Theo các chuyên gia kinh tế, hoạt động bán hàng livestream trên các nền tảng mạng xã hội sẽ góp phần giúp người lao động tiếp cận được nguồn hàng Việt Nam chất lượng cao, nguồn hàng chuyên xuất khẩu được sản xuất ngay chính trong khu công nghiệp - khu chế xuất (KCN - KCX).
Mặc dù Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT đều đã quy định rõ về phân loại chất thải, nhất là hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại (CTNH) nhưng trong một thời gian dài TP Hồ Chí Minh chưa thực hiện phân loại CTNH theo quy định. Do chưa quy định về phân loại nên việc kiểm soát đối với hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH trên địa bàn càng lỏng lẻo…
Chiều tối 20/1, tại Khu chế xuất Linh Trung II, Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh và Công đoàn Ban quản lý Khu chế xuất - Khu công nghiệp TP Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức chương trình 'Phiên chợ Nghĩa tình - Tết đoàn viên' với gần 3.000 công nhân có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trong Khu chế xuất Linh Trung II và Khu công nghiệp Bình Chiểu (TP Thủ Đức) tham gia.
Theo Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh, dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Công đoàn TP Hồ Chí Minh đã dành 135 tỷ đồng chăm lo Tết cho người lao động gặp khó khăn; trong đó, 34 tỷ đồng cấp Thành phố và 101 tỷ đồng ở cấp quận, huyện, Công đoàn cấp trên cơ sở.
Tại ngày hội, công nhân được tham gia Hội thi Rung chuông vàng, Giờ thứ 9, mua sắm tại các gian hàng phúc lợi giảm giá từ 10%-50%.
TP Hồ Chí Minh đang chủ động thành lập các khu cách ly y tế tập trung ngay trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao (KCX-KCN, KCNC) trên địa bàn nhằm chủ động trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và giảm áp lực cho các bệnh viện dã chiến thành phố, các khu cách ly tập trung tạm thời, các trạm y tế lưu động tại địa phương.
Sáng 4/10, công nhân tại một số khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã bắt đầu quay trở lại nhà máy làm việc, sau khi thành phố ban hành Quy định kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố từ ngày 1/10.
Đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát, diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế - xã hội của TP Hồ Chí Minh và một số địa phương khu vực 'lõi' thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, các địa phương dần trở lại trạng thái 'bình thường mới', từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế theo hướng bảo đảm vững chắc.
0 giờ ngày 9/7, TP Hồ Chí Minh và tỉnh Ðồng Nai bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội (GCXH) theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ (Chỉ thị 16). Một số địa phương khác ở phía nam cũng đang trong đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19. Ðiểm chung của các địa phương là thực hiện nghiêm túc các quy định và bảo đảm không để đứt gãy chuỗi sản xuất, kinh doanh, nhất là tại các khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN)...
Ðợt dịch Covid-19 lần thứ tư tại TP Hồ Chí Minh bùng phát xuất hiện nhiều ca F0 là công nhân lao động làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX, KCN) khiến cho tình hình dịch bệnh diễn biến càng phức tạp, khó lường.
'Phải quản lý bảo đảm an toàn cả trong và ngoài doanh nghiệp (DN), đồng thời chủ động các phương án ứng phó, diễn tập xử lý tình huống dịch bệnh khẩn cấp'-Đó là chỉ đạo của UBND TP Hồ Chí Minh đối với các DN, cơ sở sản xuất đang hoạt động trong các khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn thành phố, nhất là sau khi có các ca nhiễm Covid-19 xảy ra tại một số công ty thời gian gần đây.
Ngày 31/5, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã cùng các bộ, ngành, lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Tối 14/5, Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức phối hợp với các trạm y tế đã lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho công nhân, người thân sống tại nhà lưu trú công nhân thuộc khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN - KCX) Linh Trung (thành phố Thủ Đức).
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, TP Hồ Chí Minh đã có nhiều hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới trong lao động và cuộc sống đối với nữ giới. Tuy vậy, tại các cơ quan, doanh nghiệp (DN), nhất là các khu vực có số lượng lao động nữ chiếm phần lớn, để mang lại niềm hạnh phúc trong công việc, đời sống, các cơ quan chức năng, DN cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phù hợp.