Thị trường và giới quan sát đa phần đều đồng ý nhận định rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất tại cuộc họp vào tuần tới (ngày 6-7/11 theo giờ địa phương).
Kỳ vọng vào việc nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ hơn ở một số nền kinh tế tiên tiến có nguy cơ khiến Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) trở nên khó khăn hơn trong việc cân nhắc tăng lãi suất.
Cho đến cuối tuần trước, các nhà giao dịch đã đặt cược vào việc cắt giảm lãi suất 0,25%, nhưng sau đó chuyển sang ủng hộ việc cắt giảm 0,5% khi các báo cáo của Wall Street Journal và Financial Times vào cuối ngày 12/9 nghiêng về phương án này.
Giá vàng thế giới không ngừng tăng tốc và tiếp tục phá kỷ lục mới với vàng tương lai vượt mốc 2.600 USD/ounce, trong khi giá vàng trong nước đứng 'bất động'.
Sau phiên họp chính sách kéo dài 2 ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ra thông báo quyết định giữ nguyên mức lãi suất hiện tại và chỉ dự báo cắt giảm lãi suất 1 lần vào cuối năm nay.
Thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương đã tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 13-6 sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25-5,5%.
Chứng khoán châu Á đồng loạt 'xanh sàn', sau khi Mỹ công bố dữ liệu cho thấy lạm phát đã hạ nhiệt vào tháng trước, làm dấy lên đồn đoán rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất hai lần trong năm nay.
Phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell trong tuần này đã củng cố khả năng Fed không sớm cắt giảm lãi suất. Giờ đây, Phố Wall thậm chí đang nghĩ đến khả năng Fed không có đợt giảm lãi suất nào trong năm 2024...
Các thị trường đều đi lên trong phiên giao dịch chiều 10/4 do các nhà đầu tư tập trung vào việc Mỹ công bố số liệu lạm phát quan trọng có thể ảnh hưởng đến triển vọng lãi suất.
Thị trường đang chờ tin từ cuộc họp hội đồng thống đốc của ECB tại Frankfurt, Đức, tuần tới...
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ thúc đẩy niềm tin vào việc các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (FED) sẽ tính toán cắt giảm lãi suất tại cuộc họp đầu tiên của năm 2024, diễn ra vào ngày 31/1. Tuy nhiên, Ủy ban Thị trường mở Liên bang gần như chắc chắn sẽ bỏ phiếu để giữ nguyên lãi suất ở mức cao nhất trong 23 năm là 5,25 - 5,5%, sau nỗ lực trong thời gian dài nhằm kiềm chế lạm phát cao kỷ lục. Sự quan tâm hiện tại là ở mức độ mà Chủ tịch FED Jay Powell sẽ gợi ý về phương án cắt giảm lãi suất trong thời gian tới.
Theo nội dung của biên bản cuộc họp tháng 9 vừa được công bố, trước nhiều ý kiến trái chiều, các quan chức Fed nhìn chung đồng tình rằng lãi suất sẽ được duy trì ở mức cao trong một thời gian.
'Tiếp tục giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn' hiện là quan điểm chính thức của nhiều ngân hàng trung ương lớn, từ Fed, ECB, cho đến các nhà hoạch định chính sách tiền tệ tại Thụy Sĩ hay Na Uy.
Từ góc độ thị trường, cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tuần này không thực sự nói về ý định của họ trong tương lai, dù là phần còn lại của năm 2023 hay năm 2024.
Các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đưa ra thông báo giữ lãi suất ở mức cao cần thiết để kiềm chế lạm phát, ngay cả khi chu kỳ thắt chặt chính sách toàn cầu chưa từng có đã lên đến đỉnh điểm.
Theo các nhà phân tích, các quan chức thuộc phe 'diều hâu' của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ có cơ hội lớn cuối cùng trong nhiều tháng để tăng lãi suất trong tuần này. Đây sẽ là trận chiến khó khăn để thuyết phục những người ấn định lãi suất khác tăng chi phí vay của khu vực đồng Euro một lần nữa.
Ông Jerome Powell cho biết Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất nếu kinh tế Mỹ và lạm phát chưa hạ nhiệt như mong đợi, nhưng sẽ 'bước đi thận trọng'.
Với lạm phát ở Mỹ đang giảm và nền kinh tế vẫn trụ vững sau 11 lần tăng lãi suất, ông Powell có thể cảm thấy ít cần thiết phải đưa ra một định hướng cụ thể đến công chúng và thị trường tài chính...
Phiên chiều ngày 24/8, thị trường chứng khoán châu Á tăng nhờ số liệu kinh tế của Mỹ và châu Âu 'xoa dịu' lo ngại gần đây rằng các ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất cao hơn.
