Paris , London và Berlin ngày 30/11 đã hoan nghênh 6 nước châu Âu tham gia cơ chế trao đổi thương mại INSTEX, vốn được thiết kế để tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với hoạt động trao đổi thương mại với Iran thông qua việc không dùng đồng USD.
Thông cáo chung của ba nước nêu rõ: 'Sự bổ sung của 6 thành viên 'sẽ tăng cường INSTEX và chứng minh các nỗ lực của châu Âu trong việc thuận tiện hóa thương mại hợp pháp giữa châu Âu và Iran.'
Phần Lan, Bỉ, Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy và Thụy Điển nhấn mạnh rất coi trọng việc duy trì và thực hiện đầy đủ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và các cường quốc.
Chủ tịch Ủy ban Chính sách đối ngoại và An ninh quốc gia thuộc Quốc hội Iran M.Zonnour cho biết, các bên châu Âu tham gia ký thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran có kế hoạch chi 15 tỷ USD để tài trợ cho Công cụ hỗ trợ trao đổi thương mại (INSTEX) với Tehran. Ðây được cho là nỗ lực của châu Âu nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran bên bờ sụp đổ.
Vào hôm 9-11, người phát ngôn Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI) Behrouz Kamalvandi cho biết, nước này đã nâng lượng uranium làm giàu lên mức 5%.
Tính đến tháng 10-2019, cơ chế hỗ trợ trao đổi thương mại (INSTEX) đã có tổng cộng 11 thành viên là các quốc gia châu Âu. Đây là cơ chế do Anh, Đức và Pháp khởi xướng nhằm giúp Tehran 'lách' các lệnh trừng phạt từ Washington, đồng thời thuyết phục Tehran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 giữa Tehran và nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức).
Hãng thông tấn Tasnim của Iran ngày 15-9 dẫn lời Chủ tịch Ủy ban Chính sách đối ngoại và An ninh quốc gia thuộc Quốc hội Iran M.Zonnour cho biết, ba cường quốc châu Âu tham gia ký kết thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran, là Anh, Pháp và Ðức, sau các cuộc trao đổi với nước Cộng hòa Hồi giáo, đã nhất trí tài trợ 15 tỷ USD cho cơ chế Công cụ hỗ trợ trao đổi thương mại (INSTEX), mà châu Âu thiết lập nhằm giúp Iran bảo đảm giao thương và 'né' các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Iran thông báo các nước châu Âu ký thỏa thuận hạt nhân có kế hoạch chi 15 tỷ USD giúp Iran chống đỡ lệnh trừng phạt của Mỹ và tái tuân thủ đầy đủ trở lại văn kiện lịch sử kí năm 2015.
Ba cường quốc châu Âu gồm Anh, Pháp và Đức đã nhất trí tài trợ 15 tỷ USD cho Công cụ hỗ trợ trao đổi thương mại (INSTEX) với Iran nhằm giúp Tehran 'né' các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Theo nhận định của giới chuyên gia, khi thỏa thuận JCPOA đổ vỡ, khó có gì ràng buộc Iran trong vấn đề sở hữu vũ khí hạt nhân.
Sự chia rẽ xuyên Đại Tây Dương hiện nay trong vấn đề Iran có thể dẫn tới một kỷ nguyên mới bất ổn hơn trong nền chính trị toàn cầu.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran M.Zarif vừa kết thúc chuyến thăm bốn nước gồm: Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy và Pháp nhằm thúc đẩy nỗ lực ngoại giao để giảm tác động tiêu cực từ các lệnh trừng phạt của Mỹ. Iran muốn tìm kiếm sự ủng hộ của châu Âu để tháo gỡ những khó khăn kinh tế hiện nay, cũng như giảm sức ép từ Mỹ, trong bối cảnh Pháp đang đưa ra một kế hoạch nhằm xoa dịu căng thẳng leo thang ở vùng Vịnh.
