Luôn có mặt ở các phiên giao dịch việc làm, nhiều doanh nghiệp 'khát' lao động vẫn không ngừng cố gắng tìm kiếm nhân sự phục vụ nhu cầu duy trì, mở rộng sản xuất, kinh doanh, đặc biệt vào thời điểm cuối năm. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng thì cao, nguồn cung lại ít nên việc các doanh nghiệp phải đôn đáo kiếm tìm lao động hiện nay là thực trạng phổ biến không chỉ riêng ở Hà Nam.
Triển khai thực hiện Đề án 'Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ doanh nghiệp trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030', thời gian qua, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh thường xuyên nắm bắt, đôn đốc, phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ, nhất là các dịch vụ thiết yếu cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, như: điện, nước, viễn thông, xử lý nước thải… duy trì chất lượng ổn định, khắc phục sự cố bất thường trong thời gian ngắn nhất. Điều này được thể hiện đặc biệt rõ nét qua cơn bão số 3 vừa qua. Trước ảnh hưởng của mưa, bão kéo dài, các KCN của tỉnh cơ bản không xảy ra tình trạng bị ngập lụt.
Nhìn vào bức tranh phát triển của tỉnh 9 tháng năm 2024, có thể khẳng định, kinh tế Hà Nam những tháng cuối năm có nhiều tín hiệu lạc quan. Các ngành kinh tế chủ lực đang tăng tốc về đích. Các hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn đã đạt những con số ấn tượng. Đó chính là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp bám sát thị trường, nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu hàng hóa những tháng cuối năm.
Suy thoái kinh tế toàn cầu đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực. Không ít doanh nghiệp đã phải giải thể, thu hẹp quy mô hoạt động, cắt giảm công nhân lao động. Thêm vào đó, lạm phát tăng cao, kéo theo chi phí nguyên vật liệu tăng là những nguyên nhân khiến cho một số ngành dịch vụ hỗ trợ công nghiệp gặp khó, trong đó có dịch vụ cung ứng suất ăn công nghiệp.
Với hàng trăm dự án đang đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Không chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, giải quyết việc làm cho người lao động, khối doanh nghiệp FDI tại Hà Nam còn cùng cộng đồng doanh nghiệp cả nước góp phần hiện thực hóa các mục tiêu của chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong 8 tháng năm 2024, toàn tỉnh thực hiện cấp mới 15 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 90,7 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn đầu tư 22 dự án FDI với số vốn tăng thêm là 317,5 triệu USD. Chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp của tỉnh 8 tháng năm 2024 ước tăng 10,69% so cùng kỳ năm 2023, trong đó, khu vực doanh nghiệp FDI tăng 15,27%.
Sáng 30/9, Ban Quản lý (BQL) các khu công nghiệp (KCN) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá công tác phòng, chống, khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 và mưa lũ gây ra tại các KCN trên địa bàn tỉnh.
Các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh hiện có gần 500 doanh nghiệp đang hoạt động, tạo việc làm cho trên 85.000 lao động. Xác định rõ, công tác phòng, chống ngập lụt cho các KCN sau cơn bão số 3 là một trong những nhiệm vụ cấp bách được UBND tỉnh đẩy mạnh chỉ đạo triển khai, những ngày qua, các ngành chức năng của tỉnh, nhất là Ban Quản lý các KCN tỉnh đã huy động tối đa nhân lực, vật lực, phương tiện để tập trung xử lý tốt các tình huống; cơ bản không để xảy ra ngập lụt rộng, giảm thiệt hại do mưa, lũ; hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được duy trì ổn định.
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh về triển khai các giải pháp phòng chống ngập úng tại các khu công nghiệp (KCN) do mưa, lũ, bảo đảm ổn định sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, Ban Quản lý các KCN tỉnh đã huy động tối đa nhân lực, vật lực, triển khai các giải pháp ứng phó với mưa, lũ theo phương châm '4 tại chỗ', xử lý giờ đầu. Trong đó, tập trung kiểm tra, rà soát những khu vực có nguy cơ cao xảy ra tình trạng ngập úng, hướng dẫn doanh nghiệp và chủ đầu tư các công trình đang triển khai thi công xây dựng biện pháp ứng phó với tình trạng ngập úng khi có sự cố xảy ra.
Chiều 9/9, đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp và làm việc với ông Kim Sung Ju, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Seoul Semiconductor Vina ( KCN Đồng Văn I, Duy Tiên). Cùng dự có lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy.
