Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc với Đoàn giám sát của Quốc hội khóa XV ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Cần sớm thể chế hóa Kết luận số 14 của Bộ Chính trị về bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung để cán bộ yên tâm đổi mới, sáng tạo.
Theo yêu cầu của Chính phủ, dự thảo Nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung sẽ phải hoàn thành trong tháng 4 năm nay
Tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 108/2014/NĐ-CP, Nghị định 113/2018/NĐ-CP và Nghị định 143/2020/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, Bộ Nội vụ đề xuất: Cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý thì sẽ được tinh giản biên chế.
Ngày 3/3, Đoàn giám sát của Quốc hội đã có buổi làm việc với Sở Y tế TP HCM về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch; thực hiện chính sách về y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Câu chuyện về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm được dư luận đặc biệt quan tâm thảo luận tại nhiều diễn đàn khác nhau. Để nghị quyết đi vào cuộc sống, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ yêu cầu khẩn trương xây dựng, ban hành Nghị định về khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.
'Chúng ta nói bảo vệ nhưng thực ra bảo vệ được bao nhiêu, bảo vệ được ai để đội ngũ cán bộ nhìn vào đó tự tin dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung. Phải rõ trách nhiệm trong xử lý kỷ luật, xử đúng người đúng việc, tâm phục khẩu phục'- bà Phạm Phương Thảo nói.
Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Hồ Hải đề nghị, các đại biểu tập trung làm rõ thực trạng, chỉ ra các nguyên nhân cụ thể theo tinh thần nhìn thẳng, nhìn thật; sát với thực tiễn của TPHCM nói chung và của từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng hệ thống chính trị để ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý phát triển TPHCM trong bối cảnh, điều kiện mới.
Cuộc sống luôn là những hành trình không bao giờ bằng phẳng. Chỉ khi dấn thân vào thử thách trên con đường mình đi, hành động, sáng tạo, con người ta mới có thể tới đích như mong đợi. Mỗi người dám đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám hy sinh vì lợi ích chung, hợp lại trong một tập thể thống nhất chắc chắn sẽ biến thách thức thành cơ hội để đạt tới những mục tiêu tốt đẹp.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh yêu cầu trên khi phát biểu chỉ đạo, kết luận Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa diễn ra.
Tham gia đóng góp ý kiến tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần xây dựng hành lang pháp lý bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung, nghiên cứu, rà soát sửa đổi, bổ sung các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành theo hướng đồng bộ, thống nhất theo tinh thần Kết luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị.
Khi mọi người nhắc về chú Sáu Dân (bí danh của Thủ tướng Võ Văn Kiệt - PV), đều có ý nhắc nhớ chúng ta biết vận dụng sáng tạo vào bối cảnh mới, yêu cầu mới, nhiệm vụ mới, điều kiện mới để tạo ra những giá trị mới, góp phần đưa đất nước vượt qua thử thách mới.
Quốc hội đề nghị Chính phủ quan tâm vấn đề lương, phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học.
Bộ Nội vụ đang xây dựng đề án chiến lược quốc gia thu hút nhân tài, trong đó có bộ cơ chế, chính sách hấp dẫn hơn, tốt hơn, đủ mạnh để thu hút. Thủ tướng cũng yêu cầu cố gắng năm tới có nghị định tổng thể, bao quát để thu hút và trọng dụng nhân tài, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết.
Phát biểu tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà gửi lời cảm ơn lãnh đạo Đảng, NN luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, toàn diện lĩnh vực quản lý NN mà ngành Nội vụ hành thành nhiệm vụ được giao, đóng góp quan trọng và xây dựng nền hành chính NN. Bộ trưởng cũng gửi lời cảm ơn ĐB Quốc hội, nhân dân cử tri cả nước luôn dành sự quan tâm, ủng hộ, theo dõi, chia sẻ đối với hoạt động của ngành.
Thu hút nhân tài, nhà khoa học trẻ vào khu vực sự nghiệp công, nâng cao chất lượng cán bộ công chức xây dựng pháp luật là nội dung được nhiều tại biểu quan tâm đề nghị làm rõ tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, trong phiên chất vấn nhóm vấn đề thứ 3-lĩnh vực nội vụ, nhiều đại biểu đã nêu câu hỏi liên quan đến lĩnh vực này với tư lệnh ngành, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11 về nhóm vấn đề thứ 3 - lĩnh vực nội vụ, ĐB Cao Mạnh Linh (Đoàn Thanh Hóa) nêu câu hỏi quan điểm của Bộ trưởng về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Bộ Nội vụ đang xây dựng Nghị định để cụ thể hóa chủ trương của Bộ Chính trị về bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, năng động sáng tạo, đột phá vì lợi ích chung
Trả lời chất vấn của đại biểu về vấn đề thu hút trọng dụng nhân tài và nâng cao đạo đức công vụ, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, đang xây dựng Nghị định về trọng dụng nhân tài và sẽ tham mưu ban hành Nghị định về đạo đức công vụ.
Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội ngày 27/10, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, hiện nay có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức có năng lực nhưng lại thiếu về động lực, né tránh, sợ trách nhiệm.
Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần có giải pháp quyết liệt để chấn chỉnh tình trạng 'Thủ tướng họp ngày họp đêm chỉ đạo, ở dưới lại cầm chừng, nghe ngóng, né tránh, không dám làm'. Cần xử lý càng sớm càng tốt để không làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ, phục vụ nhân dân.
Băn khoăn trước tình trạng từ năm 2020 đến tháng 6/2022 đã có gần 40.000 cán bộ, công chức, viên chức thôi việc, nghỉ việc. Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám bày tỏ tán hành với các giải pháp của Chính phủ, đồng thời đề nghị thêm một số giải pháp xử lý tình trạng này.
Trước tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức nghỉ việc, chuyển việc, ngại trách nhiệm, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải có những cải cách đủ mạnh để hoàn thiện thể chế, chính sách, quan tâm đến chế độ, thu nhập, môi trường làm việc cho cán bộ, công chức để nâng cao năng lực và giúp đội ngũ này yên tâm làm việc.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Thông cho biết, có cán bộ tâm sự rằng: 'Thà đứng trước Hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước Hội đồng xét xử'.
Phản ánh thực tế một bộ phận cán bộ kể cả lãnh đạo hiện không dám làm việc vì sợ sai, có người tâm sự 'thà đứng trước Hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước Hội đồng xét xử', Phó trưởng Đoàn ĐBQH Bình Thuận Nguyễn Hữu Thông đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm giải quyết tình trạng này.
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân.
Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kiến nghị với Đảng và Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết 5 nội dung.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về xã hội hóa, cơ chế tự chủ tài chính, cơ chế đấu thầu trong lĩnh vực y tế, giáo dục, sớm giải quyết căn cơ, dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế phục vụ khám chữa bệnh...
Đây là nhận định tại Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khóa XV, sáng 20/10.