Thoát khỏi danh sách các huyện nghèo của cả nước vào năm 2025 là mục tiêu đang được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân huyện Thường Xuân quyết tâm thực hiện trong nhiệm kỳ 2020-2025.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Thọ Xuân đã tuyên truyền, hỗ trợ người dân triển khai xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất. Từ đó, người dân đã thay đổi tư duy, từng bước khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, nhiều mô hình được nhân rộng đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tính đến đầu tháng 9/2024, huyện Thường Xuân đã phê duyệt 13/15 dự án, với tổng số vốn là hơn 8,7 tỷ đồng.
Nhiều HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, từng bước ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm giúp tăng năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thu nhập của thành viên.
Mô hình kinh tế V-A-C (vườn - ao - chuồng) được coi là những khu sản xuất tổng hợp phát huy được giá trị đất vườn, đất đồi rừng. Tuy nhiên, những mô hình có phần sơ khai, mang tính chất quảng canh ấy đã được 'nâng tầm' bởi những vườn hộ, vườn mẫu mà Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM đang khuyến khích.
Xác định tầm quan trọng của tích tụ tập trung đất đai trong phát triển nông nghiệp, huyện Ngọc Lặc đã quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 13 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đến các cấp ủy, chính quyền địa phương. Trong đó, nhấn mạnh tích tụ, tập trung đất đai là nhiệm vụ, giải pháp đột phá quan trọng hàng đầu để chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất tập trung quy mô lớn, công nghệ cao và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với XDNTM.
Những năm gần đây, cùng với việc duy trì diện tích sản xuất dưa Kim Hoàng Hậu, các huyện như Nga Sơn, Hoằng Hóa, Thọ Xuân... đã khuyến khích người dân đầu tư trồng theo hướng công nghệ cao, đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Đồng thời, xây dựng thương hiệu để các sản phẩm dưa có sức cạnh tranh trên thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Người dân thôn Tân Lập, xã Xuân Dương (Thường Xuân) không chỉ biết đảng viên Lê Văn Thanh là người nhiệt tình với công việc chung, mà anh còn tiên phong phát triển kinh tế gia đình.
6 tháng đầu năm 2024, ngành nông nghiệp huyện Thiệu Hóa đã đạt được nhiều kết quả khả quan, điển hình là thắng lợi 'kép' trong vụ xuân khi vừa được mùa, được giá với năng suất lúa cao nhất toàn tỉnh, đạt 76,2 tạ/ha.
Ở Kim Thành (Hải Dương), mỗi người chọn một ngành nghề khác nhau để làm giàu. Nhờ sự chủ động trong sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, linh hoạt thích ứng thị trường, hàng trăm nông dân trên địa bàn huyện vươn mình thành tỷ phú.
Những năm qua, huyện Nga Sơn đã tập trung phát huy lợi thế, triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mới, quy mô lớn theo hướng ứng dụng công nghệ cao, mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển nông nghiệp bền vững. Qua đó, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về thực phẩm an toàn, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã không ngừng mở rộng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, chú trọng công tác chuyển giao khoa học - kỹ thuật, đồng hành, hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho người dân.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, huyện Thường Xuân đã có bước tiến đáng kể trên các lĩnh vực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên.
Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội, trong 10 năm qua hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện Thiệu Hóa đã và đang phát huy hiệu quả tạo sinh kế giúp người dân có điều kiện tiếp cận vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên trong cuộc sống...
Những năm gần đây, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, các huyện miền núi đã tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả cao.
Trên rú cát rộng bao la ở xã Quảng Thái (Quảng Điền) mới đây xuất hiện trang trại trồng dưa lưới trong nhà màng ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm bằng năng lượng mặt trời hứa hẹn mang lại hiệu quả về kinh tế cao với năng suất, chất lượng vượt trội.
Thường Xuân là huyện nghèo 30a của cả nước, dân số trên 90.000 người, với 3 dân tộc Kinh, Thái, Mường cùng sinh sống. Đời sống người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ, đời sống của Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Tuy nhiên, những năm gần đây đời sống người dân đã có nhiều thay đổi nhờ Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025 và các chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), đã góp phần giúp huyện Thường Xuân thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo nhanh, bền vững.
