Nâng cao uy tín ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam

Chiều 23-12, tại Hà Nội, Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) và Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án 'Hỗ trợ quá trình VPA tại Việt Nam: Hướng đến các chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp giữa các quốc gia tham gia Hiệp định VPA'.

Xúc tiến mở cửa thị trường nông sản Việt tại Vương quốc Anh

Bên cạnh việc đề nghị hỗ trợ vốn, công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng đề nghị phía Anh mở cửa thị trường 4 loại nông sản chính.

Việt Nam thiếu chiến lược quốc gia cho quế dù sản lượng đứng thứ 3 thế giới

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, diện tích trồng quế của Việt Nam đang tăng rất nhanh, dự kiến giá trị xuất khẩu 2022 sẽ đạt 276 triệu USD, nhưng việc trồng chủ yếu là tự phát, không theo quy hoạch ảnh hưởng đến khả năng phát triển bền vững.

Đàm phán VPA/FLEGT: Cuộc đấu trí gay cấn

Hiệp định VPA/FLEGT đã trở thành một trong những nội dung cam kết trong Chương 13: Thương mại và phát triển bền vững của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Đây cũng chính là công cụ giúp Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế về quản lý rừng bền vững, thực hiện cam kết COP 26 'đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050...

Thúc đẩy chuỗi giá trị gỗ hợp pháp và bền vững tại Việt Nam

Để đạt được mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lên 25 tỷ USD vào năm 2030, ngành Lâm nghiệp Việt Nam cần xây dựng và vận hành Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam phù hợp với các cam kết và thỏa thuận quốc tế qua đó đảm bảo rằng 100% nguyên liệu gỗ sử dụng trong toàn bộ các chuỗi giá trị là hợp pháp…

Diễn đàn Chuỗi giá trị gỗ hợp pháp và bền vững tại Việt Nam

Sáng 28-10, tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp cùng Nhóm nòng cốt thực thi đa bên về Hiệp định VPA/FLEGT tổ chức Diễn đàn 'Chuỗi giá trị gỗ hợp pháp và bền vững tại Việt Nam'.

Ứng dụng công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu gỗ

Việc ứng dụng công nghệ thông tin có thể hỗ trợ, giải quyết được những vướng mắc của chuỗi cung ứng, đưa nguồn gỗ rừng trồng hợp pháp đến được với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu.

Triển khai chính sách, xúc tiến đầu tư, phát triển lâm nghiệp bền vững

Ngày 9-6, tại TP Sầm Sơn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa phối hợp với Hợp phần Quản lý rừng bền vững thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do USAID tài trợ đã tổ chức Hội nghị triển khai chính sách, xúc tiến đầu tư, phát triển lâm nghiệp bền vững và sơ kết 10 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh.

Giảm thiểu rủi ro trong nhập khẩu gỗ

Nhằm kiểm soát tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu, nhiều cơ chế, chính sách kiểm soát rủi ro đối với gỗ nguyên liệu nhập khẩu đã được ban hành, trong đó có Nghị định 102/2020-NĐ-CP của Chính phủ quy định về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (Nghị định 102) cùng các quyết định đi kèm đưa ra các tiêu chí xác định gỗ rủi ro nhập khẩu từ đó đưa ra các cơ chế hạn chế rủi ro. Qua gần hai năm triển khai thực hiện Nghị định 102 trên địa bàn tỉnh, bên cạnh những kết quả tích cực, vẫn còn những khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

Cú lội ngược dòng của ngành gỗ

Giá trị xuất khẩu lâm sản năm 2021 đạt khoảng 15,87 tỷ USD, một con số kỷ lục trong bối cảnh dịch bệnh. Song để phát triển bền vững, ngành gỗ đừng 'ngủ quên trên vòng nguyệt quế' mà cần giải quyết tốt bài toán về nguồn nguyên liệu, năng lực chế biến...

Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 4 tháng đầu năm 2022 đạt gần 5,5 tỷ USD

Ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 4 tháng đầu năm 2022 đạt 5,48 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2021. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc là 3 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam.

Giảm thiểu rủi ro trong nhập khẩu gỗ

Nhiều cơ chế, chính sách kiểm soát rủi ro đối với gỗ nguyên liệu nhập khẩu (NK) đã được ban hành, tuy nhiên, việc thực hiện các văn bản, chính sách này đang gặp không ít khó khăn.

4 thách thức của ngành chế biến và xuất khẩu gỗ

Ngành chế biến và xuất khẩu gỗ được xem là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2020. Tuy nhiên, ngành hàng cũng đang tồn tại nhiều thách thức từ khách quan đến chủ quan.

Sức bật 'tỷ đô' của ngành công nghiệp gỗ

Các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới có mức độ cam kết cao giúp doanh nghiệp gỗ Việt tiệm cận vị trí 'mắt xích' quan trọng trong các chuỗi giá trị sản phẩm gỗ toàn cầu...

Thúc đẩy gỗ hợp pháp trong ngành cao su hướng đến xuất khẩu bền vững

Việc tuân thủ hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS) sẽ có tác động lớn đến ngành cao su, đặc biệt là giúp ngành cao su hướng đến xuất khẩu bền vững trong tình hình mới.

Thúc đẩy gỗ hợp pháp trong ngành cao su

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) việc tuân thủ hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp sẽ có tác động lớn đến ngành cao su, đặc biệt là cao su tiểu điền, khi diện tích rừng trồng cao su đạt hơn 941.000 ha, trong đó có 479.600 ha từ các hộ tiểu điền, chiếm 51% tổng diện tích cao su cả nước.

Tuân thủ hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp trong ngành cao su

Ngày 11/11, tại Tp.Hồ Chí Minh, Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) đã khởi động dự án 'Thúc đẩy sự tuân thủ hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS) trong ngành cao su Việt Nam'.

Gỗ Việt rộng đường vào EU

Sau 2 năm chuẩn bị, Chính phủ vừa ban hành quy định về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam, trên cơ sở Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và EU về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT, đã có hiệu lực từ năm 2019). Như vậy cùng với EVFTA, đây được xem là 2 yếu tố quan trọng giúp gỗ Việt rộng cửa vào thị trường EU.

Đã có quy định gỗ hợp pháp, gỗ Việt 'thẳng tiến' vào EU

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam. Cùng với việc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực (từ 1/8/2020), đây sẽ là yếu tố kết hợp giúp tăng tốc xuất khẩu gỗ vào thị trường EU thời gian tới.

Cập nhật kịch bản tăng trưởng ngành nông nghiệp

Bộ NN&PTNT cho biết, trước những thách thức do đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến sản xuất, xuất nhập khẩu, tiêu thụ trong nước và diễn biến thời tiết, dịch bệnh khó lường, toàn ngành sẽ phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2020 đạt khoảng 41 tỷ USD.