Sáng 21/7, huyện Ngân Sơn tổ chức Hội nghị Kế hoạch năm 2023 nhằm chủ động xây dựng, định hướng các mục tiêu cụ thể trong phát triển kinh tế - xã hội trong năm tới.
Ngày 29/12, Ban Quản lý Dự án 'Phát triển nhờ tham gia và sở hữu cộng đồng' tại huyện Ngân Sơn được tài trợ bởi Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới (Cộng hòa liên bang Đức) đã tổ chức Hội thảo sơ kết giữ kỳ nhằm đánh giá kết quả sau một năm rưỡi triển khai thực hiện Dự án (từ tháng 7/2020 – 12/2021).
Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương khóa X về 'Nông nghiệp, nông dân, nông thôn', lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của huyện Ngân Sơn đã có những bước chuyển biến rõ rệt, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao.
Mặc dù có những trở ngại khách quan tác động đến sản xuất như dịch Covid-19, mưa lũ, dông lốc..., tuy nhiên, vụ mùa năm 2021 đã đạt nhiều kết quả tích cực. Để có được vụ mùa thắng lợi là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của các cấp, ngành chức năng, cơ quan chuyên môn, đặc biệt là sự nỗ lực của bà con nông dân trên toàn tỉnh.
Theo cơ quan chuyên môn, diện tích lúa vụ mùa trên địa bàn hiện sinh trưởng, phát triển tốt, bà con đang tích cực chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại.
Dự án 'Phát triển nhờ tham gia và sở hữu cộng đồng' do Tổ chức Bánh mì cho Thế giới (BfdW) – Cộng hòa liên bang Đức tài trợ được triển khai tại huyện Ngân Sơn bước đầu mang lại hiệu quả, từ hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đến thay đổi tư duy về sản xuất cho bà con nông dân.
Hơn 26 gian hàng trưng bày, giới thiệu quảng bá sản phẩm tại Hội chợ thương mại, ngày hội nông sản OCOP và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu tỉnh Bắc Kạn năm 2020 là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã tỉnh kết nối mở rộng liên danh, liên kết sản xuất với thị trường theo chuỗi giá trị.
Nhằm tăng cường kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa lợi thế của tỉnh Bắc Kạn, định hướng và đưa sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý đến người tiêu dùng, góp phần hưởng ứng cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam', tỉnh Bắc Kạn tổ chức Ngày hội nông sản OCOP và Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa tỉnh Bắc Kạn năm 2020.
Với Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP), các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp đặc trưng đã được hỗ trợ phát triển theo chuỗi giá trị, chế biến sâu… Cách làm này không chỉ thay đổi tư duy sản xuất, mở ra cơ hội phát triển mà còn nâng cao giá trị cho nhiều sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng của các vùng miền.
Ngày 22-11, trong khuôn khổ diễn đàn 'Kết nối cung cầu sản phẩm nông nghiệp vùng trung du, miền núi phía bắc', do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn tổ chức tại tỉnh Bắc Kạn, đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng hợp tác thương mại giữa Big C (đơn vị thành viên của Central Retail Việt Nam) với chín nhà cung cấp của tỉnh bắc Kạn; qua đó tạo sinh kế ổn định cho 200 hộ nông dân đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn.
Nhiều nông sản sạch của tỉnh Bắc Kạn đã lần đầu tiên xuất hiện trong một sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân thủ đô.