Với sự quan tâm, phối hợp, hỗ trợ của cấp Ủy, chính quyền và sự đồng lòng, tư duy sáng tạo, đổi mới của người dân huyện Sơn Động, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) bước đầu đã đạt kết quả, hình thành được các sản phẩm thế mạnh của địa phương.
Những năm gần đây, không chỉ ở những địa phương truyền thống như Nga Sơn, Hậu Lộc, Quảng Xương, Hoằng Hóa... mà người dân trên địa bàn tỉnh đã đầu tư phát triển dưa như một cây trồng lợi thế, mang lại giá trị kinh tế cao. Mặc dù hằng năm có diện tích sản xuất lớn, chất lượng và sản lượng ổn định, song để cây dưa xứ Thanh khẳng định được thương hiệu đang là bài toán khó...
Thời gian qua, cùng với việc đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, xây dựng làng quê sáng - xanh - sạch - đẹp, trong quá trình XDNTM nâng cao, các địa phương trong tỉnh luôn quan tâm thực hiện tiêu chí sản xuất. Tuy mỗi xã có thuận lợi, khó khăn riêng, nhưng hầu hết các địa phương đều phát huy tiềm năng, lợi thế của mình để nâng cao thu nhập cho người dân, xem đây là đòn bẩy để thực hiện những tiêu chí còn lại.
Những năm qua, phong trào thi đua 'Tuổi cao - gương sáng' gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được phát động rộng khắp trong Hội Người cao tuổi (NCT) thị trấn Thiệu Hóa (Thiệu Hóa), trở thành phong trào có sức hút mạnh mẽ, từ đó xuất hiện nhiều tấm gương NCT tích cực tham gia phát triển kinh tế gia đình, làm gương để con cháu học tập và noi theo. Ông Lê Văn Quang ở tiểu khu 3, thị trấn Thiệu Hóa là một trong số đó.
Sau khi về đích NTM nâng cao năm 2021, phát huy và tận dụng thế mạnh của địa phương, xã Quảng Định (Quảng Xương) tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí gắn với phát triển đô thị, tạo sự chuyển mình mạnh mẽ ở các làng quê.
Những năm qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao đã được nông dân các địa phương tích cực thực hiện. Từ đó tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao, gắn với liên kết sản xuất. Đây được xem là xu hướng tất yếu, giúp sản xuất nông nghiệp phát triển vượt bậc, qua đó làm thay đổi bức tranh nông nghiệp tỉnh nhà.
Những năm qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao đã được nông dân các địa phương tích cực thực hiện. Từ đó tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao, gắn với liên kết sản xuất. Đây được xem là xu hướng tất yếu, giúp sản xuất nông nghiệp phát triển vượt bậc, qua đó làm thay đổi bức tranh nông nghiệp tỉnh nhà.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã thực hiện rà soát, xác định các sản phẩm tiềm năng, lợi thế để xây dựng kế hoạch phát triển nhân rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Từ đó, nhiều sản phẩm đã xây dựng thương hiệu, được đánh giá, xếp loại sản phẩm OCOP cấp tỉnh... góp phần nâng cao giá trị, từng bước ổn định đầu ra.
Toàn tỉnh hiện có 1.329 HTX và là một trong những địa phương có số lượng HTX trong tốp đầu cả nước. Cùng với phát triển về số lượng, các HTX trên địa bàn tỉnh đã đa dạng các phương thức, loại hình dịch vụ trong sản xuất, kinh doanh.
Với việc mạnh dạn đầu tư kinh phí, đưa công nghệ tưới nhỏ giọt, tưới phun sương tự động vào sản xuất nông nghiệp, không chỉ giúp người nông dân giảm công lao động, tăng hiệu quả kinh tế trong trồng trọt, mà còn tiết kiệm nước tưới, phù hợp với biến đổi khí hậu hiện nay.
Phát huy vai trò nêu gương theo tinh thần 'đảng viên đi trước, làng nước theo sau' nhiều đảng viên ở huyện Nga Sơn đã trở thành những 'đầu tàu' trong các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu ở cơ sở.
