ niệm 65 năm Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc và 50 năm các thế hệ học sinh miền Nam thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Gặp mặt, tri ân thầy cô giáo nhân 65 năm Trường học sinh miền Nam trên đất Bắc

Chiều 7-12, tại Hà Nội, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND thành phố Hà Nội và Ban Liên lạc học sinh miền Nam (HSMN) đã tổ chức gặp mặt tri ân thầy, cô nhân kỷ niệm 65 năm Trường HSMN trên đất Bắc.

Những học sinh miền Nam trưởng thành trong lực lượng Công an nhờ quan điểm 'trồng người'' của Bác Hồ

Ngay sau khi hiệp định Geneve được ký kết, cùng với việc đưa cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc, hơn ba vạn con em của cán bộ, bộ đội, gia đình cơ sở cách mạng miền Nam được Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đưa ra miền Bắc XHCN để nuôi dạy.

65 năm trường học sinh miền Nam trên đất Bắc: Vận dụng mô hình xưa vào giáo dục hiện nay

Đã 65 năm qua nhưng những bài học từ mô hình trường học sinh miền Nam đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà vẫn còn nguyên giá trị, và chúng ta cần vận dụng những ưu việt của mô hình này trong đổi mới giáo dục hiện nay, GS.TSKH.NGND Lê Du Phong - Phó Ban Liên lạc HSMN đã nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với PV báo Đại Đoàn Kết.

65 năm trường học sinh miền Nam trên đất Bắc

Sáng 2/12, Ban Liên lạc học sinh miền Nam (HSMN) Trung ương tổ chức họp báo về chương trình kỷ niệm 65 năm các trường HSMN trên đất Bắc.

Nhiều học sinh miền Nam trên đất Bắc là lãnh đạo cấp cao

Giai đoạn từ năm 1954 – 1975 là giai đoạn miền Bắc vô cùng khó khăn, vừa xây dựng và bảo vệ miền Bắc, lại vừa tập trung chi viện tối đa cho chiến trường miền Nam. Mặc dù vậy, Đảng, Chính phủ và Bác Hồ vẫn dành cho học sinh miền Nam những điều kiện tốt nhất về ăn ở, học tập.

Nghĩa tình học sinh miền Nam

Từng sinh sống, học tập trên đất Bắc, gần 1.200 học sinh miền Nam (HSMN) của Quảng Ngãi giờ tóc đã hoa râm, lên chức ông, bà. Thế hệ những 'hạt giống đỏ' ấy đã được đùm bọc, chở che của thầy cô, nhân dân miền Bắc ân tình...Năm 1954, ngay sau khi Hiệp định Genevơ được ký kết, hòa bình được lập lại ở miền Bắc, Bác Hồ và Trung ương Đảng đã chủ trương thành lập một hệ thống trường học sinh miền Nam trên đất Bắc. Đây là những trường dành riêng cho con em cán bộ, bộ đội, gia đình chính sách được các địa phương ở miền Nam chọn gửi ra miền Bắc học tập, chuẩn bị cho sự nghiệp cách mạng miền Nam và xây dựng đất nước sau này.Ân tình đất Bắc...Là một trong những HSMN ra Bắc học tập đợt cuối vào những năm 1972, ông Đinh Văn Quân- Phó Ban liên lạc HSMN Thái Bình tại Quảng Ngãi (Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh) chia sẻ: 'Năm 1971, lúc ấy tôi mới 13 tuổi, nhưng vẫn hòa vào những 'đoàn chim non' miền Nam lần lượt rời tổ ấm, vượt dãy Trường Sơn ra miền Bắc học tập. Hàng tháng trời, chúng tôi đối diện với bao hiểm nguy, những đợt sốt rét rừng... Và rồi hơn 3 tháng trời, chúng tôi cũng đến được Trường 4 Thái Bình'.