Điện Biên: Người Khơ Mú ở bản Xa Cuông mong có điện

Mặc dù cách trung tâm xã chỉ 3km nhưng từ khi được thành lập cho đến nay, đồng bào người dân tộc Khơ Mú ở bản Xa Cuông (xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) vẫn 'khát' điện lưới quốc gia.

Sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi

Nguồn vốn vay ưu đãi đã thiết thực giúp các hộ nghèo tại huyện Lục Ngạn đầu tư sản xuất hiệu quả, phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo.

Ổn định cuộc sống sau học nghề

Là huyện vùng biên, tỷ lệ hộ nghèo cao; những năm qua cấp ủy, chính quyền huyện Nậm Pồ đã có nhiều chương trình, hành động nhằm nâng cao đời sống người dân, trong đó chú trọng công tác dạy nghề, nâng cao chất lượng lao động, từ đó xóa đói giảm nghèo bền vững.

Tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Sông Mã xảy ra 3 vụ trẻ em tử vong do đuối nước. Nguyên nhân về nguy cơ mất an toàn đối với trẻ là tự ý ra sông, suối tắm, không có sự giám sát của người lớn.

Sơn La: Đẩy mạnh xóa nhà tạm cho người nghèo vùng biên

Thời gian tại qua huyện vùng cao, biên giới Sông Mã, tỉnh Sơn La đã có hàng trăm ngôi nhà được xây dựng từ chương trình huy động nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo. Qua đó, đã góp phần xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ an cư để vươn lên thoát nghèo.

Về bản Hỏm

Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nên mức sống của nhân dân bản Hỏm, xã Mường Chanh (Mai Sơn) ngày càng ổn định và nâng lên, hơn 20 năm qua, bản luôn giữ vững danh hiệu bản văn hóa.

Pa Thơm thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng

ĐBP - Xã Pa Thơm (huyện Ðiện Biên) có tổng diện tích tự nhiên 8.909,96ha, trong đó có hơn 6.032ha rừng. Hiện nay, nhân dân trong xã nhận khoanh nuôi, bảo vệ 2.348ha rừng. Những năm qua, Pa Thơm được UBND huyện Ðiện Biên biểu dương là một trong những xã thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Phát huy vai trò các tổ hòa giải ở cơ sở

ĐBP - Xác định rõ vị trí, vai trò quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở, hàng năm Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có công tác hòa giải ở cơ sở nhằm rà soát, củng cố, kiện toàn các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 1.823 tổ hòa giải với gần 10.000 hòa giải viên. Mỗi tổ hòa giải có từ 5 - 7 thành viên là người có uy tín, người hiểu biết pháp luật. Triển khai thực hiện Luật Hòa giải cơ sở năm 2013, đến nay chính quyền các cấp, các cơ quan, đoàn thể đã tổ chức hơn 5.100 buổi với gần 400.000 lượt người tham gia tuyên truyền về các nội dung của luật và công tác hòa giải ở cơ sở. Các tổ hòa giải đã tiếp nhận 5.000 vụ việc, hòa giải thành gần 4.000 vụ việc. Thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở đã giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong cộng đồng dân cư, góp phần giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân, duy trì và phát huy tình cảm, truyền thống, đạo lý tốt đẹp trong mỗi gia đình và cộng đồng, ngăn chặn và phòng ngừa kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.