Dù Mỹ và Iran đều trong tình trạng thù địch nhiều thập niên qua nhưng hiếm khi quan hệ giữa hai nước lại căng thẳng nghiêm trọng như hiện tại.
Trong nỗ lực giải tỏa áp lực từ các lệnh trừng phạt của Mỹ, Iran hối thúc châu Âu thực hiện cam kết bảo đảm lợi ích của Tehran, giúp khôi phục hợp tác trong những lĩnh vực 'sống còn' của nền kinh tế quốc gia Hồi giáo là ngân hàng và công nghiệp dầu mỏ. Tuy nhiên, đây là yêu cầu khó đối với châu Âu, khi các cường quốc khu vực đối mặt tình thế 'đứng giữa hai dòng nước' trong quan hệ với Mỹ và Iran.
Ngày 5-8, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif cho biết, yêu cầu tối thiểu của Iran về lượng dầu xuất khẩu theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015 là 2,8 triệu thùng/ngày.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif ngày 5/8 cho biết mức yêu cầu tối thiểu của Iran về lượng dầu xuất khẩu theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015 là 2,8 triệu thùng/ngày.
Sáng kiến do Anh đề xuất về một liên minh hải quân tại Eo biển Hormuz không chỉ khiến Iran lo lắng mà còn cả châu Âu. Liệu Pháp, Đức và Bỉ có thể tìm ra một giải pháp ngoại giao khác thay cho kế hoạch đầy khiêu khích của Anh và Mỹ?
Một bài bình luận gần đây trên tờ Asiatimes.com cho rằng, cách thể hiện của EU trong việc xoa dịu cuộc khủng hoảng giữa Mỹ và Iran là một màn trình diễn lúng túng về ngoại giao. Tuy nhiên, bế tắc giữa Mỹ và Iran càng kéo dài, sự tham gia của châu Âu càng trở nên quan trọng, giúp tránh đổ máu nhiều hơn ở Trung Đông.
Căng thẳng giữa Iran và Anh liên quan tới việc bắt giữ các tàu chở dầu của nhau chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. London muốn tìm kiếm sự ủng hộ của Brussels trong hồ sơ này nhưng EU đang rất cẩn trọng vì châu Âu rất muốn Tehran duy trì thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015.
Iran cùng các cường quốc còn lại trong thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 tái khẳng định sự cần thiết của việc duy trì văn kiện lịch sử này, đồng thời vạch ra những bước đi đầu tiên nhằm ngăn thỏa thuận sụp đổ sau sự rút đi của Mỹ.
Reuters đưa tin ngày 28/7, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi cho rằng cuộc họp khẩn với đại diện các nước thành viên còn lại của Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA- tên gọi chính thức của thỏa thuận hạt nhân Iran) 'mang tính xây dựng.'
Thứ trưởng Ngoại giao Iran khẳng định Tehran sẽ tiếp tục giảm bớt các cam kết của mình trong thỏa thuận hạt nhân cho tới khi nào lợi ích của nước này được bảo đảm.
Các vụ bắt giữ tàu chở dầu của nhau giữa Anh và Iran đang đẩy nước Anh vào một tình thế 'tiến thoái lưỡng nan' với không nhiều lựa chọn tốt.
Việc Iran thông báo dự trữ u-ra-ni được làm giàu ở cấp độ thấp của nước này đã vượt ngưỡng cho phép theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Tehran với các cường quốc đã gây lo ngại cho các nước châu Âu. Ðộng thái này xuất hiện sau khi châu Âu không thể thực hiện các cam kết theo thỏa thuận. Cơ chế thương mại của châu Âu đưa ra nhằm giúp Iran 'né' lệnh trừng phạt của Mỹ chưa phát huy hiệu quả.
Nga cho biết họ có thể tham gia một hệ thống thanh toán của Liên minh châu Âu EU để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran nếu được hệ thống này mở rộng thanh toán cả dầu mỏ.
