Vì yêu thích làm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm sạch theo hướng hữu cơ, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, vợ chồng chị Lê Thị Nhung, anh Nguyễn Công Phú, làm việc tại Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn đã bắt tay vào làm nông nghiệp công nghệ cao trên quê hương Hoằng Hóa.
Với nhiều tiềm năng, lợi thế, Thanh Hóa kỳ vọng sẽ xây dựng thương hiệu mạnh cho sản phẩm dưa của tỉnh. Những năm qua nhiều địa phương đã đẩy mạnh phát triển diện tích trồng dưa.
Những năm qua, cùng với các cấp hội phụ nữ trong tỉnh, Hội LHPN huyện Hoằng Hóa luôn tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, hăng say lao động sản xuất, thực sự 'giỏi việc nước, đảm việc nhà', có những đóng góp quan trọng vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội tại địa phương. Trong bối cảnh dịch COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp, phụ nữ Hoằng Hóa tiếp tục phát huy truyền thống nhân ái, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện… chung tay vì sự bình yên của cộng đồng.
Đề tài 'Tiếp nhận và hoàn thiện quy trình, kỹ thuật trồng dưa lưới trên giá thể, áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt' được triển khai tại trại sản xuất thực nghiệm thuộc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ) bước đầu đã mở ra hướng sản xuất hiệu quả cho nông dân.
Nhằm tái sử dụng hiệu quả các loại phế phẩm nông nghiệp, hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã khuyến khích người dân sử dụng chế phẩm sinh học (CPSH) trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó, góp phần cải tạo đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng suất, chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp.
Nhằm bảo đảm khung lịch thời vụ, hiện nay, huyện Thiệu Hóa đang chỉ đạo, hướng dẫn bà con nông dân tập trung nhân lực, máy móc nhằm đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa vụ đông xuân và chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ mùa năm 2021.
Chúng tôi đến thăm mô hình trang trại tổng hợp của gia đình ông Phạm Vương Thư, thôn Thuận Hòa, xã Quang Trung (Ngọc Lặc) khi những cơn mưa đầu mùa vừa dứt, tạo thêm sức sống cho cây trồng thêm phần xanh tốt.
Cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất cho các tổ chức, đơn vị khoa học và công nghệ (KH&CN), những năm qua, tỉnh ta đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ KH&CN phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu khoa học, góp phần đáng kể cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, những năm qua, nhiều địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng (CĐCCCT), nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao trên từng đơn vị diện tích và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Làm đại lý cho một công ty phân bón, chị Lê Thị Quyên, xã Hoằng Đạo (Hoằng Hóa) tiếp xúc với nhiều hộ làm nông nghiệp nên hiểu rõ sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp hóa chất và sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp đang tác động lớn đến an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Gia đình chị Quyên cũng trực tiếp sản xuất nông nghiệp nên chị luôn trăn trở làm thế nào để giảm lượng dùng hóa chất. Trong một lần chị được tham gia lớp tập huấn do Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa tổ chức có giới thiệu về cách làm phân bón vi sinh từ phế phẩm trong nông nghiệp, chị đã nghĩ ngay đến việc mình phải học cách làm bằng được.
Phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao (CNC), nông nghiệp sạch nhằm mục đích nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Đây cũng là một trong 4 chương trình trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hoằng Hóa lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra nhằm bắt kịp xu thế, tạo ra những đột phá mới, bảo đảm nông nghiệp phát triển bền vững.
Những tháng đầu năm, Nga Sơn triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU, ngày 14-12-2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phương hướng, nhiệm vụ năm 2021; Quyết định số 55/QĐ-UBND, ngày 12-1-2021 của UBND huyện về việc ban hành kế hoạch hành động thực hiện quyết định của UBND tỉnh... UBND huyện đã tập trung chỉ đạo việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục và UBND huyện tiếp tục tập trung chỉ đạt sát sao, quyết liệt hơn nữa để hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch về phát triển kinh tế năm 2021 đã đề ra, không ngừng nâng cao đời sống người dân.
Với lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu những năm gần đây huyện Ngọc Lặc đã tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi diện tích đất sản xuất, đất lâm nghiệp, đất vườn không hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả, nhiều diện tích được áp dụng công nghệ cao vào sản xuất bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Hội Người cao tuổi (NCT) thị trấn Thiệu Hóa (Thiệu Hóa) hiện có hơn 2.500 hội viên, sinh hoạt ở 14 chi hội. Nhiều năm qua, phong trào thi đua 'Tuổi cao - gương sáng' được triển khai sâu rộng tới các chi hội, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên tham gia.
Chúng tôi có dịp về thôn Xuân Long, thị trấn Cành Nàng (Bá Thước), được tận mắt chứng kiến những quả dưa chín vàng trong nhà lưới của gia đình ông Vũ Văn Vang mới biết tinh thần vượt khó của những người dân vùng cao trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC).
Xác định phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC) là xu hướng tất yếu đối với phát triển nông nghiệp, những năm qua, huyện Đông Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX, cá nhân đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: 'Một tấm gương sống có giá trị hơn cả trăm bài diễn văn tuyên truyền' để đề cao việc nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên (CBĐV). Ghi nhớ lời dạy của Người, thời gian qua, đội ngũ CBĐV thị trấn Thiệu Hóa (Thiệu Hóa) có những việc làm cụ thể trong cuộc sống, sinh hoạt, công tác thường ngày, là những hạt nhân nêu gương tạo niềm tin, động lực để Nhân dân học tập và làm theo.
Ngày 24-8-2012, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2745/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Đây được xem là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của nền nông nghiệp trong tỉnh theo hướng CNC, bắt nhịp với xu thế phát triển nông nghiệp trong nước và thế giới.
Du lịch nông nghiệp là một loại hình du lịch tạo ra sản phẩm du lịch phục vụ du khách dựa trên nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp với hệ thống tài nguyên bao gồm tất cả những gì phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt huyện nông thôn mới (NTM), huyện Đông Sơn đã nhanh chóng chỉ đạo các xã bắt tay vào xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Theo đó, huyện đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh xây dựng vườn mẫu để nâng chất lượng NTM, góp phần tạo cảnh quan sáng, xanh, sạch, đẹp và nâng cao thu nhập cho người dân.
Thời gian qua, Ủy ban MTTQ tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt, tích cực thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, nhất là Cuộc vận động (CVĐ) 'Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (XDNTM), đô thị văn minh (ĐTVM)', góp phần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp để phấn đấu hoàn thành mục tiêu XDNTM, ĐTVM và thực hiện thắng lợi chỉ tiêu về kinh tế, văn hóa - xã hội đề ra.