Mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 dự kiến là bao nhiêu?

Hội đồng tiền lương quốc gia dự kiến sẽ họp phiên đầu tiên về đàm phán vào ngày 9/8 tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh). Theo thông lệ, phiên đầu tiên, các bên sẽ đưa ra mức tăng và cơ sở mức tăng. Vậy mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 dự kiến là bao nhiêu?

Nhà mua hàng toàn cầu dồn dập tới Việt Nam

Việc lãnh đạo các tập đoàn bán lẻ lớn như Walmart (Mỹ), Uniqlo và Aeon (Nhật Bản)… sẽ có mặt tại Việt Nam để tìm kiếm các nhà cung ứng là động lực cho xuất khẩu trong thời gian tới.

Đề xuất tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bằng 70% thu nhập

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi bổ sung tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn

Chiều 26-5, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đi kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án tại Khu công nghiệp (KCN ) Bỉm Sơn.

Cho ý kiến vào phương án cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất của Nhà máy xi măng Long Sơn

Chiều 24-5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị xem xét, giải quyết đề nghị xin chấp thuận phương án cung cấp nguồn nước và phương án tuyến đường nước từ sông Hoạt phục vụ cho sản xuất của Nhà máy xi măng Long Sơn, phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn).

Giám sát việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Chiều 18 - 5, Đoàn giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội do đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ nhiệm làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn tỉnh.

Sức hấp dẫn của các khu công nghiệp Thanh Hóa đối với nhà đầu tư Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia không chỉ 'kỹ tính' khi giám sát nguồn gốc, chất lượng hàng hóa nhập khẩu, mà việc lựa chọn địa điểm đầu tư dự án cũng được tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng. Đến nay, trong tổng số 143 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Thanh Hóa, thì nguồn vốn từ Nhật Bản đã là 6,6 tỷ USD, chiếm 45,7% tổng vốn đầu tư FDI. Trong số 17 dự án FDI Nhật Bản đầu tư vào Thanh Hóa, đa phần các doanh nghiệp (DN) lựa chọn điểm đến là các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh.

Bức thiết hạ tầng khung phòng cháy, chữa cháy tại các khu công nghiệp (Bài cuối): Gỡ khó để nhà đầu tư hoàn thiện và vận hành hiệu quả hạ tầng PCCC

Xác định tầm quan trọng công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại các khu công nghiệp (KCN), thời gian gần đây, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều cuộc họp bàn, nghiên cứu, chỉ đạo rốt ráo nhằm nhanh chóng khắc phục những hạn chế, yếu kém. Cùng với sự nỗ lực của các chủ đầu tư hạ tầng thì tiến độ hoàn thành các hạng mục cũng như hiệu quả của công tác vận hành phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cần tới sự đồng hành của tỉnh, các ngành chức năng, chính quyền các địa phương và cả các nhà đầu tư thứ cấp.

Bức thiết hạ tầng khung phòng cháy, chữa cháy tại các khu công nghiệp (Bài 2): Nhiều vướng mắc chưa thể giải quyết ngay

Hệ thống hạ tầng khung cho phòng cháy, chữa cháy (PCCC) ở các khu công nghiệp (KCN) vừa thiếu và yếu là vậy, nhưng không thể khắc phục một sớm một chiều. Ngoài những nguyên nhân do đơn vị đầu tư hạ tầng KCN còn lơ là, chưa chú trọng thực hiện đầu tư theo quy định, thì phần lớn các nguyên nhân là do lỗi hệ thống, xuất phát từ nhiều phía...

Bức thiết hạ tầng khung phòng cháy, chữa cháy tại các khu công nghiệp (Bài 1): Thiếu và yếu gây nhiều hệ lụy

Khi được rà soát tổng thể, nhiều sở, ngành, đơn vị liên quan ở Thanh Hóa mới ngỡ ngàng trước sự 'sơ khai', yếu kém, thậm chí là... chưa có gì trong việc xây dựng hạ tầng khung phòng cháy, chữa cháy (PCCC) ở các khu công nghiệp (KCN). Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư hạ tầng muốn hoàn thiện theo quy định lại gặp không ít vướng mắc phát sinh cần được tháo gỡ. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các KCN cũng bị 'vạ lây', chưa kể năng lực PCCC chung cho toàn KCN vẫn còn là những dấu hỏi...