Thủ tướng Theresa May cho rằng thỏa hiệp vẫn là cách tốt nhất để có được kết quả mà tất cả các bên vẫn luôn tìm kiếm là cùng nhằm ngăn chặn Iran có được vũ khí hạt nhân.
Thủ tướng Theresa May cho rằng thỏa hiệp vẫn là cách tốt nhất để có được kết quả mà tất cả các bên vẫn luôn tìm kiếm là cùng nhằm ngăn chặn Iran có được vũ khí hạt nhân.
EU quyết định chấp nhận mạo hiểm, thậm chí là 'đặt cược' quan hệ với Mỹ nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân lịch sử ký năm 2015 với Iran.
Iran vượt ngưỡng cấp độ làm giàu urani có mức độ khiêu khích hơn nhiều so với việc phá vỡ giới hạn trữ lượng lần đầu tiên và nguy cơ về việc phổ biến hạt nhân.
Iran sẵn sàng đối thoại với Mỹ nếu các lệnh trừng phạt nhằm vào Tehran được dỡ bỏ. Phát biểu trên được Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đưa ra trong bối cảnh quan hệ với Mỹ đang căng thẳng…
Iran kêu gọi châu Âu cứu vãn thỏa thuận hạt nhân năm 2015 bằng cách áp dụng các biện pháp hiệu quả hơn giúp Tehran chống lại lệnh trừng phạt của Mỹ.
Ngày 15/7, chính quyền Iran cảnh báo nước này có thể chấm dứt hoàn toàn việc tuân thủ thỏa thuận hạt nhân đa phương ký năm 2015 với các cường quốc quốc tế.
Ngày 15/7, iran hối thúc các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) tham gia thỏa thuận hạt nhân năm 2015, còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), đưa ra những quyết định 'thiết thực, hiệu quả và có trách nhiệm' nhằm cứu vãn thỏa thuận mang tính bước ngoặt này.
Cuộc khủng hoảng quanh thỏa thuận hạt nhân Iran vẫn chưa hề có dấu hiệu giảm nhiệt, nhất là sau khi Tehran khẳng định, cấp độ làm giàu uranium của họ đã vượt mức 4,5% vào ngày 8-7, vượt xa mức cho phép đề ra trong Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), còn gọi là thỏa thuận hạt nhân mà Iran ký với các nước P5+1 năm 2015.
Ngày 9/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa cảnh báo Iran về việc nước cộng hòa Hồi giáo này vượt quá giới hạn làm giàu uranium cho phép.
Đại diện thường trực của Nga tại Liên minh châu Âu (EU) Vladimir Chizhov cho biết, Moscow sẽ phớt lờ những lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt với Iran và tiếp tục giao thương với quốc gia Trung Đông mà không tạo ra bất kỳ cơ chế đặc biệt nào.
Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn đàm phán, nhưng Iran không quan tâm.
Hôm 7-7, Iran tuyên bố sớm tăng cường làm giàu uranium trên mức giới hạn mà thỏa thuận hạt nhân được nước này và nhóm P5+1 ký kết năm 2015 đã đề ra.
Iran hôm nay (8/7) bắt đầu làm giàu uranium ở cấp độ cao, vượt mức 3,67% - tức vượt ngưỡng cần thiết để sản xuất năng lượng dân sự.
Ngoại trưởng Pompeo cảnh báo Iran sẽ 'bị cô lập và trừng phạt thêm' sau khi Tehran tuyên bố sẽ làm giàu uranium vượt mức cho phép trong JCPOA.
Theo Reuters, Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Iran Abbas Araghchi tuyên bố từ ngày 8-7, nước này sẽ tăng mức làm giàu uranium vượt ngưỡng 3,67% - mức giới hạn cho phép của thỏa thuận hạt nhân, để đạt 5% là mức cần thiết để vận hành nhà máy điện hạt nhân. Quyết định trên cho thấy phía Iran tiếp tục cắt giảm cam kết trong thỏa thuận hạt nhân lịch sử ký vào năm 2015.