Thị xã Duy Tiên hiện có 9 ban bảo vệ dân phố, 56 tổ bảo vệ dân phố với 76 thành viên bố trí ở 9/9 phường trên địa bàn thị xã. Thời gian qua, các thành viên ban bảo vệ dân phố là lực lượng quan trọng, có vai trò nòng cốt trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ), giúp công an cơ sở đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần tích cực trong công tác giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) tại cơ sở.
Sau 7 năm triển khai, mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) tại chợ Đồng Văn (phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên) đã cho thấy hiệu quả rõ rệt khi làm thay đổi nhận thức của tiểu thương cũng như thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Hiện, mô hình đang được các địa phương trong tỉnh triển khai nhân rộng nhằm phát triển mạng lưới chợ dân sinh đáp ứng tiêu chí về ATTP, vệ sinh môi trường, bảo đảm sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng, góp phần hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Chiều 30/9, Thường trực Tỉnh ủy đã tổ chức gặp mặt, đối thoại với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh. Các đồng chí: Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị.
Theo đánh giá của ngành công thương Hà Nam, trong 9 tháng đầu năm 2022, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có dấu hiệu phục hồi tích cực. Một số nhóm sản phẩm chủ lực trước đây gặp khó khăn như sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, hàng mỹ ký, thiết bị điện, điện tử, mặt hàng từ nhựa xuất khẩu... đang từng bước phục hồi. Toàn tỉnh phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất công nghiệp năm 2022.
Thời gian qua một số cống tiêu thoát nước thải ở KCN Đồng Văn II xuống cấp; một số điểm tại KCN Đồng Văn I chưa trồng cây xanh đồng bộ. Người dân địa phương phản ánh, ở khu vực cổng Công ty TNHH GEMTEX Việt Nam khi trời mưa có nước đen thải ra bốc mùi hôi thối, gây mất vệ sinh môi trường.
Trên địa bàn tỉnh có nhiều điểm giao cắt giữa đường xã, đường huyện, đường tỉnh với quốc lộ (QL), trong đó có nhiều điểm đã trở thành 'điểm đen'' về tai nạn giao thông. Nếu các 'điểm đen'' này không sớm được khắc phục bằng việc lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu, biển cảnh báo, gờ giảm tốc, đèn chiếu sáng… thì sẽ rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Ông Kim Sung Ju, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Seoul Semiconductor Vina, KCN Đồng văn I (Duy Tiên) - doanh nghiệp Hàn Quốc chuyên sản xuất các mặt hàng công nghệ cao về LED cho biết: Công tác PCCC có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an toàn môi trường làm việc và tính mạng người lao động nên ngay từ khi xây dựng nhà xưởng, công ty đã lắp đặt đầy đủ các thiết bị PCCC. Cùng với đó, thành lập đội PCCC cơ sở với trên 30 thành viên theo đúng quy định của Luật PCCC. Đồng thời, công ty tuyên truyền tới 100% nhân viên, người lao động cài đặt ứng dụng 'Báo cháy 114'. Hằng năm, công ty đều xây dựng và thực tập phương án PCCC phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở mình và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC.
Đến ngày 5/8/2022 mới có 35% người lao động(NLĐ) tại các khu công nghiệp(KCN) trên địa bàn tỉnh tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi nhắc lại lần 2(mũi 4). Tỷ lệ này là quá thấp, nguy cơ bùng phát dịch cao khi dịch Covid-19 trên thế giới còn phức tạp và khó lường, khi một số biến thể phụ của dòng Omicron đã xâm nhập vào nước ta với khả năng lây lan nhanh.
Ngày 29/7, Cenhomes.vn tham gia ký kết hợp tác cùng Tập đoàn Kosy, chính thức trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án Kosy Lita Ha Nam.
Những năm qua, cùng với việc thực hiện chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động (NLĐ), các cấp công đoàn tỉnh tích cực tham gia xây dựng Đảng vững mạnh.
Hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2022), sáng 15/7, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh phối hợp với Công ty TNHH HTCTECH (KCN Đồng Văn I, thị xã Duy Tiên) tặng quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin trên địa bàn tỉnh.
Sau khi UBND tỉnh ban hành Quyết định 1228/QĐ-UBND về việc ủy quyền phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho người lao động (NLĐ) trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động (gọi tắt là QĐ 08), thị xã Duy Tiên đã nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện. Nhiều doanh nghiệp, NLĐ đang làm việc tại các KCN trên địa bàn thị xã rất phấn khởi trước sự hỗ trợ kịp thời, giúp đời sống công nhân bớt khó khăn sau đại dịch Covid-19.