Một mùa xuân náo nức lại về trên quê hương Nga Sơn! Bằng việc nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn và khai thác hiệu quả những tiềm năng, lợi thế, kinh tế - xã hội huyện Nga Sơn đã đạt được nhiều thành tựu, tự hào sánh bước cùng các địa phương chào đón một mùa xuân mới - Xuân Giáp Thìn 2024.
Những năm qua, phát huy tinh thần 'Tuổi cao, gương sáng', hội viên người cao tuổi (NCT) huyện Thiệu Hóa không chỉ gương mẫu, đi đầu thực hiện các phong trào, hoạt động của địa phương mà còn tích cực tham gia phong trào NCT làm kinh tế giỏi. Qua phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình xây dựng các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao, là gương sáng cho con cháu noi theo.
Sau hơn 12 năm chủ động khắc phục khó khăn, huy động mọi nguồn lực, huyện Hậu Lộc đã hoàn thành Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam và từng làm việc tại một số tập đoàn, công ty trong lĩnh vực nông nghiệp. Song, sự trăn trở về quê hương với mục tiêu mang lại những sản phẩm chất lượng, an toàn, góp phần lan tỏa sự thay đổi trong lối canh tác cho bà con nông dân, đã thôi thúc anh Lê Văn Long, xã Minh Sơn (Triệu Sơn) trở về mảnh đất quê hương và thực hiện niềm đam mê của mình.
Cùng với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, các HTX trên địa bàn tỉnh đã chủ động đẩy mạnh sản xuất nhằm bảo đảm nguồn hàng phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm tiêu dùng tăng cao của người dân dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Hậu Lộc có nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng như Duy Tinh, Diêm Phố gắn với những sự kiện và nhân vật có ảnh hưởng lớn đến lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đây chính là sức mạnh nội sinh để huyện khai thác, phát huy làm động lực cho đổi mới và phát triển, trong đó có phong trào XDNTM. Và sau hơn 12 năm triển khai thực hiện, huyện Hậu Lộc đã hoàn thành Chương trình Mục tiêu quốc gia về XDNTM.
Những năm gần đây, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo thế mạnh của từng địa phương, người dân trên địa bàn tỉnh đã tích cực thay đổi tư duy sản xuất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chủ động tiếp cận thị trường để ổn định đầu ra của sản phẩm... nhằm bắt nhịp với xu hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Với tinh thần 'kính Chúa, yêu nước', đồng bào công giáo huyện Nga Sơn không chỉ hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, mà còn đoàn kết, chung sức đồng lòng xây dựng quê hương.
Xác định nông nghiệp, nông thôn là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn, những năm qua Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Thanh Hóa (Agribak Bắc Thanh Hóa) đã triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghị định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Với phương châm tạo sự yên tâm, làm chỗ dựa vững chắc cho khách hàng được bảo hiểm trước những rủi ro về tính mạng, sức khỏe và khả năng hoàn trả vốn vay, những năm qua các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) trên địa bàn tỉnh phối hợp với Công ty CP Bảo hiểm Agribank - Chi nhánh Thanh Hóa (ABIC Thanh Hóa) thực hiện nhiều giải pháp để bảo đảm quyền lợi cho khách hàng vay vốn. Nhờ tham gia bảo hiểm bảo an tín dụng, khi xảy ra rủi ro nhiều gia đình đã giảm được gánh nặng nợ nần cho người thân với những món nợ lên tới hàng trăm triệu đồng.
Với sự phát triển mạnh mẽ, khoa học công nghệ (KHCN) đang ngày càng đến gần hơn với người nông dân, tạo nên những thay đổi tích cực. Từ phương thức canh tác truyền thống, nhiều nông dân huyện Nga Sơn đã ứng dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Mỗi con người sinh ra đều mang trong mình một sứ mệnh. Tìm được người đi chung trên con đường, cùng theo đuổi niềm đam mê đó chính là may mắn, hạnh phúc.
Nhận diện những khó khăn, thách thức trong hành trình phát triển của khu vực kinh tế tập thể (KTTT), HTX, Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã chỉ rõ, trong giai đoạn 2021-2025 cần phát triển nhanh, mạnh mẽ hơn nữa khu vực KTTT, HTX để đóng góp xứng đáng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Trên tinh thần đó, tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển KTTT. Đồng thời, quan tâm, tháo gỡ khó khăn, khơi dậy nội lực để các HTX phát triển bền vững, hiệu quả.
Những năm qua, cùng với các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, nông thôn của Trung ương, tỉnh Thanh Hóa và các địa phương trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và ban hành chính sách, cơ chế riêng để khuyến khích, hỗ trợ người dân sản xuất, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Khoa học công nghệ được xem là 'chìa khóa' để xây dựng, phát triển các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao, gắn với chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, góp phần đưa ngành nông nghiệp tỉnh nhà phát triển hiện đại, bền vững.
Nhận định rõ sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã và đang trở thành xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam, bởi vậy người dân ở nhiều địa phương trên địa bàn Thanh Hóa đã lựa chọn phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao của người tiêu dùng. Tuy nhiên, cần phải đánh giá những thuận lợi và khó khăn để có định hướng phát triển NNHC bền vững, đạt hiệu quả cao.
Đội ngũ người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) không chỉ là những người gần dân, sát dân, hiểu dân mà còn là hạt nhân chính trị, cầu nối của Đảng với Nhân dân. Với tinh thần trách nhiệm, tâm huyết trong công việc, đội ngũ người có uy tín tiêu biểu trên địa bàn huyện Thọ Xuân đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, góp phần vào sự phát triển chung trên địa bàn huyện.
Để nâng cao năng suất cây trồng và giảm chi phí sản xuất, thời gian qua, nhiều hộ nông dân, HTX trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp. Đây được đánh giá là xu hướng phát triển mới và đem lại nhiều hiệu quả. Các mô hình trồng cây sẽ được áp dụng quy trình kỹ thuật và thiết bị tiên tiến để tưới theo phương pháp nhỏ giọt, phun mưa, tưới ngầm... nhằm tiết kiệm nước, giảm nhân công và bảo đảm cấp nước theo nhu cầu của cây trồng phù hợp trong từng giai đoạn sinh trưởng.
Với nhiều cách làm hiệu quả, linh hoạt, sáng tạo, cán bộ và hội viên hội nông dân (HND) các cấp đã góp phần hoàn thành các tiêu chí về XDNTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Nhằm định vị thị trường, tiến tới ổn định đầu ra cho sản phẩm cây ăn quả, thời gian gần đây, các địa phương trong tỉnh đang tích cực triển khai xây dựng nhãn hiệu nhiều loại cây ăn quả. Tỉnh Thanh Hóa cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX và người dân trong xây dựng nhãn hiệu, tạo tiền đề phát triển thương hiệu cho nhiều sản phẩm cây ăn quả có lợi thế.
Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân là đòn bẩy để xây dựng thành công NTM, do đó xã Nga Bạch (Nga Sơn) đã tập trung thực hiện các giải pháp, góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người dân. Trong đó, chú trọng phát triển các ngành nghề nông thôn, nhân rộng các mô hình sản xuất, áp dụng khoa học - kỹ thuật... mang lại nhiều đổi thay tích cực cho đời sống Nhân dân.
13 năm gắn bó với công tác hội trong vai trò là chi hội trưởng chi hội nông dân thôn 11, xã Nga An (Nga Sơn), anh Mai Văn Huy, sinh năm 1980, luôn là người năng động, nhiệt tình với phong trào, được hội viên quý mến. Không chỉ vậy, anh còn được nhiều người biết đến là điển hình làm kinh tế giỏi với mô hình V.A.C, là tấm gương sáng trong việc học tập và làm theo lời Bác.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa (Agribank Hoằng Hóa) trực thuộc Agribank Bắc Thanh Hóa luôn bám sát địa bàn hoạt động và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để triển khai các gói tín dụng phù hợp. Nguồn vốn của Agribank Hoằng Hóa đã giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần hoàn thành các mục tiêu XDNTM nâng cao ở địa phương.
'Năng động, dám nghĩ, dám làm' là nhận xét của lãnh đạo địa phương và người dân trong thôn, trong xã, khi nói về chàng trai dân tộc Mường Hà Minh Châu (sinh năm 1990), thôn Thọ Phú, xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc).