Văn hóa doanh nghiệp được coi như yếu tố then chốt tạo ra một môi trường làm việc tích cực, tăng năng suất và khả năng sáng tạo của nhân viên, xây dựng niềm tin và thân thiện với khách hàng. Từ đó tăng cường giá trị thương hiệu và đạt được sự thành công trong kinh doanh.
Phát triển hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, ưu đãi về thuế, chuyển đổi số, nâng hạng chỉ số về môi trường kinh doanh... là những giải pháp trọng tâm Hà Nội đã và đang thực hiện để môi trường đầu tư hấp dẫn hơn.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) 7 tháng đầu năm, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt gần 16,24 tỷ USD; tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2022. Vốn giải ngân cũng tăng 0,8% so cùng kỳ. Dấu hiệu của phục hồi trong việc thu hút vốn ngoại đã hiện hữu.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Đồng Nai thu hút 77 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong đó có 33 dự án đầu tư mới và 44 dự án tăng vốn, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước.
Chiều 23/6 diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc năm 2023 đã được tổ chức với sự tham gia của lãnh đạo các tập đoàn kinh tế hàng đầu Hàn Quốc như: Tập đoàn điện tử Samsung, Tập đoàn Doosan Enerbility, Tập đoàn Boston Counsulting Group (BCG), Ngân hàng Shinhan… Sự xuất hiện của các tỷ phú hàng đầu Hàn Quốc đã mang tới kỳ vọng mới về việc thúc đẩy hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc.
kinhtedothi - Trong quý I/2023, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm 38,8% so với cùng kỳ năm trước và 4 tháng giảm 18%. FDI vào Việt Nam sụt giảm lại một lần nữa trở thành vấn đề 'nóng' được đề cập.
Là những nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp (DN) tiên phong trong hội nhập và luôn có độ mở cao, các DN Việt Nam và Hàn Quốc cũng đang phải đối diện với những áp lực to lớn của một thế giới biến đổi khó lường, vấn đề phòng ngừa, khắc phục rủi ro pháp lý được các DN đặc biệt quan tâm…
Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), kiềm chế giá xăng trong nước không để gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế, Chính phủ đã có nhiều biện pháp cắt giảm các loại thuế đối với xăng dầu, gồm thuế bảo vệ môi trường, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
Lo ngại về tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu, các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam kiến nghị, cân nhắc các biện pháp khuyến khích đầu tư mới như: tăng cơ chế hỗ trợ những ngành nghề đặc thù, đơn giản thủ tục hành chính, nghiên cứu giảm chi phí…
Tháng 10-2021, Việt Nam cùng với hơn 135 quốc gia khác tham gia Công ước đa phương, về thực hiện các biện pháp liên quan đến Hiệp định nhằm ngăn ngừa xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển dịch lợi nhuận (MLI). Khởi xướng bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), quy tắc thuế mới này là cột mốc quan trọng cho sự phối hợp thực thi thuế giữa các quốc gia.
Kỳ 3: Tận dụng tối đa các dư địa
Sau 25 năm 'Trải chiếu hoa' mời gọi, với dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) 'chảy' mạnh vào Bình Dương, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Lũy kế đến nay, Bình Dương đứng thứ 2 cả nước về thu hút vốn FDI với hơn hơn 4.040 dự án, tổng vốn 39,4 tỷ đô la Mỹ. Hiện có 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Bình Dương, trong đó có những nhà đầu tư lâu dài, mạnh về vốn và công nghệ đến từ Singapore, Hàn Quốc…
Nhằm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc, nhằm tạo bước chuyển mạnh mẽ trong quan hệ giữa tỉnh Bắc Giang với các đối tác Hàn Quốc thời gian tới, ngày 7/4, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức 'Hội nghị gặp mặt các tổ chức, doanh nghiệp, doanh nhân Hàn Quốc'.
Theo Thủ tướng, Việt Nam đang tập trung cho ba khâu đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực.
Cộng đồng doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đã kiến nghị hàng loạt giải pháp nhằm giúp Việt Nam phục hồi phát triển kinh tế. Trong đó, đề nghị có thêm chính sách hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp, bỏ các rào cản về thuế.
Bất chấp những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, từ đầu năm 2022 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài nói chung và Hàn Quốc nói riêng vẫn tiếp tục mở rộng đầu tư ở nhiều địa phương tại Việt Nam. Đáng nói, tỉ lệ gia tăng đầu tư của các nhà đầu tư Hàn Quốc tăng dần theo từng năm, giống như cách mà Samsung đã đầu tư vào Việt Nam 15 năm qua.
Bình Dương đang quyết tâm trong khôi phục và phát triển kinh tế sau dịch bệnh Covid-19 với các giải pháp căn cơ trong việc đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để thúc đẩy tăng trưởng. Để chủ động đón các nhà đầu tư lớn, trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2022, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Giải pháp cấp bách là đẩy nhanh lộ trình mở cửa trở lại nền kinh tế nhưng phải an toàn để doanh nghiệp nhanh chóng khôi phục sản xuất - kinh doanh
Hiện nay, cả nước có gần 350 khu công nghiệp (KCN), trong đó gần 280 KCN đã đi vào hoạt động. Các KCN đóng góp khá lớn cho GDP của Việt Nam, nhưng đến nay vẫn chưa có Luật KCN. Vì vậy, Đồng Nai cũng như nhiều tỉnh, thành khác có công nghiệp phát triển đều mong sớm có Luật KCN để vận hành tốt hơn.
Để tạo ra cú hích cho KTTN phát triển cần có những DN 'đại bàng' (tập đoàn KTTN lớn) đóng vai trò đột phá, dẫn dắt và tạo ra các chuỗi giá trị.
Ngày 25-12-2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Theo đó, Đồng Nai sẽ có thêm 3 KCN là Long Đức 3, Bàu Cạn - Tân Hiệp (H.Long Thành), Xuân Quế - Sông Nhạn (H.Cẩm Mỹ).
Hiện nay, giá thuê đất tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh đều tăng khoảng 20% so với đầu năm 2019. Nguyên nhân là do diện tích đất để cho thuê trong các KCN còn rất ít, trong khi nhu cầu nhiều nên các công ty hạ tầng đã tăng giá.
Chương trình đào tạo kép trường và doanh nghiệp mới tạo nguồn lực bền vững, đúng nhu cầu doanh nghiệp cần và chương trình trường thiết kế.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và các tổ chức quốc tế của Hàn Quốc tại Việt Nam (KCCI, KOTRA) vừa tổ chức Hội thảo Xúc tiến đầu tư các DN Hàn Quốc năm 2020 với chủ đề 'Vĩnh Phúc điểm đến tiềm năng và an toàn' với sự tham gia 400 doanh nghiệp (DN).
Nếu được miễn nộp kinh phí công đoàn, doanh nghiệp sẽ có ngay một khoản tiền để cố gắng giữ công việc, thu nhập cho người lao động đang gặp khó khăn vì dịch COVID-19.
Trong đợt dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Đồng Nai vẫn duy trì được sản xuất ổn định là do đã chuyển giao công nghệ sản xuất, công tác quản lý cho người Việt và chỉ điều hành từ xa.
Trong công văn 06102020/HHDN, các Hiệp hội kiến nghị giảm kinh phí công đoàn xuống còn tối đa 1% quỹ tiền lương.