Với nhiều yếu tố thuận lợi khi đầu tư Khu Thương mại tự do tại Bà Rịa- Vũng Tàu sẽ là đòn bẩy thu hút đầu tư và cần làm ngay nếu không sẽ lỡ cơ hội.
Sáng 02/12, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Phiên toàn thể Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2024 với chủ đề 'Khu thương mại tự do - Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics'.
Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics thời kỳ 2025 - 2035 đã đề xuất nhiều giải pháp đồng bộ nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về logistics.
Thủ tướng cho biết, thời gian tới sẽ tập trung phát triển không gian ngầm, không gian biển, không gian vũ trụ tạo điều kiện cho hạ tầng logictics phát triển mạnh mẽ.
Tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, khu thương mại tự do sẽ đóng góp quan trọng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Các doanh nghiệp rất mong chờ việc sớm đầu tư các khu thương mại tự do để giúp doanh nghiệp giảm chi phí logistics, song điểm nghẽn cản trở lớn nhất là chưa có pháp lý.
Ngày 14-11, tại TP Đà Nẵng, Bộ Công Thương phối hợp với UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức Diễn đàn 'Khu thương mại tự do Đà Nẵng – Động lực mới phát triển ngành logistics TP Đà Nẵng' bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp dưới sự đồng chủ trì của Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài và Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Chí Cường.
Theo các chuyên gia, để thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho Khu Thương mại tự do Đà Nẵng thì việc đầu tư vào hạ tầng logistics hiện đại là yếu tố then chốt. Điều này không chỉ bao gồm cảng biển và sân bay, mà còn là hệ thống giao thông kết nối, kho bãi, và các trung tâm phân phối tiên tiến. Hạ tầng đồng bộ và hiện đại sẽ giúp giảm chi phí lưu kho, rút ngắn thời gian vận chuyển và nâng cao năng lực cạnh tranh của khu thương mại tự do.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài khẳng định Bộ Công Thương sẽ luôn ủng hộ và đồng hành cùng các cơ quan, đơn vị của Đà Nẵng trong việc triển khai các chính sách thúc đẩy phát triển ngành logistics, đặc biệt là Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
Dù đang trong quá trình xây dựng, nhưng Khu thương mại tự do Đà Nẵng đang thu hút sự quan tâm và mong muốn nắm bắt cơ hội đầu tư vào đây của nhiều doanh nghiệp có tiềm lực.
Nhiều cơ hội chuyển mình mạnh mẽ được mở ra từ khả năng thúc đẩy tăng trưởng bán lẻ hàng không của sân bay quốc tế Long Thành nói riêng và ngành vận tải hàng không nói chung, cho đến việc thí điểm trung tâm thương mại tự do ở Đà Nẵng, cũng như tương lai hệ thống đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Qua đó được kỳ vọng giúp cho 'không gian' thương mại bán lẻ ở Việt Nam ngày càng tối ưu hóa.
Việc Đà Nẵng được Quốc hội cho thí điểm triển khai Khu Thương mại tự do là bước tiến quan trọng mở ra cơ hội để trở thành điểm thu hút đầu tư lớn, phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, qua đó tạo nền tảng nhân rộng mô hình phát triển thương mại tự do thành công trên cả nước...
Ngày 31/10 tại Hà Nội, Bộ Công thương đã tổ chức Hội nghị Giao ban Thương vụ với trọng tâm về Đề án 'Khu thương mại tự do Đà Nẵng'. Trước đó, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng. Quốc hội đồng ý thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với cảng biển Liên Chiểu, với mục tiêu thu hút đầu tư, tài chính, thương mại, du lịch và dịch vụ chất lượng cao.
Sáng 31/10, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị Giao ban Xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tháng 10/2024 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
VOV.VN -Tổng diện tích các vị trí Khu Thương mại Tự do Đà Nẵng có quy mô khoảng 1.000-1.500 héc ta. Tùy theo quy mô từng vị trí có thể từ 80 đến 120 héc ta hoặc có thể 400 - 500 héc ta, rải rác ở từng khu vực tùy thực tế của thành phố Đà Nẵng.
Theo Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải, Đà Nẵng tiếp tục chuẩn bị kỹ càng, chất lượng trước khi thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù; chủ động phối hợp với các bộ ngành TW tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Hiện tại pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có quy định về việc thành lập, hoạt động đối với Khu thương mại tự do, trong khi đó đây là mô hình kinh tế đã khá phổ biến.