Theo báo cáo nhanh của Ban Quản lý ( BQL) các khu công nghiệp ( KCN) tỉnh: Tính đến 21h ngày 7/9, sau khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền tại các KCN đã xảy ra một số sự cố như: mất điện tại KCN Đồng Văn I mở rộng, KCN Hòa Mạc, KCN Thái Hà giai đoạn I; mất nước tại KCN Đồng Văn IV do sự cố điện lưới nên Công ty cổ phần nước sạch Hà Nam tạm ngừng cấp nước; nhiều cây xanh trong các KCN bị bật gốc và gãy đổ.
Thực hiện Công điện số 86/CĐ- TTg ngày 3/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3, sáng 5/9, đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đi kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão (PCLB) tại các huyện Bình Lục, Lý Nhân, thị xã Duy Tiên, Khu công nghiệp (KCN) Đồng Văn I (Duy Tiên) và KCN Thái Hà (Lý Nhân). Cùng đi có đại diện Văn phòng Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở NN&PTNT, Ban Quản lý các KCN, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi và lãnh đạo các địa phương.
Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại các KCN trên địa bàn tỉnh. Hội nghị nhằm xúc tiến đầu tư và thảo luận tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản.
Được xác định là trọng điểm trong phát triển công nghiệp của tỉnh, những năm qua, nhiều khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã Duy Tiên đã được quy hoạch, đầu tư, xây dựng và đi vào hoạt động. Đó chính là lợi thế để Duy Tiên thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; hình thành các khu thương mại, khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn, tạo diện mạo mới cho đô thị và nông thôn. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc và áp lực về tiến độ mà cấp ủy, chính quyền các cấp và ngành chức năng của thị xã phải hoàn thành rất lớn; đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), bàn giao mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư. Được xác định là trọng điểm phát triển công nghiệp của tỉnh nên áp lực cũng như khối lượng đất phải thu hồi phục vụ phát triển công nghiệp trên địa bàn rất lớn nhưng Duy Tiên đã làm rất tốt công tác GPMB, bảo đảm đúng tiến độ bàn giao mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư. Đây chính là một trong những 'điểm sáng' quan trọng để Hà Nam nâng cao vị thế trong lĩnh vực thu hút đầu tư và trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút được nhiều nhà đầu tư có tiềm lực tài chính và có công nghệ cao về đầu tư tại các KCN của tỉnh...
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Hà Nam liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng do người điều khiển phương tiện, đặc biệt là xe mô tô đi ngược chiều ngày càng nhiều.
Với mục tiêu sớm trở thành tỉnh phát triển công nghiệp theo hướng công nghệ cao, hiện đại, tỉnh Hà Nam đã xây dựng Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp (KCN) giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Các KCN mới sẽ là điểm hấp dẫn nhà đầu tư vào Hà Nam trong tương lai.
Sáng 12/8, tại thành phố Phủ Lý, Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và triển khai một số nội dung quản lý nhà nước về đầu tư, môi trường, xây dựng, lao động cho các doanh nghiệp đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy, Hà Nam nằm trong tốp 10 tỉnh, thành phố đứng đầu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Trong đó Hoa Kỳ là 1 trong 10 quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dự án đầu tư tại Hà Nam với 5 nhà đầu tư có tổng số vốn đầu tư đạt khoảng 100 triệu USD.
Sáng ngày 3/8, Công ty TNHH Thực phẩm PepsiCo Việt Nam tổ chức khởi công xây dựng nhà máy PepsiCo Foods Việt Nam tại khu công nghiệp Đồng Văn I (Hà Nam). Nhà máy có tổng vốn đầu tư 90 triệu USD, sử dụng 100% năng lượng tái tạo.
Sáng ngày 3/8, tại Khu công nghiệp (KCN) Đồng Văn I (thị xã Duy Tiên), đồng chí Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp, làm việc với Ngài Marc E.Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam và dự lễ khởi công xây dựng Nhà máy Peppsico Foods Việt Nam tại Hà Nam
Mật độ lưu thông lớn, người tham gia giao thông chấp hành chưa tốt Luật Giao thông đường bộ (GTĐB), cùng với hạ tầng chưa hoàn thiện khiến các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CNN) trên địa bàn tỉnh luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ùn tắc, mất trật tự an toàn giao thông (TTATGT). Để chấn chỉnh vấn đề này, ngoài sự nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương, quan trọng nhất là việc tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông và đề cao vai trò phối hợp từ các doanh nghiệp (DN).
