Trong những năm qua, cải tạo chung cư cũ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Thủ đô Hà Nội. Đặc biệt, với nhiều quy định mới có tính đột phá trong Luật Nhà ở 2023, Luật Thủ đô được kỳ vọng sẽ tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cải tạo chung cư cũ của Hà Nội, góp phần tạo nên diện mạo mới khang trang, đẹp đẽ hơn cho Thủ đô.
Người dân sinh sống tại khu tập thể Ngọc Khánh (nằm trong ngõ 31 Nguyễn Chí Thanh) lo lắng cho sự xuống cấp của nơi an cư và hy vọng sớm cải tạo, tái thiết, xây dựng lại.
Phố đi bộ quanh khu vực hồ Ngọc Khánh (quận Ba Đình, Hà Nội) đang được hoàn tất những công đoạn cuối để đưa vào sử dụng đúng dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Cải tạo chung cư cũ là nhiệm vụ cấp thiết. UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Đề án thực hiện với lộ trình cụ thể từ năm 2021. Nhưng sau 3 năm, với hàng loạt khó khăn chưa được tháo gỡ, Đề án rơi vào tình cảnh 'vỡ' kế hoạch.
Đã hơn 20 năm từ khi TP Hà Nội có chủ trương cải tạo chung cư cũ nhưng đến nay việc triển khai vẫn rất chậm. Trong khi đó các khu nhà ngày một xuống cấp, gây mất an toàn cho người dân.
Trong vòng hơn 20 năm qua, Hà Nội mới chỉ thực hiện cải tạo được khoảng 1,2% chung cư cũ. Tình trạng này cũng tương tự đối với TPHCM. Những bất cập trong việc thực hiện cải tạo chung cư cũ kéo dài thời gian qua được kỳ vọng sẽ sớm được giải tỏa từ những luật mới liên quan đến nhà ở, thị trường bất động sản được thực thi từ ngày 1/8 vừa qua.
Luật Nhà ở 2023 quy định về tỉ lệ người dân đồng thuận chỉ cần ít nhất 70% tổng số chủ sở hữu tham gia lấy ý kiến quy hoạch và 75% trong số đó đồng thuận là đủ điều kiện để tháo dỡ công trình thay vì 100% như quy định cũ. Luật cũng đưa ra phương án gom nhiều chung cư cũ vào một vị trí để xây dựng cao tầng, giúp người dân được tái định cư tại chỗ.
Theo quy định mới, nhà chung cư bị hỏng do cháy, nổ, thiên tai, địch họa không còn đủ điều kiện an toàn phải di dời khẩn cấp chủ sở hữu, người sử dụng từ ngày 1.8 tới.
So với Luật Nhà ở năm 2014, Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024 có nhiều điểm mới. Giới chuyên gia cho rằng, khi Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực sẽ giúp tháo gỡ các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ cải tạo chung cư cũ, gắn với tái thiết đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Những điểm mới trong Luật Nhà ở sửa đổi 2023 có hiệu lực sớm từ ngày 1/8 tới được kỳ vọng sẽ tạo sức bật cho công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư, nhà tập thể cũ trên địa bàn cả nước nói chung và TP Hà Nội nói riêng.
Những hình ảnh về các khu chung cư cũ kỹ, cơi nới, xuống cấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro mất an toàn cho người dân đã không còn xa lạ. Luật Nhà ở (sửa đổi) 2023 sắp có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2024 với nhiều điểm mới bổ sung, được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tốc độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn TP Hà Nội.
Luật Nhà ở sửa đổi 2023 sắp có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2024 với nhiều điểm mới bổ sung, được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tốc độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên cả nước nói chung, và trên địa bàn TP Hà Nội nói riêng.
Chỉ còn ít ngày nữa (1/8/2024) Luật Nhà ở năm 2023 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành, với nhiều quy định mới được kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn cho công tác phát triển nhà ở thời gian tới.
Ngày 16-4, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đi kiểm tra tình hình triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chỉ đạo đến năm 2025, thành phố phải khởi công cải tạo, xây dựng lại 1-2 khu chung cư cũ, chọn quận Ba Đình làm điểm để triển khai trước…
Chưa ban hành hệ số đền bù, hạn chế bởi chỉ tiêu quy hoạch, chưa có quy trình cưỡng chế hộ dân ra khỏi chung cư cũ nguy hiểm... là những lý do khiến các nhà đầu tư chưa mặn mà, tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ gần như 'giậm chân tại chỗ'.
Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương khẩn trương ban hành hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K bồi thường) làm cơ sở để các nhà đầu tư lập phương án bồi thường khi tham gia đăng ký làm chủ đầu tư dự án.
Bộ Xây dựng cho biết, Nghị định số 69/2021 trong đó đã quy định nhiều cơ chế, chính sách mới nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tạo xây dựng lại nhà chung cư cũ.
Được xây dựng cách đây nửa thế kỷ, nhiều khu chung cư tại Hà Nội đã được xếp vào loại xuống cấp đặc biệt nghiêm trọng, thuộc diện phải di dời khẩn cấp.
Thường trực HĐND TP Hà Nội đã thống nhất tạm cấp ngân sách gần 128 tỷ đồng để các quận, huyện kiểm định chung cư cũ năm 2022.
Một số tòa chung cư tại Hà Nội đã xuống cấp nghiêm trọng, được kiểm định nguy hiểm cấp D, nằm trong diện phải di dời, nhưng một số hộ dân vẫn nấn ná, chưa chịu chuyển đi.
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương kiểm định và lập danh mục các nhà chung cư, khu chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại đưa vào kế hoạch thực hiện
UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc thành lập Tổ công tác của thành phố để nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ.
Tổ công tác sẽ nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về tiêu chí để lựa chọn chủ đầu tư, cơ chế chính sách cụ thể thuộc thẩm quyền của thành phố về cải tạo, xây dựng nhà chung cư theo quy định.
Bộ Xây dựng vừa có Quyết định 56/QĐ-BXD thành lập Tổ công tác triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30-1-2022 của Chính phủ.
Người dân sống tại 6 chung cư, tập thể cũ tại Ba Đình, Đống Đa (Hà Nội) thuộc cấp độ nguy hiểm được di dời trong quý I/2022.
Những chung cư cũ cấp D tại Hà Nội như Ngọc Khánh, Thành Công, Giảng Võ... sẽ được triển khai sửa chữa, xây dựng lại đợt 1.
Thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, kế hoạch tổng kiểm tra, rà soát, kiểm định các nhà chung cư cũ sắp tới sẽ không phân cấp độ A, B, C mà liên quan tới cục bộ. Các chung cư cũ xuất hiện các yếu tố không đảm bảo phòng cháy, chữa cháy, các yêu cầu về hạ tầng… sẽ được cơ quan kiểm định đánh giá...
Sau khi xuống tiền mua căn hộ tại các khu tập thể cũ, nhiều người mới nhận ra các bất tiện mà 'chỉ người trong cuộc mới hiểu'.
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các địa phương có nhà chung cư cũ đã được kiểm định nguy hiểm ở cấp D phải di dời người dân trong Quý I/2022 để phục vụ tiến độ đề án cải tạo, xây dựng lại.
4 chung cư cũ cấp D (chung cư nguy hiểm) và 6 cụm khu chung cư cũ khác sẽ đứng đầu danh sách trong kế hoạch cải tạo xây dựng mới của thành phố Hà Nội.
Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội và Liên hiệp các Hội khoa học Kỹ thuật Hà Nội vừa tổ chức Hội thảo 'Cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025', nhằm nhận diện các khó khăn, vướng mắc.