Thanh Hóa chỉ đạo 'nóng' sau kiến nghị của doanh nghiệp về biểu giá vật liệu xây dựng

Thanh Hóa sẽ khẩn trương kiểm tra, rà soát, tổng hợp số liệu về dự báo nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng thông thường đảm bảo sát thực tế, đề xuất giải pháp thực hiện đối với các dự án lớn, trọng điểm đang thi công...

Sáu dự án đầu tư công tại Thanh Hóa có nguy cơ 'lụt' tiến độ

UBND tỉnh Thanh Hóa đang 'thúc' chính quyền các địa phương và một số sở, ban ngành để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, giúp các dự án đảm bảo tiến độ đã đề ra...

Tiềm năng thu hút đầu tư hạ tầng khu công nghiệp

Với vị trí đứng đầu khu vực miền Trung và thứ 8 cả nước trong thu hút đầu tư nước ngoài, Thanh Hóa đang có lợi thế trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước. Không chỉ tạo kỳ vọng gia tăng các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, việc thu hút các dự án đầu tư trực tiếp cũng sẽ là cơ hội và tiềm năng lớn trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (KCN).

Nhiều Khu công nghiệp ở Thanh Hóa chậm tiến độ

Theo báo cáo của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Thanh Hóa, các dự án khu công nghiệp trên địa bàn có tiến độ thực hiện rất chậm, ảnh hưởng lớn đến kết quả thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn.

5 công ty được chấp thuận sử dụng lao động người nước ngoài

UBND tỉnh vừa có văn bản về việc đề nghị chấp thuận vị trí công việc sử dụng lao động người nước ngoài.

Đề xuất giải pháp phân loại mức độ rủi ro về phòng cháy chữa cháy

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ tháo gỡ các bất cập trong quy định về phòng cháy chữa cháy.

Nâng cao năng lực ngoại ngữ và kỹ năng đàm phán cho cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư

Với nhiều giải pháp linh hoạt trong xúc tiến đầu tư, tỉnh Thanh Hóa đã 'gặt hái' được khá nhiều thành tựu, nhất là trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Để đáp ứng làn sóng dịch chuyển 'hậu COVID-19', cũng như phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, công tác thu hút đầu tư đang tiếp tục được lãnh, chỉ đạo, đổi mới phương thức để nâng cao hiệu quả. Trong đó, cùng với các cơ chế, chính sách ưu đãi và sự cởi mở hơn về thủ tục hành chính, thì vấn đề đáp ứng về nguồn lực cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

Doanh nghiệp đóng cửa vì quy định phòng cháy, chữa cháy mới (Bài 3): Cần một lộ trình phù hợp!

Trước yêu cầu cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) hiện nay, ngày 3-1-2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về tăng cường công tác PCCC trong tình hình mới. Ngày 15-1-2023, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBND để triển khai nhiệm vụ trong công tác PCCC tới tất cả các cấp từ tỉnh tới cơ sở. Quan điểm chung vẫn phải đặt sự an toàn PCCC của DN lên hàng đầu, vơímục tiêu mới được đặt ra là 'Từng nhà máy, xí nghiệp, DN an toàn'. Tuy nhiên nhiều người cho rằng, có thể xem xét giãn lộ trình thực hiện một số quy định, cùng kiến nghị để cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương nhìn nhận sửa đổi nhiều nội dung áp dụng, hay có thêm nhiều giải pháp thực hiện để hài hòa với sự phát triển của DN, nhất là cơ chế cụ thể cho những khu, cụm công nghiệp đã tồn tại lâu đời?

