Đời nối đời, tiền nhân truyền lại cho hậu thế hơn 400 năm những giọt đồng đỏ au trong lửa rực, để rồi lớp hậu nhân không chỉ giữ được cơ nghiệp trăm năm, mà còn làm rạng danh cho xứ sở.
Bên dòng Thu Bồn thơ mộng, hơn 400 năm qua, ngọn lửa đúc đồng của làng Phước Kiều vẫn luôn rực đỏ. Ngọn lửa ấy không chỉ giữ gìn một nghề thủ công cổ truyền, mà còn góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt – bền bỉ như tiếng chiêng đồng vang vọng giữa núi rừng, ấm nóng như lòng người gắn bó với nghề qua bao thế hệ.
Quảng Nam là vùng đất có lịch sử lâu đời và có nhiều tiềm năng để phát triển làng nghề, nghề truyền thống, gắn liền với tinh hoa văn hóa của quê hương xứ Quảng. Quảng Nam hiện nay có 10 nghề truyền thống, 30 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận. Những năm qua, các làng nghề truyền thống này đã trở thành bệ đỡ, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, giúp người dân địa phương phát triển kinh tế.
Nép mình bên bờ sông Thu Bồn hiền hòa suốt hơn 5 thế kỷ, trải qua bao thăng trầm của thời gian, làng gốm Thanh Hà (TP Hội An, Quảng Nam) đến nay vẫn ngày ngày đỏ lửa, cho ra lò những sản phẩm tuy thô mà mộc mạc, mang nét độc đáo riêng.
Hơn 50 năm làm nghề đúc đồng của ông cha truyền lại, anh Dương Quốc Thuần (thôn Phước Kiều, xã Điện Phương, TX Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) luôn tìm tòi các loại chất liệu hợp kim để hòa lại cùng nhau, cần mẫn chế tạo ra những loại nhạc cụ lạ lẫm khiến giới mộ điệu âm nhạc ngỡ ngàng.
Ông Dương Ngọc Thắng - Giám đốc Công ty TNHH làng đúc đồng Phước Kiều (TX Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) cho biết, đơn vị vừa hoàn thành một tác phẩm được đúc bằng đồng nặng gần 2 tấn.
Triển lãm 'Vẻ đẹp của Làng nghề Việt' giúp cộng đồng thấy được sức sống trường tồn của di sản văn hóa dân tộc và sức sáng tạo bền bỉ của người Việt.
Các làng nghề truyền thống tại Quảng Nam tạo việc làm, góp phần phát triển kinh tế; đồng thời là nơi phản ánh đậm nét dấu ấn văn hóa bản địa xứ Quảng. Để phát triển làng nghề bền vững thì 'du lịch làng nghề' được coi là hướng đi để vừa giải quyết bài toán đầu ra cho sản phẩm; vừa quảng bá, gìn giữ và phát huy được giá văn hóa truyền thống của làng nghề.
Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam luôn quan tâm khôi phục và phát triển làng nghề gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), bước đầu đã tạo ra những sản phẩm có giá trị; góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Lớp thanh niên không mặn mà với nghề, cả làng chỉ còn một vài người bám giữ nhưng hầu hết đã già. Mỗi ngày trôi qua, nghề như càng tụt sâu vào quá khứ, để rồi mỗi khi nhắc đến, trong mắt người nghệ nhân già luôn chất chứa nỗi niềm đau đáu.
13 đầu bếp trong và ngoài nước đã cùng thực hiện chiếc bánh xèo có đường kính 3,6 m, nặng 150 kg. Chiếc bánh này đang giữ kỷ lục lớn nhất Việt Nam.
Lần đầu tiên, những làng nghề tiêu biểu của các vùng quê Quảng Nam – Đà Nẵng hội tụ tại Bảo tàng Đà Nẵng, trong sự kiện liên hoan làng nghề xứ Quảng. Để góp mặt trong sự kiện này, mỗi làng nghề đã trải qua bao thăng trầm và có những người vẫn đau đáu gìn giữ nghề truyền thống quê hương.