Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã tổ chức buổi phổ biến - trao đổi về những điểm sửa đổi trong Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024.
Từ năm 2024, nhiều cơ sở giáo dục đại học dừng tuyển sinh chương trình đào tạo chất lượng cao.
Quản lí tài chính của người học không dùng tiền mặt đã chấm dứt tình trạng sinh viên xếp hàng nộp học phí mỗi học kì. Điều này vừa tiết kiệm thời gian vừa ít xảy ra sai sót đối với người học.
Thực hiện cơ chế tự chủ, nhiều cơ sở giáo dục đại học đồng loạt tăng học phí. Theo đó, mức học phí dự kiến của nhiều trường tăng cao so với năm học trước, có trường tăng hơn 40%.
Theo quy định, các cơ sở giáo dục phải công bố công khai chi phí đào tạo, mức thu học phí và khoản thu dịch vụ khác... cùng với thông báo tuyển sinh và trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục.
Các trường đại học (ĐH) tại khu vực phía Bắc đã có thông báo yêu cầu sinh viên dừng đến trường, không rời khỏi nơi cư trú, học trực tuyến cho đến hết tháng 2.
Tiết kiệm hàng tỉ đồng tiền in giáo trình, tiết kiệm được cả... thời gian xếp hàng nhập học cho tân sinh viên là những ích lợi thấy rõ ở những trường đại học sớm triển khai chuyển đổi số.
Một trong những vấn đề xã hội quan tâm khi thực hiện tự chủ đại học là việc học phí sẽ tăng thế nào và giám sát xã hội đối với thực hiện cam kết của nhà trường ra sao?
Không thể phủ nhận những lợi ích mà tự chủ đại học (ĐH) mang lại. Thế nhưng, trong những năm gần đây, không có mấy trường ĐH chuyển sang cơ chế tự chủ được thuận lợi. TS Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP HCM cho rằng, vướng mắc đầu tiên và có thể xuyên suốt là do chưa có sự quyết tâm quyết liệt từ nhiều phía, nhiều cấp. Vẫn còn đâu đó chưa hiểu hết ý nghĩa của việc trường được tự chủ.
Tăng quyền tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học là những bước tiến quan trọng được quy định trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học (Luật số 34) và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30-12-2019 của Chính phủ. Đó cũng là những nội dung được xoay quanh bàn luận tại buổi giao lưu trực tuyến 'Tự chủ Đại học: Bước tiến quan trọng', do Báo Giáo dục và Thời đại (Bộ Giáo dục và Đào tạo) tổ chức ngày 30-10.
Các khách mời là Luật gia, lãnh đạo các trường Đại học sẽ giải đáp những quan tâm của độc giả quanh chủ đề cuộc giao lưu trực tuyến 'Tự chủ Đại học: Bước tiến quan trọng', do Báo GD&TĐ tổ chức từ 9 giờ 00 đến 10 giờ 30 ngày 30/10/2020.
Hiện nay, nhóm các ngành kinh tế được đánh giá là có sức hút rất lớn đối với các bạn trẻ, trường ĐH Kinh tế Quốc dân luôn được đánh giá là trường top đầu của nhóm ngành này. Trong năm 2020, ĐH Kinh tế Quốc dân có kế hoạch tuyển 5.800 chỉ tiêu, với 3 phương án xét tuyển khác nhau.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) vừa triển khai áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để phát gạo cho người dân nhằm đảm bảo giãn cách xã hội, tránh tình trạng chen lấn xô đẩy, lợi dụng chỗ đông người của một số đối tượng.
Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, trường triển khai phương pháp học Blended Learning trong học kỳ mới từ ngày 10/2 cho hơn 25.000 sinh viên. Nhiều trường THCS, THPT cũng thực hiện giao bài, ôn tập bằng hình thức online.
Để phòng tránh virus corona (nCoV), từ ngày 10/2, trường Đại học Kinh tế Quốc dân triển khai phương pháp học Blended Learning.
Để phòng tránh dịch bệnh từ virus corona, Trường ĐH Kinh tế quốc dân triển khai phương pháp học Blended Learning từ ngày 10/2/2020 cho hơn 25.000 sinh viên.
Tiến sĩ Lê Việt Thủy, Phó Trưởng ban chấm thi trắc nghiệm ở Nam Định khẳng định hiếm có trường hợp phần mềm chấm thi trắc nghiệm không nhận dạng được bài thi.