Sau nhiều đợt ra quân lập lại trật tự, tình trạng lấn chiếm vỉa hè để phục vụ mục đích đỗ xe, kinh doanh, buôn bán… vẫn tiếp tục tái diễn khắp các con đường, tuyến phố trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, gây mất an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.
Mới đây, Tổ kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội đã kiểm tra thực tế các tuyến phố như: Trần Nhật Duật, Bát Đàn, Phùng Hưng, Hàng Buồm, Hàng Bạc, Mã Mây, Đào Duy Từ... Kết quả vi phạm trật tự đô thị (TTĐT) diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, theo báo cáo 6 tháng đầu năm, các phường như: Cửa Nam, Tràng Tiền, Cửa Đông, Hàng Buồm... không có trường hợp nào bị xử phạt. Nội dung này không đúng với tình hình thực tế.
Chiều 10/7, Tổ kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo 197 TP Hà Nội đã có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo 197 quận Hoàn Kiếm để kiểm tra, chấn chỉnh công tác đảm bảo trật tự đô thị, trật tự công cộng và vệ sinh môi trường trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024.
Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-BCĐ197 ngày 14-5-2024 của Ban Chỉ đạo 197 Thành phố Hà Nội, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, vận động người dân chấp hành quy định, tạo hành lang giao thông an toàn, thuận lợi.
Trong ngày ra quân các lực lượng chức năng của phường Hàng Bài đã lập biên bản xử phạt hành chính 11 trường hợp vi phạm với các lỗi dừng đỗ xe không đúng quy định, lấn chiếm vỉa hè kinh doanh, buôn bán hàng rong với tổng số tiền phạt là 5.600.000 đồng.
Dù TP Hà Nội đã nhiều lần ra quân để giành lại vỉa hè cho người đi bộ, nhưng khi vắng bóng lực lượng chức năng thì tình trạng vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường tại phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm vẫn đâu lại vào đấy.
Đường Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình, Hà Nội) tuy không rộng nhưng có mật độ các phương tiện giao thông di chuyển qua lại lớn. Vào khung giờ cao điểm, cung đường này thường xuyên xảy ra ách tắc giao thông, chỉ cần phương tiện dừng đỗ là sẽ gây tắc đường.
Với quyết tâm cao, Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 01/KH-BCĐ197 (ngày 15-2-2023) tổng kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023.
Thời gian qua, Thành phố Hà Nội đã 5 lần phát động chiến dịch 'Giành lại vỉa hè cho người đi bộ' nhưng tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra tràn lan. Đến nay, sau hơn 1 tháng kết thúc chiến dịch, tại hầu hết các quận trên địa bàn Thành phố tình trạng lấn chiếm vỉa hè, trật tự đô thị vẫn diễn ra tràn lan.
Chiều 20-11, Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban cộng tác viên dư luận xã hội tháng 11 và định hướng thông tin tháng 12-2023.
Để đảm bảo đạt được mục tiêu xây dựng Thủ đô văn minh, văn hiến thì cần đạt được sự đồng thuận của người dân và giải pháp 'gốc rễ', căn cơ nhất là phải đảm bảo được an sinh xã hội, bảo đảm đời sống của người dân, nhất là đối với nhóm người sinh kế gắn với vỉa hè.
Khu vực cổng C1, Bến xe Nước Ngầm đang bị bủa vây bởi hàng ăn, quán nước... khiến người đi bộ buộc phải đi bộ xuống lòng đường gây mất ATGT, mỹ quan đô thị.
Phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) được bao quanh bởi các tuyến phố như: Lạc Trung, Kim Ngưu, Minh Khai, Dương Văn Bé. Trên những tuyến phố này, tình trạng vi phạm trật tự đô thị, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm 'của riêng' vẫn diễn ra khá phổ biến.
Tại nhiều phường trên địa bàn Hà Nội, tình trạng chợ 'cóc', chợ tạm 'mọc' ngay trên vỉa hè, lòng đường, gây cản trở giao thông, khiến cảnh quan đô thị trở nên nhếch nhác… lại tái diễn.
Trong gần 2 tuần ra quân, Công an quận Hoàng Mai xử lý nhiều nhất là các trường hợp bán hàng rong, bày bán hàng hóa nhỏ lẻ trên phố có quy định cấm với con số lên đến 48 trường hợp.
Sau gần 4 tháng ra quân tổng kiểm tra, xử lý vi phạm, với sự quyết tâm, quyết liệt của các lực lượng chức năng, tình hình trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên theo ghi nhận của PV tại một số địa phương vẫn còn 'điểm đen' xuất hiện.
Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để buôn bán hoa quả tại đường Nguyễn Hữu Thọ, phường Hoàng Liệt diễn ra đã lâu, dù lực lượng chức năng đã nhiều lần ra quân nhắc nhở, xử lý, tuy nhiên đến nay tình trạng này vẫn liên tục tái diễn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn giao thông và trật tự đô thị nơi đây.
CAQ Thanh Xuân phối hợp cùng Phòng CSGT CATP Hà Nội tập trung rà soát, lập danh sách để tăng cường kiểm tra, tuyên truyền, nhắc nhở, xử lý các trường hợp kinh doanh lấn chiếm an toàn hành lang đường sắt.
Như bài trước chúng tôi đã đề cập, UBND TP Hà Nội mới đây đã ban hành Quyết định phê duyệt danh mục có 3.164 hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn TP. Chủ trương này là cần thiết để bảo vệ ao, hồ trên địa bàn. Nhưng để chủ trương đi vào thực tế thì sự vào cuộc giám sát của lãnh đạo các phường, xã và người dân sống quanh khu vực các ao hồ là hết sức quan trọng.
Mới đây, Ban Chỉ đạo 197 TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 01/KH-BCĐ197 về tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự, ATGT, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2023, trong đó 'giành lại vỉa hè cho người đi bộ' là nội dung rất được quan tâm.
Việc triển khai lắp đặt các trụ đá dọc vỉa hè tuyến phố Lê Trọng Tấn (phường Khương Mai, quận Thanh Xuân) bước đầu ngăn chặn được các phương tiện dừng, đỗ sai quy định, trả lại phần đường, không gian cho người đi bộ, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp…
Thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về 'Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025', từ năm 2021 đến nay, các quận của Hà Nội đã hoàn thành chỉnh trang nhiều tuyến phố.
2 xe khách chạy sai hành trình, trả khách không đúng nơi quy định đã bị lực lượng chức năng quận Thanh Xuân ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền gần 27 triệu đồng; đồng thời tước giấy phép lái xe 2 tháng và tước phù hiệu xe 2 tháng.
Ngày 25/4, UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) quyết định thực hiện cưỡng chế giải tỏa trường hợp vi phạm đất đai, trật tự xây dựng tại khu vực hồ Đầm Trị thuộc phường Quảng An (Tây Hồ).
Chính quyền địa phương cùng các lực lượng chức năng huyện Thanh Trì sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về hoạt động bãi trông giữ phương tiện trái phép tại những khu đất dự án bỏ hoang, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên địa bàn.
Thực hiện Kế hoạch của Ban Chỉ đạo 197 TP Hà Nội về 'Tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn Hà Nội', đến ngày 14/4, lực lượng chức năng quận Thanh Xuân đã xử phạt hơn 400 triệu đồng.
Sau 1 tháng ra quân tổng kiểm tra theo Kế hoạch số 01/KH-BCĐ197 của Ban Chỉ đạo 197, Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đã lập biên bản xử phạt 1.645 trường hợp vi phạm.
Sau 1 tháng ra quân tổng kiểm tra xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự, an toàn giao thông theo Kế hoạch số 01/KH-BCĐ197 của Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội, lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đã lập biên bản xử phạt 1645 trường hợp, phạt iền 6.002.300.000 đồng, tạm giữ 23 xe, tước giấy phép 170 trường hợp.
Thực hiện kế hoạch tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng (TTATGT, TTĐT, TTCC) trên địa bàn, BCĐ 197 huyện Gia Lâm và các xã, thị trấn đã kiểm tra, xử lý trên 1.000 lượt vi phạm.
10 năm qua, Hà Nội đã tổ chức nhiều chiến dịch 'giành' lại vỉa hè cho người đi bộ, nhưng mỗi khi cao điểm đi qua, bộ mặt vỉa hè lại dần dần hoàn nguyên gần như cũ.
Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ đẩy nhanh tiến độ triển khai các Dự án bãi đỗ xe ngầm, nổi để đảm bảo công tác trật tự đô thị. Tổ chức rà soát, báo cáo về tất cả các bến, bãi, điểm trông giữ phương tiện trên địa bàn (có phép, không phép) trên địa bàn để quản lý, kiểm tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Sau gần 1 tháng ra quân tổng kiểm tra, xử lý vi phạm, với sự quyết tâm, quyết liệt của các lực lượng chức năng, tình hình trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là tại 12 quận nội thành.
Thông tin trên được Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết tại Hội nghị giao ban quý I.2023 với các quận, huyện thị xã tổ chức sáng 31.3.
Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, sau gần một tháng ra quân, tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn Thành phố, lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 7.492 trường hợp vi phạm về trật tự đô thị (tăng 3.498 trường hợp so với cùng thời gian liền kề trước đó), phạt thành tiền 9,2 tỷ đồng.
Hà Nội yêu cầu các địa phương tổ chức rà soát, báo cáo về tất cả các bến, bãi, điểm trông giữ phương tiện trên địa bàn (có phép, không phép) để quản lý, kiểm tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Sáng 31/3, Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND TP tổ chức Hội nghị giao ban Quý I/2023 với lãnh đạo quận, huyện, thị xã theo hình thức trực tuyến, để bàn về 3 nội dung liên quan đến quản lý, sử dụng hè phố, lòng đường, đầu tư, khai thác chợ, công viên trên địa bàn TP.
Các quận, huyện trên địa bàn TP. Hà Nội vẫn đang thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự đô thị; bên cạnh đó nghiên cứu tính toán quy hoạch, tổ chức căn cơ bài bản đảm bảo lợi ích, sinh kế của người dân nhưng phải đảm bảo an ninh trật tự.
Trong tháng 3/2023, Ban Chỉ đạo 197 quận Thanh Xuân đã chỉ đạo các đơn vị tập trung cao trong công tác xử lý, xử phạt các trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường; theo đó, hàng trăm trường hợp vi phạm đã bị xử phạt.
Nhiều ý kiến cho rằng, sử dụng công năng vỉa hè như thế nào cho hiệu quả thì chính quyền các cấp cần phải nghiên cứu kỹ để đưa ra chính sách phù hợp quy định và đảm bảo lợi ích của xã hội. (NB&CL) Nhiều ý kiến cho rằng, sử dụng công năng vỉa hè như thế nào cho hiệu quả thì chính quyền các cấp cần phải nghiên cứu kỹ để đưa ra chính sách phù hợp quy định và đảm bảo lợi ích của xã hội.
Sau khi lực lượng chức năng mạnh tay xử lý vi phạm, nhiều tuyến phố đã trở nên thông thoáng hơn. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng tận dụng vỉa hè cho công việc kinh doanh, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với người đi đường.
Từ năm 2014 đến nay, Hà Nội nhiều lần phát động chiến dịch giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Gần đây, nhiều tuyến phố ở Hà Nội được kẻ lại vạch nhưng người đi bộ vẫn phải đi dưới lòng đường bởi phần vỉa hè có đủ chướng ngại vật, từ xe máy đến bốt điện và gốc cây.
Ban chỉ đạo 197 TP. Hà Nội vừa cho biết, 15 ngày ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 14.252 trường hợp vi phạm giao thông, 5.921 trường hợp vi phạm về trật tự đô thị.
Thành phố Hà Nội đã lên kế hoạch xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh, xử lý các bãi trông giữ xe trái phép, chiếm dụng không gian công cộng. Lực lượng công an các quận, phường bắt đầu kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự đô thị trên địa bàn từ ngày 21/3.
Kinhtedothi – Khi màn đêm buông xuống, thiếu vắng sự giám sát của các lực lượng chức năng, hàng loạt vi phạm trật tự đô thị, an toàn giao thông lại bùng phát trên địa bàn quận Ba Đình.
Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-BCĐ197 ban hành ngày 15/2/2023 của Ban Chỉ đạo 197 thành phố, các lực lượng chức năng Hà Nội đã, đang tiến hành 'chiến dịch' tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn thành phố. Cao điểm chiến dịch diễn ra trong tháng 3, đặc biệt từ ngày 21/3, lực lượng chức năng xử lý nghiêm tất cả các hành vi vi phạm, với quyết tâm trả lại nguyên trạng hè phố.
Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-BCĐ197 ban hành ngày 15-2 của Ban Chỉ đạo 197 thành phố, các lực lượng chức năng Hà Nội đã, đang tiến hành 'chiến dịch' tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023. Nội dung được dư luận quan tâm nhiều nhất là xử lý việc vỉa hè, lòng đường bị chiếm dụng trái phép để làm nơi kinh doanh buôn bán, trông giữ phương tiện...
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự đô thị, hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành. Thế nhưng, do nội dung chưa rõ ràng đã khiến công tác xử lý vi phạm trật tự đô thị trên vỉa hè gặp rất nhiều khó khăn.
Công an TP. Hà Nội đã, đang quyết liệt sắp xếp, quản lý lòng đường, vỉa hè theo đúng quy định.