Sáng 11/7, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị nghe Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo các nội dung trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2022 – HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026; các nội dung về lĩnh vực kinh tế - xã hội và các nội dung khác theo thẩm quyền; nghe đại diện thường trực các đảng ủy: Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Khối các cơ quan tỉnh; Khối Doanh nghiệp tỉnh báo cáo về dự kiến thời gian, địa điểm BTV Tỉnh ủy làm việc với các đơn vị về kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và nghị quyết Đại hội Đảng bộ các đơn vị nhiệm kỳ 2020-2025.
Sáng 6/7, dưới sự chủ trì của đồng chí Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, UBND tỉnh tổ chức hội nghị thảo luận các nội dung trình HĐND tỉnh tại kỳ họp thường lệ giữa năm 2022 và một số nội dung khác theo thẩm quyền.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 648/QĐ-TTg ngày 27/5/2022 chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn I mở rộng phía Đông Bắc nút giao Vực Vòng – khu B tỉnh Hà Nam.
Đến thời điểm này, mặc dù đại dịch Covid -19 đã cơ bản được kiểm soát. Tuy nhiên, nguy cơ lây lan, tái nhiễm bệnh ở những người đã dương tính với SARS-CoV-2 vẫn cao. Vì vậy, ý thức của mỗi người dân trong công tác phòng, chống dịch là vô cùng quan trọng, nhất là tại các điểm công cộng, nơi tập trung đông người như chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, khu vui chơi, giải trí...
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do dịch Covid - 19 tác động, song trong 3 tháng đầu năm 2022, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam có mức tăng trưởng khá. Hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ yếu đều tăng so với cùng kỳ. Đây là kết quả khả quan, tạo đà để tỉnh Hà Nam phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm và cả năm 2022.
Nhân công ngày càng khan hiếm, đắt đỏ buộc các doanh nghiệp phải gấp rút chuyển đổi số nếu muốn tồn tại giữa thương trường khắc nghiệt.
Toàn tỉnh hiện có 74 nhà máy cấp nước sạch tập trung, trong đó 41 nhà máy với tổng công suất 175.000 m3/ngày đêm, cấp nước cho nhân dân ở 103/109 xã, phường, thị trấn, còn lại 33 nhà máy cấp nước tại các địa phương.
Những tháng qua, công nhân lao động bị mắc Covid-19 tăng cao. Phải nghỉ việc ở nhà điều trị và cách ly, chi một khoản tiền khá lớn để mua thuốc, mua kít xét nghiệm Covid-19 cho bản thân và những người trong gia đình… gánh nặng chi phí cũng đè nặng lên vai công nhân. Đối mặt với dịch bệnh, người lao động (NLĐ) gặp khó trong nhiều khía cạnh đời sống, trong đó có việc chi phí xét nghiệm Covid-19.
Theo tổng hợp của Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh, đến thời điểm này, các KCN tỉnh đã thu hút được gần 500 dự án đầu tư, trong đó có 341 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký gần 4 tỷ 870 triệu USD. Năm 2021, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid - 19, song giá trị sản xuất của các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh ngày một phát triển.
Liên tục những năm qua, đặc biệt trong giai đoạn 2016-2020, sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt mức tăng trưởng cao và phát triển đúng định hướng; nhất là tốc độ phát triển và tỷ trọng của các ngành công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo ngày càng tăng.
Vừa qua, Công an tỉnh Hà Nam đã kiểm tra và xử phạt 4 công ty về chưa nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động hoặc không trình hồ sơ để thẩm duyệt lại khi cải tạo, mở rộng, thay đổi tính chất sử dụng nhà, công trình trong quá trình thi công, sử dụng với số tiền 247,8 triệu đồng.
Trong thời gian thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tại các KCN trên địa bàn tỉnh, hàng chục doanh nghiệp đã xuất hiện nhiều F0, nhưng hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn được duy trì, công tác phòng, chống dịch Covid-19 vẫn được đặt ở mức cao nhất, phòng tuyến chống dịch vẫn bắt đầu từ mỗi công nhân.
Những tháng của quý IV thường là khoảng thời gian các doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh sản xuất, gấp rút hoàn thành các đơn hàng trong năm. Năm nay, các đợt dịch Covid -19 phức tạp, kéo dài, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, khiến nhiều doanh nghiệp bị giảm sút đáng kể về sản lượng và lợi nhuận. Thời điểm này, các doanh nghiệp đang nỗ lực tìm phương án để bảo đảm an toàn phòng dịch và đẩy nhanh tiến độ sản xuất nhằm cải thiện doanh thu, đồng thời tìm kiếm đối tác mới, tạo tiền đề cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong những tháng đầu của năm 2022.
Sáng 10/10, đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đi kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại Khu Công nghiệp (KCN) Đồng Văn I , Đồng Văn II (thị xã Duy Tiên); tình hình sản xuất vụ đông của huyện Lý Nhân và năng lực tiêu úng của trạm bơm Như Trác. Cùng đi có lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý các KCN, thị xã Duy Tiên và huyện Lý Nhân.
Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh, toàn bộ người trong các KCN đã được xét nghiệm SARS-CoV-2 lần 1. Riêng KCN Châu Sơn đã được xét nghiệm lần 2. Tất cả các KCN đã triển khai tiêm vắc xin phòng Covid- 19. Tổng số người đã tiêm vắc xin là 68.642 người.
Đến thời điểm này, tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh đã có 115 doanh nghiệp với tổng số trên 3.400 lao động thực hiện phương án '3 tại chỗ' (sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ, nghỉ ngơi tại chỗ). Mô hình này đã giúp các doanh nghiệp thực hiện 'mục tiêu kép': vừa duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh; vừa phòng, chống dịch hiệu quả. Thế nhưng, việc thực hiện mô hình này trong khoảng thời gian dài đang bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.
Ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19 khá phức tạp, nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của Hà Nam đã sớm xây dựng các phương án phòng, chống dịch. Trong tình huống cấp bách, nguy cơ cao, doanh nghiệp sẽ thực hiện phương châm 'Ba tại chỗ' đó là: sản xuất tại chỗ, cách ly tại chỗ và ăn nghỉ tại chỗ.
Đảng bộ phường Bạch Thượng (thị xã Duy Tiên) hiện có 11 chi bộ với gần 300 đảng viên. Nằm ở phía Bắc tỉnh, giáp Thủ đô Hà Nội và KCN Đồng Văn I, II, lĩnh vực dịch vụ thương mại ở Bạch Thượng khá phát triển. Song, phường cũng gặp một số khó khăn nhất định trong công tác vận động thu hồi đất; ô nhiễm môi trường, tình hình an ninh trật tự; có chi bộ và đảng viên trong xác định nhiệm vụ chính trị còn hạn chế dẫn đến việc tổ chức thực hiện có việc còn chậm so với tiến độ được giao…
Trong khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, để vừa ổn định sản xuất, vừa phòng, chống dịch Covid-19, các doanh nghiệp trong các KCN đã chủ động triển khai mô hình '3 tại chỗ' trong sản xuất: sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ, nghỉ ngơi tại chỗ. Đây được xem là giải pháp hiệu quả để doanh nghiệp duy trì, không để đứt gãy chuỗi sản xuất.
Theo dự kiến, giai đoạn 2021- 2025 toàn tỉnh sẽ thu hồi giải phóng mặt bằng (GPMB) 2.068 ha đất khu công nghiệp (KCN), trong đó GPMB 498 ha của các KCN cũ giai đoạn 2011 - 2020 và GPMB 1.570 ha đất của các KCN mới giai đoạn 2021 - 2030. Để hoàn thành dự kiến kế hoạch trên, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương phối hợp với nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng các KCN đẩy nhanh tiến độ GPMB các dự án, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, kêu gọi doanh nghiệp vào hoạt động.
Từ ngày 26/5 đến nay, sau hơn một tháng thực hiện dỡ bỏ lệnh phong tỏa, cuộc sống của người dân xã Đạo Lý (Lý Nhân) đã trở lại bình thường, tích cực tham gia lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Một bên là đại gia trong lĩnh vực xăng dầu, một bên là đại gia trong ngành nhựa, những tưởng mối hợp tác giữa TMD Group và Plaschem sẽ là sự bổ sung chuỗi giá trị về chiều sâu. Nhưng còn hơn thế, hai đại gia này lại có cùng mối quan tâm lớn tới lĩnh vực bất động sản và năng lượng tái tạo.
Ở thời điểm chia tách, tái lập tỉnh năm 1997, Hà Nam chỉ là vùng đồng chiêm trũng nghèo khó, không ít chính những cán bộ chủ chốt được cử về làm lãnh đạo tỉnh mới này còn thở dài ngao ngán. Nhưng qua hơn 20 năm, vùng đồng chiêm trũng giáp Thủ đô đã hoàn toàn lột xác. Một trong những đáp án của Hà Nam để vượt qua nghèo khó được xác định chính là thu hút đầu tư, trong đó trọng điểm là thu hút đầu tư FDI.
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Hà Nam đã thu hút 33 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp.
Đón mùa Xuân mới Canh Tý, tất thảy ai cũng đều vui mừng, bởi năm qua kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của Hà Nam nói riêng tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng trưởng cao, đạt 11,5%, vượt kế hoạch đã tác động tích cực đến tăng thu ngân sách. Thu NSNN năm 2019 đạt cao nhất từ trước tới nay, với số thu thực hiện được 9.594 tỷ đồng.