Cống âu Rạch Vọp có vốn đầu tư 500 tỷ đồng đang dần hình thành, khi đưa vào vận hành sẽ đảm bảo việc ngăn mặn, trữ ngọt, chống ngập úng ở Sóc Trăng.
Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, dự kiến đưa vào vận hành Cống âu Rạch Mọp, phục vụ ngăn mặn, trữ ngọt lớn ở khu vực Tây Nam Bộ trước mùa khô 2025.
Tại Sóc Trăng, Cống âu Rạch Mọp nằm giáp ranh giữa huyện Kế Sách và Long Phú thuộc Dự án Công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu do Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) làm chủ đầu tư. Hiện đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện, phấn đấu đưa công trình vào vận hành ngăn mặn trước mùa khô 2025.
Bất chấp đặc tính 'phèn mặn' sẵn có của vùng Bán đảo Cà Mau, con người vẫn muốn biến vùng này thành vùng đất ngọt khi đổ ra không ít tiền của để xây dựng các công trình hạ tầng, nhưng kết quả mang lại không như mong đợi. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy, người dân vùng này vốn đã thích ứng linh hoạt, kể cả trong sản xuất lẫn sinh hoạt, dù không phải tốn quá nhiều nguồn lực…
Những bất lợi của khu vực Tây Nam bộ trước diễn biến thực tế khó khăn do hạn, mặn xâm nhập. Trong đó, ngoài những yếu tố tự nhiên gây tác động tiêu cực đến đời sống, sản xuất và sinh hoạt của cư dân trong vùng thì việc quản lý và khai thác nguồn tài nguyên của con người cũng là một tác nhân ảnh hưởng.
Một số công trình ngọt hóa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được đầu tư với mục tiêu ngăn mặn, giữ nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của người dân trong vùng dự án. Tuy nhiên, không ít nơi đã xảy ra những tác động tiêu cực, bao gồm cả sụt lún, sạt lở khi 'nước ngọt không có, nước mặn cũng chẳng thấy đâu'.