Cơ quan chức năng tỉnh Hà Nam vừa phát hiện một số dự án xây dựng khi chưa được cấp phép xây dựng tại một số khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Theo Ban Quản lý KCN tỉnh Hà Nam, nhằm hạn chế những vi phạm, Ban sẽ tiếp tục tuyên truyền, nhắc nhở và yêu cầu các đơn vị tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật, bám sát thực tế hoạt động của doanh nghiệp để kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm.
Chiều 10/6, đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có buổi tiếp xúc với đại biểu cử tri phường Duy Minh (thị xã Duy Tiên). Cùng dự có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh và thị xã Duy Tiên.
Sáng 14/5, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao công nhân lao động (CNLĐ), Khu công nghiệp (KCN) Châu Sơn (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), Liên đoàn Lao động tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phối hợp tổ chức hội nghị tiếp xúc chuyên đề giữa Đoàn ĐBQH tỉnh với cử tri là CNLĐ trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Thời gian qua, công tác bảo đảm an toàn lao động (ATLĐ) đã được các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh chú trọng. Tuy nhiên, các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 7 người chết ở Yên Bái, 6 người chết ở Đồng Nai và nhiều người thương vong tại Quảng Ninh, Hà Nội liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về những lỗ hổng trong việc chấp hành kỷ luật, quy định ATLĐ tại nơi làm việc. Để giảm thiểu đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra đối với tính mạng, sức khỏe người lao động (NLĐ), công tác bảo đảm ATLĐ cần phải được siết chặt hơn nữa. Mặc dù các công đoạn sản xuất tại nhà máy không có nhiều nguy cơ rủi ro tác động đến con người, tài sản và môi trường, song công ty đặc biệt lưu tâm các vấn đề an toàn khi sử dụng điện, an toàn trong quá trình sản xuất, vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa… Do vậy, để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho NLĐ khi nhà máy đi vào hoạt động, công ty đã xây dựng nội quy, quy trình ATLĐ theo đúng quy định; lên kế hoạch hướng dẫn quy trình thực hiện trước khi đi vào sản xuất và tiến hành giám sát việc thực hiện các quy định này. Trang bị đầy đủ và yêu cầu công nhân sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động như khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ… đúng quy định; trang bị các thiết bị sơ cứu cần thiết.
Được đánh giá là địa phương có nhiều ưu thế trong thu hút đầu tư, với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông kết nối thuận lợi với các vùng phụ cận, môi trường đầu tư thông thoáng, nguồn nhân lực dồi dào... nhiều năm liền Hà Nam luôn nằm trong top những tỉnh, thành phố thu hút vốn đầu tư nước ngoài tốt nhất cả nước. Hiện, Hà Nam có thêm 4 khu công nghiệp (KCN) mới được bổ sung vào quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam, với tổng diện tích là 940ha. Đây chính là cơ hội đồng thời cũng là thách thức lớn đối với Hà Nam trong lĩnh vực thu hút đầu tư. Ông Lưu Trần Sơn, Trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh đã có cuộc trao đổi với phóng viên (P.V) Báo Hà Nam về vấn đề này.
Là đơn vị sự nghiệp thuộc Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Hà Nam, trong những năm qua, Trung tâm Quản lý, khai thác hạ tầng và tư vấn hỗ trợ KCN tỉnh Hà Nam (Trung tâm) đã thực hiện tốt việc phát triển, quản lý khai thác hạ tầng KCN, tư vấn lập dự án đầu tư cho các doanh nghiệp. Nhờ đó, Trung tâm đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu, cụm công nghiệp hiện có.
Ăn vặt là một phần không thể thiếu trong trải nghiệm ẩm thực tại Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn một số món ăn vặt tiện lợi và đáng thử
Năm 2024, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi được dự báo sẽ còn khó khăn hơn năm 2023 do giá nguyên liệu đầu vào vẫn ở mức cao; dịch bệnh trên đàn lợn diễn biến phức tạp, giá thịt thương phẩm bấp bênh, giá con giống cao, người chăn nuôi chậm tái đàn. Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi vẫn vừa hoạt động, vừa 'nghe ngóng' tình hình thị trường để điều chỉnh công suất hoạt động phù hợp, hạn chế hàng tồn kho.
Cùng điểm danh 5 món ăn đang đứng top trong bảng xếp hạng được các genz thảo luận sôi nổi nhất thời gian qua.
