Nhật Bản vừa tuyên bố loại bỏ Hàn Quốc ra khỏi danh sách các nước được hưởng ưu đãi trong quá trình xuất khẩu, làm gia tăng tranh chấp thương mại giữa hai nước và đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu đối với mặt hàng smartphone và trang thiết bị điện tử.
Các nhà quan sát thị trường cho rằng tình hình bất ổn sẽ tiếp diễn do hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản đối với Hàn Quốc.
Căng thẳng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản gia tăng sau khi Chính phủ Nhật Bản ngày 4/7 bắt đầu siết chặt các quy định xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Những căng thẳng về thương mại gần đây giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã khiến nhiều công ty Hàn Quốc rơi vào trạng thái ''lâm nguy''. Các công ty này đang tính đến những tình huống xấu nhất để kịp thời ứng phó với vấn đề hạn chế nhập khẩu từ Nhật Bản.
WTO đã bắt đầu tiến hành cuộc họp trong 2 ngày 23-24/7 để thảo luận về việc Nhật Bản áp dụng các hạn chế đối với hoạt động xuất khẩu nguyên liệu công nghệ cao sang thị trường Hàn Quốc.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in gọi tình thế hiện tại là 'tình trạng khẩn cấp, chưa có tiền lệ', và kêu gọi lãnh đạo các công ty hàng đầu nước này chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng kéo dài.
Quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã rơi xuống đáy trong vài tuần qua trong lúc Mỹ và Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn căng thẳng thương mại khiến các nhà kinh tế lo ngại về sự xáo trộn trong hệ thống chuỗi cung ứng công nghệ, tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu.
Ngày 17/7, Đài truyền hình NHK (Nhật Bản) đưa tin Phó Chánh văn phòng Nội các nước này, ông Yasutoshi Nishimura, đã chỉ trích Hàn Quốc vì không chấp thuận đề xuất của Tokyo thành lập một ủy ban trọng tài nhằm giải quyết tranh cãi về vấn đề lao động thời chiến.
Nhật Bản sẽ cử một quan chức cấp cao chính phủ tham dự cuộc họp Đại Hội đồng WTO vào tuần tới để nhấn mạnh tính hợp pháp của quy định hạn chế xuất khẩu một số nguyên liệu công nghệ cao sang Hàn Quốc.
Dù hai đồng minh thân cận là Nhật Bản và Hàn Quốc nguy cơ rơi vào cuộc chiến thương mại nhưng Mỹ có vẻ như không muốn làm trung gian hòa giải.
Nhật Bản ngày 16/7 cho rằng chỉ trích của Hàn Quốc về việc Tokyo siết chặt quy chế xuất khẩu một số sản phẩm công nghệ cao là 'không có cơ sở', đồng thời khẳng định biện pháp này không liên quan đến tranh cãi về lao động thời chiến.
Ngày 13/7, căng thẳng Nhật-Hàn đã leo thang khi Tokyo cáo buộc Seoul đưa ra thông tin sai lệch sau cuộc đàm phán về việc Nhật Bản hạn chế xuất khẩu nguyên liệu công nghệ cao sang Hàn Quốc cách đây một ngày.
Hôm 12-7, Reuters đưa tin Nhật Bản và Hàn Quốc đã thất bại trong việc dàn xếp xung đột thương mại, có thể đe dọa đến chuỗi cung ứng toàn cầu sản xuất vi chip và màn hình điện thoại thông minh.
Việc Nhật Bản hạn chế xuất khẩu một số vật liệu công nghệ cao sang Hàn Quốc càng khoét sâu thêm cuộc tranh cãi kéo dài nhiều thập kỷ giữa hai nước về vấn đề lao động cưỡng bức trong thời chiến. Tình cảnh này khiến khó hai bên khó thỏa hiệp hơn, đặc biệt là khi các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc đang cần sự ủng hộ chính trị trong nước của họ.
Nga đề nghị cung cấp cho Hàn Quốc loại nguyên liệu chính dùng để sản xuất chip bán dẫn, sau khi Nhật Bản cấm xuất khẩu sản phẩm này sang Hàn Quốc.
Nhật Bản đã tái khẳng định rằng nước này không có ý định bãi bỏ hạn chế xuất khẩu nguyên liệu công nghệ cao sang Hàn Quốc.
Ngày 12/7, Hàn Quốc đã đề xuất Liên hợp quốc hoặc một tổ chức quốc tế khác tiến hành điều tra chính thức về cáo buộc của Nhật Bản rằng Seoul đã lơ là quản lý các nguyên vật liệu chiến lược.
Nhật Bản và Hàn Quốc cho biết sẵn sàng gặp mặt sau khi Tokyo siết chặt xuất khẩu các mặt hàng quan trọng sang nước láng giềng, song lại không có nhiều động cơ chính trị để nhượng bộ trong vụ tranh cãi tồi tệ nhất nhiều thập kỷ qua.
