Các nhà lãnh đạo G20, bao gồm các nền kinh tế hàng đầu và cũng là những quốc gia có lượng phát thải lớn trên thế giới, cần xem xét vấn đề tài chính khí hậu.
Theo các nhà khoa học từ WWA, biến đổi khí hậu đã làm gia tăng hậu quả của lũ lụt tại các quốc gia Tây và Trung Phi thời gian qua.
Lãnh đạo các nước tham dự COP29 diễn ra vào tháng 11 tới tại Azerbaijan cho biết việc huy động 'hàng trăm tỷ USD' là mục tiêu khả thi để các nước đạt được đồng thuận.
Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa diễn ra, các nhà lãnh đạo từ châu Á - Thái Bình Dương đã nhắc đến một thực tế đáng lo ngại rằng, biến đổi khí hậu là mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu đối với mọi người trên hành tinh, các quốc gia và người dân của họ có thể sẽ phải hứng chịu nhiều nhất.
Biến đổi khí hậu mà cụ thể là tình trạng nóng lên toàn cầu đang khiến các đất nước tại Trung Âu ngày càng phải đối diện với nhiều trận mưa lớn và lũ lụt tàn khốc hơn.
Một đợt hạn hán tàn khốc vẫn đang diễn ra ở Vùng Sừng châu Phi. Theo báo cáo của Tổ chức Phân bổ thời tiết thế giới (WWA) thì hạn hán sẽ không xảy ra nếu không có tác động của khí thải nhà kính. Nghiên cứu của WWA tập trung vào 3 khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi hạn hán là miền Nam Ethiopia, Somalia và miền Đông Kenya.
Theo một phân tích được công bố hôm thứ Năm, hạn hán đã khiến khoảng 4,35 triệu người ở vùng Sừng châu Phi rất cần viện trợ nhân đạo - khoảng 43.000 người ở Somalia ước tính đã chết vào năm ngoái. Điều này vốn không thể xảy ra nếu không có biến đổi khí hậu.