Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Cục Quản lý dược phẩm (TGA) của Australia đã hủy đăng ký và yêu cầu thu hồi 55 sản phẩm thuốc ho có chứa chất pholcodine do lo ngại nguy cơ gây dị ứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của người sử dụng.
Theo báo cáo của Cơ quan Quản lý Sản phẩm Trị liệu Australia sáng nay (12/1), Australia đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng 361 loại dược phẩm chữa bệnh, trong đó có nhiều dòng kháng sinh phổ biến, dẫn tới nguy cơ số ca nhập viện tăng cao vì không được chữa trị tại nhà sớm.
Ngày 24/2, Cơ quan quản lý sản phẩm trị liệu Australia (TGA) thông báo nước này đang xem xét việc triển khai tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 4 trước khi mùa cúm bắt đầu cùng với nguy cơ bùng phát một đợt lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tiếp theo.
Ngày 20/1, Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt thông báo vaccine ngừa COVID-19 do hãng Novavax của Mỹ bào chế đã được chấp thuận sử dụng ở nước này.
Australia có thể tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi từ tháng 1/2022 sau khi cơ quan quản lý hàng hóa trị liệu Australia đã phê duyệt tạm thời vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer cho trẻ em trong nhóm tuổi này.
Bộ Y tế Australia đã phê duyệt tạm thời việc sử dụng vaccine của Pfizer/BioNTech cho trẻ trong độ tuổi 5-11 và sẽ bắt đầu tiêm chủng cho 2,3 triệu trẻ trong nhóm tuổi này từ ngày 10/1/2022.
Australia ngày 5/12 đã phê duyệt việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ trong độ tuổi từ 5-11.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 314.989 trường hợp mắc COVID-19 và 4.731 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 232,9 triệu ca, trong đó trên 4,76 triệu người không qua khỏi.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, tỷ lệ tử vong do hội chứng rối loạn đông máu (TTS) hiếm gặp liên quan đến vaccine phòng COVID-19 của hãng AstraZeneca sản xuất tại Australia hiện rất thấp, chưa đến 1/5 so với ước tính ban đầu.
Các xét nghiệm kháng nguyên nhanh không chính xác bằng xét nghiệm PCR nhưng lại phát huy hiệu quả hơn ở những nơi có nhiều ca mắc COVID-19.