Theo tổng hợp của các ngành chức năng, đến thời điểm này toàn tỉnh có hơn 9.000 doanh nghiệp đăng ký, thành lập; trong đó, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thời gian gần đây, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do: suy thoái kinh tế; giá nguyên vật liệu đầu vào, chi phí logistics, giá vật liệu xây dựng tăng cao; tiếp cận nguồn vốn ngân hàng gặp khó khăn… trong khi đó sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm. Để hỗ trợ các doanh nghiệp, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành tích cực vào cuộc, rà soát, kịp thỡi tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho sản xuất kinh doanh.
Chiều ngày 25/1, Thường trực Tỉnh ủy đã làm việc với Đoàn doanh nghiệp Nhật Bản trên địa bàn tỉnh do ông Iwakoshi Kiyoshi- Tổng giám đốc Công ty TNHH Shikoku Cable Việt Nam (KCN Đồng Văn II) làm trưởng đoàn. Dự và chủ trì buổi làm việc có các đồng chí: Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Xuân Dưỡng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự có lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành chức năng…
Năm 2023, mặc dù nền kinh tế Hà Nam phải đối diện với không ít khó khăn trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm; thị trường đầu ra bị thu hẹp, đơn hàng giảm, chi phí sản xuất tăng cao. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của cấp ủy chính quyền; sự chủ động, linh hoạt của các doanh nghiệp, các lĩnh vực kinh tế trọng điểm của tỉnh đã có bước chạy 'nước rút' thành công. Nhiều chỉ tiêu quan trọng đều đạt và vượt so với kế hoạch năm; trong đó phát triển hạ tầng các khu công nghiệp được đánh giá là 'điểm sáng' trong bức tranh kinh tế của Hà Nam năm 2023.
Chiều 27/12, đoàn công tác của Hội đồng Nghị viện tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) do ngài Yom Jong Hyun, Chủ tịch Hội đồng tỉnh Gyeonggi làm trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc tại Công ty TNHH Seoul Semiconductor Vina (KCN Đồng Văn I, thị xã Duy Tiên) và Trường Cao đẳng FPT Polytechnic - Hà Nam.
Chiều 18/12, Công đoàn các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh tổ chức hội nghị Tổng kết phong trào công nhân lao động (CNLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2023; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Nhằm tạo điểm nhấn trong lĩnh vực thu hút đầu tư của tỉnh, năm 2023, cùng với việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp (KCN); đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư; các dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp trong KCN cũng được tỉnh Hà Nam đặc biệt quan tâm, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đầu tư, phát triển sản xuất- kinh doanh của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thời gian qua, bên cạnh việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh còn tích cực phối hợp với Công an tỉnh triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự (ANTT), thúc đẩy phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) trong các cấp công đoàn, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (DN) hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững.
Theo quy hoạch đến năm 2030, nguồn cấp nước chính trên địa bàn tỉnh là nguồn nước mặt sông Hồng và sông Đáy đoạn từ xã Tân Sơn (Kim Bảng) đến ranh giới hành chính giữa huyện Kim Bảng và thành phố Phủ Lý. Để đáp ứng nhu cầu trên, UBND tỉnh chỉ đạo các doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng đường ống cấp nước sạch sinh hoạt có nguồn nước mặt được lấy từ sông Hồng bảo đảm nâng cao chất lượng phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng.
Theo Quyết định số 2432/QĐ - UBND ngày 27/11/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt danh mục vùng hạn chế khai thác nước ngầm trên địa bàn tỉnh, các Khu công nghiệp (KCN) Đồng Văn được xác định là vùng hạn chế khai thác, sử dụng nước ngầm để sử dụng vào sản xuất, sinh hoạt. Theo đó, thời gian qua, một số đơn vị cấp nước sạch cho các KCN Đồng Văn đã nghiêm chỉnh chấp hành việc dừng khai thác nước ngầm, chuyển sang cấp nước từ sông Hồng, sông Đáy ở đoạn đầu nguồn hoặc tiếp nhận nguồn nước của nhà máy nước sạch liên vùng bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng để cấp nước sạch phục vụ khách hàng.
Trước tình hình mưa lớn gây ngập úng cục bộ tại các Khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn, ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp, sáng 28/9, đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đi kiểm tra tình hình mưa úng tại KCN Đồng Văn I, II (thị xã Duy Tiên).
Không chỉ là tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ), Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Seoul Semiconductor Vina, KCN Đồng Văn I (Duy Tiên) còn luôn đồng hành vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Làm tốt vai trò cầu nối giữa NLĐ với chủ sử dụng lao động đã tạo mối quan hệ lao động tại đơn vị luôn hài hòa, ổn định và tiến bộ.