Ngày 11/7, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Washington sẽ làm 'tất cả những gì có thể' để tăng cường quan hệ với Hàn Quốc, Nhật Bản cũng như quan hệ giữa 3 nước.
Hôm nay (12-7), đoàn đàm phán cấp cao của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ gặp mặt trực tiếp để giải quyết các tranh cãi thương mại, vốn bắt đầu từ những vấn đề tồn đọng từ quá khứ, nhưng được cho là có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu trong tương lai.
Theo Reuters và Yonhap, ngày 11-7, Hàn Quốc cho biết, Bộ Thương mại nước này sẽ tổ chức một cuộc đàm phán cấp chuyên viên với các đối tác Nhật Bản vào hôm nay (12-7) tại Tokyo, nhằm thúc đẩy tháo gỡ các hạn chế thương mại mới nhất của Tokyo đối với Seoul.
Nhật Bản và Hàn Quốc đang tiến gần hơn tới 'miệng hố' của một cuộc chiến tranh thương mại khi căng thẳng thương mại xuất phát từ nguyên nhân ngoại giao ngày càng gia tăng.
Cuộc họp ở cấp chuyên viên về tranh cãi xuất nhập khẩu Nhật - Hàn sẽ được tổ chức vào ngày 12/7 tại Tokyo.
Căng thẳng thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục leo thang có thể ảnh hưởng đến kinh tế và tình hình phát triển công nghệ của cả hai nước.
Viễn cảnh hai đồng minh Đông Bắc Á của Mỹ đối đầu nhau sẽ là một lợi thế cả về chính trị lẫn kinh tế cho Trung Quốc.
Các nhà phân tích nhận định leo thang trong chiến tranh thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc có thể là tin vui đối với Trung Quốc cả về kinh tế và ngoại giao.
Do lo ngại về những căng thẳng trong cuộc chiến thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, Apple đang xem xét hợp tác với nhà cung cấp màn hình OLED BOE Technology đến từ Trung Quốc.
Tối 10/7, Ngoại trưởng hai nước Hàn Quốc và Mỹ đã có cuộc điện đàm, thảo luận về diễn biến mới nhất trong căng thẳng quan hệ thương mại giữa Seoul và Tokyo, cũng như hoạt động ngoại giao để thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Chính phủ Hàn Quốc hôm 10/7 phản ứng một cách giận dữ khi bác bỏ cáo buộc của phía Nhật Bản cho rằng họ làm ngơ trước hoạt động chuyển giao công nghệ nhạy cảm cho phía Triều Tiên, đi ngược lại các lệnh trừng phạt của LHQ. Phản ứng được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng Nhật-Hàn gia tăng.
Tổng thống Moon Jae-in khuyến cáo động thái hạn chế xuất khẩu hóa chất dùng sản xuất hàng công nghệ của Nhật Bản có thể kéo dài bất chấp nỗ lực ngoại giao từ Hàn Quốc.
Căng thẳng giữa hai nước gia tăng sau khi Chính phủ Nhật Bản ngày 4/7 bắt đầu siết chặt các quy định xuất khẩu sang Hàn Quốc 3 loại vật liệu công nghệ cao.
Căng thẳng thương mại leo thang giữa Nhật Bản và Hàn Quốc có thể là một 'tin tốt' cho Trung Quốc, cả trên khía cạnh kinh tế lẫn ngoại giao.
Nhật Bản hôm 9.7 đã phủ nhận áp đặt cấm vận thương mại với Hàn Quốc, sau một cuộc tranh chấp ngoại giao phức tạp giữa hai bên nổ ra liên quan đến vấn đề lao động cưỡng bức trong Thế chiến 2, mà có thể làm gián đoạn nguồn cung chip và điện thoại thông minh toàn cầu.
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc liên quan việc Tokyo hạn chế xuất khẩu sang nước láng giềng, ngày 10/7, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hối thúc Nhật Bản không để tình hình đi đến 'đường cùng'.
Nhiều chuyên gia thuộc SCMP nhận định, sự leo thang 'thương chiến' giữa Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ là dấu hiệu tốt đối với Trung Quốc, cả về mặt kinh tế lẫn chính trị.
Khước từ lời kêu gọi của Hàn Quốc bãi bỏ những hạn chế đối với một số mặt hàng xuất khẩu công nghệ cao, Nhật Bản cũng đang xem xét siết chặt các hạn chế xuất khẩu công cụ máy móc và nguyên liệu cao cấp vào giữa tháng 8
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga khẳng định nước này chưa có ý định dừng kiểm soát hoạt động xuất khẩu đối với một số nguyên liệu quan trọng sang Hàn Quốc.