Tháo gỡ khó khăn, sớm triển khai hạ tầng PCCC cho các khu công nghiệp lớn

Chiều 8-3, đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo kết quả tháo gỡ khó khăn trong đầu tư hạ tầng khung phòng cháy, chữa cháy (PCCC), công tác PCCC của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp (KCN): Bỉm Sơn và Đình Hương - Tây Bắc ga giai đoạn 1.

Dự án đường trăm tỷ gặp khó trong giải phóng mặt bằng

Dự án đường từ Khu công nghiệp Bỉm Sơn đến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn- Hoằng Hóa (tỉnh Thanh Hóa) có tổng mức đầu tư hơn 700 tỷ đồng đi qua địa bàn thị xã Bỉm Sơn và các huyện Hà Trung, Nga Sơn. Dự án được khởi công năm 2022 và theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm 2024 theo hợp đồng đã ký. Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng đoạn qua địa phận thị xã Bỉm Sơn và huyện Hà Trung đã cơ bản hoàn thành; riêng đoạn đi qua huyện Nga Sơn hiện đang vướng nhiều khó khăn; khiến dự án có nguy cơ chậm tiến độ do phải dừng thi công một số hạng mục nhiều tháng nay.

Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Công nghiệp chế biến, chế tạo (CNCBCT) là ngành chủ lực trong sản xuất công nghiệp của tỉnh, chiếm tới khoảng 97% giá trị sản xuất và 90% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Với tỷ trọng lớn, CNCBCT trở thành ngành trụ cột trong phát triển công nghiệp của tỉnh. Việc phát triển CNCBCT được tỉnh xem là nhiệm vụ quan trọng để phát triển công nghiệp chung của cả tỉnh.

Nâng cao trình độ, kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho doanh nghiệp tại thị xã Bỉm Sơn

Sáng 15-2, Trung tâm ngoại ngữ quốc tế IPRO thuộc Công ty CP Đào tạo và Tư vấn IPRO phối hợp với Văn phòng Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tại Bỉm Sơn, các đơn vị chủ đầu tư hạ tầng tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) thị xã Bỉm Sơn tổ chức khai giảng khóa học Tiếng Anh cho DN.

Quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại Khu Công nghiệp Bỉm Sơn

Được quy hoạch bài bản, Khu Công nghiệp Bỉm Sơn (KCNBS) hiện là một trong những khu công nghiệp (KCN) có tỷ lệ lấp đầy tương đối cao (62%), chỉ sau các KCN đã hình thành lâu năm tại TP Thanh Hóa. Với vị trí địa lý thuận lợi cho trung chuyển hàng hóa, thời gian gần đây, có khá nhiều tập đoàn, doanh nghiệp 'tầm cỡ' đến khảo sát, tìm hiểu hợp tác đầu tư tại KCN này. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất của các doanh nghiệp, KCNBS cần được quan tâm, đầu tư bài bản các hạng mục hạ tầng kỹ thuật tổng thể và chi tiết nhằm đáp ứng về thời gian và tiêu chuẩn hạ tầng phục vụ sản xuất.

Các doanh nghiệp tất bật sản xuất những đơn hàng đầu năm

Đầu năm 2023, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã 'đón' những đơn hàng đầu năm. Đây là tín hiệu tích cực để các doanh nghiệp thực hiện mục tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh của đơn vị, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh.

Tìm lối thoát cho các doanh nghiệp bị đình chỉ về vi phạm PCCC

Quá trình đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp (KCN) tại Thanh Hóa bộc lộ nhiều vấn đề bất cập từ hạ tầng kỹ thuật, thoát nước thải, phòng cháy chữa cháy (PCCC) dẫn tới các doanh nghiệp thuê đất tại đây kêu trời. Khi các quy định về PCCC bị siết chặt, nhiều đơn vị bị xử phạt, đình chỉ hoạt động.

Dự án giao thông từ gặp khó do thiếu vật liệu san lấp

Dự án đường giao thông từ Khu công nghiệp Bỉm Sơn đến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tháng 5/2021, với chiều dài hơn 16km, đi qua 3 địa phương thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung, Nga Sơn. Tuy nhiên hiện nay do gặp khó trong quá trình mua vật liệu san lấp nên có thời điểm các nhà thầu phải dừng thi công, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ của dự án.