So với cùng kỳ năm trước, trong 7 tháng đầu năm 2023 thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh mới đạt khoảng 60%. Để hoàn thành được kế hoạch thu hút đầu tư năm 2023, trong 5 tháng cuối năm UBND tỉnh chỉ đạo các ngành và các doanh nghiệp tăng cường xúc tiến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN), tạo điều kiện thuận lợi nhất hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký sản xuất năm 2023.
Do nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng và kiên cố hóa hệ thống thủy lợi xung quanh một số khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh những năm qua còn hạn chế nên đã dẫn đến tình trạng sau mỗi trận mưa, nước tiêu thoát không kịp thời gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sản xuất của doanh nghiệp và khu dân cư. Vì vậy, từ tháng 9/2022, UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch và thực hiện nâng cấp một số trạm bơm tiêu; yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố trích quỹ đầu tư kết hợp huy động xã hội hóa nâng cấp đường giao thông, tu bổ kênh tiêu nội khu nhằm đáp ứng yêu cầu đi lại, tiêu úng cục bộ tại các khu, cụm công nghiệp.
Tuyến kênh A4-8 có điểm đầu từ phường Bạch Thượng (thị xã Duy Tiên) về điểm cuối tại phường Lam Hạ (thành phố Phủ Lý) dài hơn 14 km. Đây là tuyến kênh tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu nước thải đã qua xử lý ở các khu công nghiệp (KCN) Đồng Văn. Song, thời gian qua tại một số thời điểm lòng kênh đã xảy ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước, vậy đâu là nguyên nhân?
Chiều 14/4, Công đoàn cơ sở Công ty cổ phần (CTCP) Norfolk Hatexco, KCN Đồng Văn I (thị xã Duy Tiên) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023-2028. Tham dự đại hội có 60 đại biểu đại diện cho hơn 200 đoàn viên, công nhân lao động.
Ngày 9/11/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt Đề án 'Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ doanh nghiệp trong khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030'. Sau 1 năm triển khai thực hiện, đề án đã đạt được những kết quả nhất định. Các dịch vụ phục vụ doanh nghiệp trong KCN ngày càng đáp ứng về số lượng và chất lượng, góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Những năm qua, nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của các doanh nghiệp tại hai Khu công nghiệp (KCN) Đồng Văn I, II được cung cấp bởi các nhà máy nước của Công ty cổ phần nước sạch Đồng Văn và Công ty cổ phần Cấp nước Setfil Hà Nam. Song, từ ngày 27/11/2020 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2432/QĐ - UBND về việc phê duyệt danh mục vùng hạn chế khai thác nước ngầm trên địa bàn tỉnh, và các nhà máy này thuộc vùng hạn chế khai thác, vì thế hoạt động của các nhà máy nước sạch ở khu vực này phải nghiêm túc tuân thủ thực hiện quy định.
Bên cạnh yếu kém trong công tác quản lý, UBND tỉnh Hà Nam cũng nhiều lần để 'cấp dưới' và doanh nghiệp 'vượt mặt' khi thực hiện các dự án.
Kể từ khi hình thành khu công nghiệp (KCN) đầu tiên vào năm 2003 là KCN Đồng Văn I (Duy Tiên), đến nay tỉnh Hà Nam đã có 8 KCN đi vào hoạt động, thu hút trên 500 dự án đầu tư, tạo việc làm cho trên 86.000 lao động.
Đến nay, hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường (BVMT) nói chung và BVMT trong các khu công nghiệp (KCN) nói riêng đã từng bước được hoàn thiện, đồng bộ và thống nhất. Theo đó, ý thức thực hiện nhiệm vụ BVMT của các doanh nghiệp đã được nâng lên rõ rệt. Không chỉ chấp hành tốt các quy định của pháp luật, một số doanh nghiệp trong các KCN còn tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm chung tay đóng góp cho cộng đồng trong công tác BVMT.
Năm 2021, thứ hạng Chỉ số Tiếp cận đất đai của tỉnh tăng tới 21 bậc so với năm 2020, đã phản ánh quyết tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong cải thiện, nâng cao Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Song chưa dừng lại ở đó, với mục tiêu xây dựng môi trường kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn và tạo thuận lợi nhất cho mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh, tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương tiếp tục quan tâm nâng cao hiệu quả các hoạt động liên quan đến đất đai...
Chiều 12/12, Công an tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn thị xã Duy Tiên về công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT).