Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, tri thức - trí tuệ được xem là nguồn tài nguyên vô giá. Điều này càng đúng đối với lĩnh vực khoa học – công nghệ (KH&CN), khi Đảng ta xác định KH&CN là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Muốn vậy, hơn lúc nào hết cần quan tâm đầu tư nhằm xây dựng đội ngũ trí thức KH&CN 'vừa hồng vừa chuyên', đủ về số lượng và cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
Những năm gần đây, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về thực phẩm an toàn, trên địa bàn tỉnh đã phát triển và không ngừng mở rộng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, trình độ của người dân tại các vùng sản xuất này còn hạn chế nên năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa chưa đồng đều. Do đó, ngành nông nghiệp, các địa phương và các cơ sở sản xuất đã chú trọng tập huấn, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho người dân, hướng tới nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
Trong Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Triệu Sơn là một trong những địa phương đạt được những thành công sớm. Từ lợi thế sự đa dạng về sản phẩm, khí hậu và thổ nhưỡng, địa phương đã xây dựng lộ trình phát triển cho 50 sản phẩm OCOP trong giai đoạn 2021-2025, đồng thời nâng tầm những sản phẩm mũi nhọn đủ sức vươn xa trên thị trường.
Những năm qua, nhờ nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án của tỉnh, xã Thọ Thanh (Thường Xuân) được hỗ trợ hàng chục mô hình phát triển sản xuất. Theo đó, UBND xã đã quan tâm, chú trọng liên kết với các tổ chức, đơn vị liên quan để khuyến khích, hỗ trợ người dân duy trì, phát triển và nhân rộng các mô hình. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan kết nối, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho Nhân dân.
Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người nông dân. Hình thức này bảo đảm cho các thành phần kinh tế tham gia trong chuỗi giá trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm với nhau, điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Nhận thức được điều này, những năm gần đây, người sản xuất trên địa bàn tỉnh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của các mô hình liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp.
Vì yêu thích làm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm sạch theo hướng hữu cơ, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, vợ chồng chị Lê Thị Nhung, anh Nguyễn Công Phú, làm việc tại Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn đã bắt tay vào làm nông nghiệp công nghệ cao trên quê hương Hoằng Hóa.
Với nhiều tiềm năng, lợi thế, Thanh Hóa kỳ vọng sẽ xây dựng thương hiệu mạnh cho sản phẩm dưa của tỉnh. Những năm qua nhiều địa phương đã đẩy mạnh phát triển diện tích trồng dưa.
Những năm qua, cùng với các cấp hội phụ nữ trong tỉnh, Hội LHPN huyện Hoằng Hóa luôn tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, hăng say lao động sản xuất, thực sự 'giỏi việc nước, đảm việc nhà', có những đóng góp quan trọng vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội tại địa phương. Trong bối cảnh dịch COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp, phụ nữ Hoằng Hóa tiếp tục phát huy truyền thống nhân ái, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện… chung tay vì sự bình yên của cộng đồng.
Đề tài 'Tiếp nhận và hoàn thiện quy trình, kỹ thuật trồng dưa lưới trên giá thể, áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt' được triển khai tại trại sản xuất thực nghiệm thuộc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ) bước đầu đã mở ra hướng sản xuất hiệu quả cho nông dân.
Nhằm tái sử dụng hiệu quả các loại phế phẩm nông nghiệp, hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã khuyến khích người dân sử dụng chế phẩm sinh học (CPSH) trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó, góp phần cải tạo đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng suất, chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp.
Nhằm bảo đảm khung lịch thời vụ, hiện nay, huyện Thiệu Hóa đang chỉ đạo, hướng dẫn bà con nông dân tập trung nhân lực, máy móc nhằm đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa vụ đông xuân và chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ mùa năm 2021.