Để tạo điểm nhấn trong khuôn khổ khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND huyện Điện Biên giới thiệu sản phẩm du lịch mới: Show diễn thực cảnh 'Huyền tích U Va'. Lần đầu tiên ra mắt tại Điện Biên, show diễn như một cuốn sử thi bằng nghệ thuật, tái hiện gần như trọn vẹn những huyền tích, lịch sử và các vũ điệu dân gian đặc sắc, văn hóa dân gian dân tộc Thái. Từ thành công đó, các cơ quan chuyên môn của tỉnh nhà đang nỗ lực để đưa show diễn sớm trở thành sản phẩm du lịch độc đáo của Điện Biên, góp phần kết nối cộng đồng và doanh nghiệp để xây dựng các sản phẩm có sức hấp dẫn, lan tỏa, gắn kết...
Ðiện Biên đang ngày càng phát triển, ghi dấu ấn trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, nhân dân đều hân hoan, thêm động lực, khí thế thi đua lao động, sản xuất, học tập, góp sức vào xây dựng diện mạo mới cho mảnh đất biên giới cực Tây. Ðể làm nên một Ðiện Biên như ngày hôm nay, có vai trò quan trọng của Ðảng bộ tỉnh trong lãnh đạo, điều hành. Ðiều đó được các thế hệ nhân dân Ðiện Biên ghi nhận, đánh giá tích cực.
Từ sự quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội, các nhà hảo tâm, nhiều hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện Ðiện Biên được hỗ trợ xây nhà. Những căn nhà khang trang, ấm áp nghĩa tình là điều kiện giúp họ an cư, từng bước ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.
Nhận thức rõ rừng có vai trò quan trọng đối với đời sống, những người cao tuổi ở Hạ Thanh, xã Thanh Nưa (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đã tự nguyện tham gia trồng rừng và cùng nhau chăm sóc, bảo vệ rừng. Bà con nơi đây tâm niệm rằng, chỉ có giữ rừng tốt, con người mới được thụ hưởng những giá trị to lớn từ rừng xanh đem lại.
ĐBP - Đã gần 30 năm trôi qua, nhưng hơn 40ha rừng trồng và rừng tái sinh tại 7 bản ở khu vực Hạ Thanh của xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, vẫn luôn được bảo vệ toàn vẹn. Điều đáng nói là, để có được những cánh rừng xanh bạt ngàn như hôm nay, toàn bộ công sức từ khâu trồng cây gây rừng đến chăm sóc và bảo vệ, hầu hết đều do những người cao tuổi thực hiện.
Khi cái nắng chói chang, gay gắt của mùa hè nhường chỗ cho những cơn gió heo may đầu thu cũng là lúc trám đen vào mùa. Chúng tôi về xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu - vùng đất nổi tiếng có quả trám thơm, ngon, được nhiều người sành ăn mách nhau 'săn lùng', để tìm hiểu nét ẩm thực độc đáo, mang bản sắc rất riêng của đồng bào Thái Tây Bắc.
ĐBP - Những năm gần đây, nhiều hộ dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã biết phát huy tiềm năng kinh tế rừng, tăng thu nhập để thoát nghèo, đồng thời góp phần bảo vệ, phát triển rừng.
Ðứng giữa cánh rừng Hạ Thanh thuộc xã Thanh Nưa, huyện Ðiện Biên, tỉnh Ðiện Biên, tôi có cảm giác như lạc vào khu rừng trong miền cổ tích. Cây to, cây nhỏ mọc theo lớp, theo tầng xanh tốt sum suê. Tiếng gió rì rào, tiếng lá xô vào nhau xào xạc như văng vẳng đâu đó 'lời cây' kể chuyện: Gần 30 năm trước, 12 người cao tuổi đã về đây trồng rừng.
ĐBP - 66 năm đã trôi qua từ ngày giải phóng Ðiện Biên. Mọi thứ trên vùng 'cửa ngõ' Him Lam đều thay đổi, nhưng ký ức một thời dù đau thương vẫn sắt son tin Ðảng, đồng lòng vượt khó đi lên mãi là niềm tự hào, lời nhắc nhở, động lực cho thế hệ sau nỗ lực vươn lên, dựng xây mảnh đất này.