Các ngân hàng trung ương giờ đây muốn kết hợp chiến thuật nâng lãi suất cơ bản với tầm nhìn bao quát, toàn diện hơn về giá cả cùng với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
Giới phân tích nhận định đây có thể là lần tăng lãi suất cuối cùng của ECB trong chu kỳ thắt chặt này...
Lần đầu tiên kể từ tháng 3 năm ngoái, Fed giữ nguyên lãi suất điều hành trong cuộc họp chính sách. Nhưng cơ quan này cũng dự báo về việc tăng lãi suất 2 lần nữa trong năm nay.
Giá vàng đang trên đà lấy lại mốc 2.000 USD/ounce. Nhưng báo cáo việc làm tháng 5 của Mỹ có thể trở thành lực cản với kim loại quý.
Một quan chức Fed vừa tiết lộ về khả năng 'bỏ quãng' tăng lãi suất, tức giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 rồi đánh giá dữ liệu để tiếp tục điều chỉnh sau đó.
Trong phiên giao dịch chiều 5/5, chứng khoán châu Á biến động trái chiều sau khi Phố Wall lao dốc phiên trước do lo ngại mới về những rắc rối của ngành ngân hàng.
First Republic Bank đã trở thành ngân hàng khu vực lớn thứ hai với tài sản trên 200 tỷ USD phá sản chỉ trong vài tuần.
Việc lãi suất tăng cao cùng với sự bất ổn của thị trường tài chính đã khiến ngành bất động sản thương mại tại châu Á rơi vào thế khó.
Phần đông các nhà hoạch định chính sách trong ECB muốn giữ nguyên kế hoạch tăng lãi suất để thể hiện sự tin tưởng vào hệ thống ngân hàng của Eurozone...
Trong 72 giờ, các cơ quan quản lý của Mỹ đã gấp rút triển khai kế hoạch cứu trợ với mục tiêu bảo vệ niềm tin của công chúng trước 'cơn địa chấn tài chính mạnh 7,9 độ'.
Sau hai vụ phá sản lịch sử của ngân hàng Mỹ trong những ngày qua, nhà chức trách đang nhanh chóng hành động để ngăn chặn cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng.
Tại cuộc họp cuối tháng 3 này, Fed có thể giảm tốc độ tăng lãi suất bởi tiền lương tại Mỹ đã có dấu hiệu chững lại và một ngân hàng lớn là Silicon Valley Bank vừa phá sản do ảnh hưởng từ chu kỳ thắt chặt chính sách của ngân hàng trung ương này.
Báo cáo chính sách tiền tệ của Chủ tịch Jerome Powell trước các nhà lập pháp Mỹ có thể sẽ hé lộ quan điểm của người đứng đầu ngân hàng trung ương về nền kinh tế và lạm phát.
Giá dầu thế giới tăng vọt trước thềm cuộc gặp giữa chủ tịch Fed và các nhà lập pháp Mỹ. Giá có thể sắp rời khỏi vùng dưới 88 USD/thùng đã mắc kẹt suốt hơn 3 tháng qua.
Trong mấy phiên giao dịch gần đây, nhà đầu tư đã lạc quan hơn, nhưng sự lạc quan đó hoàn toàn có thể đảo chiều một cách chóng vánh nếu ông Powell rơi vào thế bí trong cuộc điều trần chính sách tiền tệ định kỳ mỗi năm hai lần vào hai ngày 7-8/3...
Thị trường chứng khoán thế giới ngập tràn sắc xanh ngay sau khi Mỹ phát tín hiệu sẽ tăng lãi suất chậm lại trong tháng 12
Chứng khoán Mỹ tăng mạnh trong phiên ngày 30/11 sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) báo hiệu có thể giảm nhịp độ nâng lãi suất ngay trong tháng 12.
Hôm thứ Tư (30/11), Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell đã xác nhận rằng, các đợt tăng lãi suất nhỏ hơn có thể sẽ xảy ra ngay cả khi các tiến bộ trong cuộc chiến chống lạm phát phần lớn là không đủ.
Ông Jerome Powell đánh tín hiệu Fed có thể giảm tốc độ nâng lãi suất, nhưng vẫn duy trì chính sách thắt chặt hiện nay để kiềm chế lạm phát.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 30/11 nói rằng có thể sắp đến lúc Fed tăng lãi suất với bước nhảy ngắn hơn, cho dù ông nhận thấy bước tiến đã đạt được trong cuộc chiến chống lạm phát vẫn còn chưa đủ...
Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã kết luận vào đầu tháng 11 rằng, ngân hàng trung ương nên sớm điều chỉnh tốc độ tăng lãi suất để giảm thiểu rủi ro thắt chặt quá mức.
Tuần qua, Mỹ đón nhận nhiều tin tốt trên mặt trận chống lạm phát. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng vẫn cần thận trọng hơn trong thời gian tới.