Tháo gỡ khó khăn trong công tác phòng cháy chữa cháy, rà soát tiến độ đầu tư hạ tầng tại KCN Tây Bắc Ga và KCN Bỉm Sơn

Sáng 7-2, đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp về tháo gỡ khó khăn trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) của các doanh nghiệp (DN) tại Khu công nghiệp (KCN) Đình Hương - Tây Bắc Ga; rà soát tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN Tây Bắc Ga và KCN Bỉm Sơn.

Khẳng định vị thế đô thị động lực phía Bắc Thanh Hóa

Năm 2022, thị xã Bỉm Sơn hân hoan chào đón thêm những công trình, dự án mới cùng nhau hiện diện. Ngoài các dự án dây chuyền 4 - Nhà máy Xi măng Long Sơn, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất Chi nhánh Tổng Công ty May 10 - CTCP, khu dân cư Nam Cổ Đam đầu tư chuyển tiếp từ năm 2021, Bỉm Sơn đã chính thức khởi công Nhà máy Sản xuất lốp ô tô Radial, Nhà máy Công nghiệp SAB Việt Nam tại Khu A, Khu Công nghiệp Bỉm Sơn, từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa Bỉm Sơn phát triển đúng với những ngành nghề công nghiệp đã được hoạch định.

Khởi chạy dây chuyền sản xuất khung tranh, khung ảnh và khung gương trang trí thân thiện với môi trường

... đây là 1 trong tổ hợp 3 dự án của Tập đoàn Shandong INTCO của Singapore, được triển khai tại Khu Công nghiệp Bỉm Sơn

Đề nghị chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện một số dự án đường giao thông

Tại kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 -2026 diễn ra ngày 19-11, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh xem xét quyết nghị về việc đề nghị HĐND tỉnh chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án đường giao thông từ Khu Công nghiệp Bỉm Sơn đến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa tại huyện Hà Trung, huyện Nga Sơn, thị xã Bỉm Sơn và dự án Đường Vạn Thiện đi Bến En tại huyện Như Thanh, huyện Nông Cống.

Thanh Hóa dẫn đầu khu vực Bắc Trung bộ về doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

Số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cho thấy, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh thành lập được 2.462 doanh nghiệp mới, đạt hơn 80% kế hoạch, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Khởi công xây dựng Nhà máy Công nghiệp SAB Việt Nam

Sáng 12-7, tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn (thị xã Bỉm Sơn), Công ty TNHH Công nghiệp SAB Việt Nam đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy Công Nghiệp SAB Việt Nam.

Bài 5 - Vững vị thế 'đầu tàu', khẳng định tầm phát triển

Với kết quả tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2022 đạt tới 13,41%, đứng thứ 3 cả nước, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục khẳng định sự sáng tạo, quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế. Trong thành quả đáng trân trọng này, vai trò dẫn dắt, vị thế 'đầu tàu' của Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN) trên địa bàn tỉnh tiếp tục được khẳng định và dự báo vươn xa.

Mong những chỉ đạo của Thủ tướng về tháo gỡ khó khăn cho công nhân lao động sớm được thực hiện

Thủ tướng vừa gặp gỡ, đối thoại và có chỉ đạo tháo gỡ những vướng mắc khó khăn cho người lao động, đáp ứng lòng mong mỏi của hàng nghìn công nhân.

Tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thị xã Bỉm Sơn

Sáng 7-6, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Thanh Hóa gồm các đại biểu: Nguyễn Tiến Hiệu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa; Trịnh Tuấn Thành, Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn; Phạm Kim Tân, Tổng Thư ký, Trưởng Ban Khoa học - Công nghệ, Tư vấn phản biện và Giám định xã hội, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Thanh Hóa, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Thanh Hóa, đã tiếp xúc cử tri thị xã Bỉm Sơn trước Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026.