Không gian sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp nguồn nhân lực, những ý tưởng; chia sẻ và hỗ trợ cho các hoạt động cộng đồng trong sáng tạo văn hóa - nghệ thuật… Tại TPHCM, việc phát triển không gian sáng tạo không chỉ đáp ứng xu hướng đương đại, mà còn là nền tảng để thành phố hướng đến việc gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO.
Năm 2019, Hà Nội trở thành thành viên Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.
kinhtedothi - Bao nhiêu sự kiện, bấy nhiêu đổi thay kể từ độ Thủ đô ngàn năm văn hiến chính thức ghi danh trong Mạng lưới các TP sáng tạo của UNESCO (ngày 30/10/2019).
Thủ đô là thành phố có số lượng cư dân lớn thứ 2 cả nước nên việc có thể tìm được địa điểm xả stress thú vị, không quá đông đúc sẽ không hề dễ dàng.
Theo kiến trúc sư ĐOÀN KỲ THANH, để phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội, không chỉ dừng lại ở việc tổ chức sự kiện kỳ cuộc, mà cần hướng tới xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, thúc đẩy gặp gỡ, giao thoa, trao đổi, cộng hưởng giá trị và hoàn toàn có thể thu lợi ích về mặt kinh tế.
Các địa điểm như Ga Long Biên, Ga Hà Nội, Ga Gia Lâm vốn tưởng khô cứng nhưng được thí điểm kiến trúc và sắp đặt lại không gian, thổi hổn văn hóa trên từng khoang tàu.
Ngoài việc trải nghiệm, tham quan tại các điểm di tích, danh thắng, đến với các khu vui chơi cho trẻ em cũng là lựa chọn của nhiều gia đình, du khách khi đến Hà Nội.
Chỉ xét riêng tại Hà Nội, hiện nay, đã có nhiều khu tổ hợp giải trí mới được mở ra. Những không gian văn hóa - nghệ thuật này ngày càng được mở rộng, tạo sân chơi kết nối cho mọi lứa tuổi. Tất cả đều được đầu tư thiết kế độc đáo, thu hút lượng lớn người quan tâm.
Ngày hội sáng tạo Lego 2022 diễn ra tại Hà Nội, thu hút đông đảo người yêu thích lego ở nhiều lứa tuổi tham gia.
Với hơn 1.000 năm văn hiến, Hà Nội được đánh giá đủ điều kiện, thế mạnh trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Tuy nhiên, Hà Nội chưa phát huy hết tiềm năng của mình.
Được xây dựng trên nền móng một nhà máy cũ vào những năm 1940 – 1960, Complex 01 (Tây Sơn, Hà Nội) sau khi hoàn thiện và khai trương đã trở thành không gian sáng tạo, nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật, kết nối nghệ sĩ với giới trẻ.
Di dời các cơ sở sản xuất, biến nhà máy cũ thành không gian công cộng, không gian sáng tạo được coi là nhu cầu rất lớn với Hà Nội, song câu chuyện quy hoạch vẫn còn nhiều điều cần thảo luận thêm.
Theo thống kê, Hà Nội có khoảng 190 không gian sáng tạo (KGST), nhiều nhất cả nước. Đa số các KGST này do cá nhân lập ra, hoạt động đơn lẻ và thiếu bền vững. Vì vậy, việc quy hoạch, xây dựng một quần thể mạng lưới KGST kết nối với nhau, hỗ trợ nhau phát triển lâu dài có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Phát triển những mô hình không gian sáng tạo, tạo điểm nhấn đô thị, đang là xu hướng mà nhiều quốc gia trên thế giới hướng đến. Tại Việt Nam, số lượng các không gian sáng tạo vẫn còn khá 'khiêm tốn', chủ yếu tập trung tại các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… Theo đánh giá của các chuyên gia, không gian sáng tạo góp phần lan tỏa nghệ thuật, văn hóa đến công chúng. Đồng thời cũng thúc đẩy công nghiệp – dịch vụ văn hóa phát triển, tạo điểm nhấn bản sắc cho từng đô thị.
Không gian sáng tạo có tác dụng tiếp sức hoạt động của nghệ sĩ, đồng thời giúp công chúng thêm cơ hội tiếp cận nghệ thuật, trải nghiệm văn hóa. Từ góc độ kinh tế, không gian sáng tạo cũng góp phần thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển, và tạo thêm việc làm cho nhiều người. Tuy nhiên đến nay, việc phát triển không gian sáng tạo ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng cũng như quy mô trong đời sống thực tế. Nhiều không gian sáng tạo trong nước đang đứng trước nguy cơ 'sớm nở, tối tàn' vì thiếu vốn, hành lang pháp lý chưa bảo đảm...
Hà Nội phố của tôi chất chứa đầy năm tháng, phố hiện diện ở đây với linh hồn và sự trữ tình riêng. Phố giúp ước mơ tôi thành hiện thực, phố cho khát vọng tôi thành hình hài…
Thành phố Hà Nội vừa được UNESCO ghi danh vào mạng lưới Thành phố sáng tạo thế giới trong lĩnh vực thiết kế. Mạng lưới Thành phố sáng tạo của UNESCO vinh danh những đô thị lấy nguồn lực văn hóa, sáng tạo văn hóa làm nền tảng cho sự phát triển đô thị bền vững. Có bảy lĩnh vực sáng tạo được UNESCO lựa chọn gồm: Thủ công - nghệ thuật dân gian, nghệ thuật truyền thông nghe nhìn, điện ảnh, thiết kế sáng tạo, ẩm thực, văn học, âm nhạc. Ðến nay, có 246 thành phố được công nhận là Thành phố sáng tạo. Việc gia nhập mạng lưới Thành phố sáng tạo mở ra những cơ hội hợp tác với những thành phố năng động trên thế giới, cơ hội quảng bá thương hiệu, tạo động lực để Hà Nội sử dụng nguồn lực văn hóa phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị.
Hà Nội ứng cử tham gia mạng lưới thành phố sáng tạo là lựa chọn chiến lược để khẳng định quyết tâm của chính quyền TP trong kỷ nguyên mới. Dẫu vậy đến nay, số điểm không gian sáng tạo mới chỉ là một phần nhỏ so với tiềm năng phát triển của Thủ đô.
Mỗi cá nhân can dự vào nhịp sống đô thị này cần có trách nhiệm làm đẹp, giữ gìn bản sắc cho thành phố.