Đến hẹn lại lên, vào dịp mùng 2 tháng 9, cao nguyên Mộc Châu lại rực rỡ cờ hoa, tưng bừng đón Tết Độc lập gắn với nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn.
Nằm trong chuỗi các hoạt động Tuần Văn hóa, Du lịch năm 2024 'Mộc Châu - Tiếng gọi mùa yêu', ngày 31/8, huyện Mộc Châu tổ chức Hội thi trình diễn di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia với chủ đề 'Bảo tồn di sản - Tinh hoa bản sắc'. Mộc Châu vùng đất sinh sống lâu đời của 12 dân tộc, mỗi dân tộc có nét riêng về văn hóa, lễ hội, phong tục, tất cả hòa chung để tạo nên một sản phẩm du lịch đặc trưng riêng biệt mang thương hiệu Mộc Châu. Phát huy những lợi thế đó, huyện đã triển khai nhiều giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách và góp phần nâng cao đời sống, thu nhập cho đồng bào các dân tộc.
Bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là vùng lõi của Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu. Sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng và an lành, cùng với việc lưu giữ phát triển những nét văn hóa truyền thống của dân tộc nên bản Áng ngày càng thu hút nhiều du khách tham quan. Do vậy, dịch vụ homestay ở đây cũng ngày càng nở rộ.
Các dân tộc tại Sơn La có những nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Các loại hình văn hóa dân gian được bảo tồn, phát huy theo nhiều cách khác nhau, tạo nên nét độc đáo riêng, làm phong phú đời sống tinh thần và gắn kết cộng đồng dân cư.
Liên tiếp 2 năm 2022 và 2023, Khu du lịch quốc gia Mộc Châu được vinh danh là Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu thế giới. Ngày 22/4/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu. Đây là cơ sở quan trọng để du lịch cao nguyên tiếp tục khẳng định là điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam và quốc tế.
Đó là Lễ hội Hết Chá; Lễ hội Cầu mưa; Lễ Chách Vắt, Chách Và
Sơn La là vùng đất của nhiều loài hoa, phát huy những lợi thế đó, các địa phương trong tỉnh đã chú trọng phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm ngắm hoa.
Sơn La vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng phong cảnh sơn thủy, hữu tình; đây còn là vùng đất của nhiều loại hoa đua nhau khoe sắc. Phát huy những lợi thế đó, các địa phương trong tỉnh đã chú trọng phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm ngắm hoa; tổ chức các lễ hội gắn với những mùa hoa, thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Đó là Lễ hội Hết Chá; Lễ hội Cầu mưa; Lễ Chách Vắt, Chách Và
Lễ hội Hết chá của người Thái trắng ở Mộc Châu tỉnh Sơn La đã được Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2026. Lê hội không chỉ lưu giữ những giá trị nhân văn và truyền thống văn hóa độc đáo của người Thái xưa mà còn có rất nhiều hoạt động hấp dẫn để du khách và người dân có thể hòa mình vào không gian của Lễ hội.
Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái nhằm răn dạy con người biết sống có tình có nghĩa, biết ơn những người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn, hoạn nạn.
Khu du lịch quốc gia Mộc Châu (tỉnh Sơn La) điểm đến hấp dẫn du khách trong hành trình du lịch qua miền Tây Bắc, liên tục trong hai năm 2022, 2023 được vinh danh là 'Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu thế giới', ví như 'Giải OSCAR du lịch thế giới'. Giải thưởng này một lần nữa khẳng định vị thế, tầm ảnh hưởng của du lịch Mộc Châu, sự tôn vinh, công nhận của cộng đồng quốc tế đối với miền đất cao nguyên tươi đẹp, mến khách.
Sự kiện du lịch 'Sắc màu Sơn La - Tây Bắc' trong tuần lễ Du lịch TP HCM và các tỉnh Tây Bắc sắp diễn ra tại TP HCM. Mục đích đẩy mạnh công tác truyền thông quảng bá xúc tiến du lịch Sơn La, đặc biệt là thương hiệu 'Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu thế giới' đối với Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan từng nhiều lần nhấn mạnh, chương trình xây dựng nông thôn mới không thể 'mặc đồng phục' ở tất cả các địa phương. Có nghĩa là mỗi xã, huyện nông thôn mới, ở miền núi hay đồng bằng đều phải giữ được nét riêng có. Diện mạo nông thôn có thể đổi thay nhưng 'hồn cốt' nông thôn thì vần giữ vững. Đơn cử như huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và thổ nhưỡng. Với 12 dân tộc mang bản sắc khác nhau, nơi đây xác định du lịch là kinh tế mũi nhọn. Quá trình phát triển du lịch không thể tách rời giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vì nội dung này bổ trợ rất lớn cho việc quảng bá hình ảnh mảnh đất và con người Mộc Châu, từ đó góp phần nâng cao đời sống, xây dựng nông thôn mới của địa phương này.
Những người có uy tín trong cộng đồng dân cư là 'cầu nối' quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân các dân tộc. Phát huy vai trò của mình, ông Vì Văn Phịnh ở Bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã tích cực vận động nhân dân phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng- an ninh, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, xây dựng bản làng ấm no, hạnh phúc, văn minh.
Cùng với việc tập trung phát triển kinh tế, giữ vững an ninh quốc phòng, tỉnh Sơn La đã có nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc, tạo điều kiện cho du lịch phát triển trên địa bàn.
Nhiều HTX do người dân tộc thiểu số (DTTS) làm lãnh đạo đã khéo léo khai thác tiềm năng du lịch thiên nhiên, gắn với phát huy những giá trị văn hóa, ẩm thực độc đáo đã tạo sự thu hút riêng của mỗi điểm du lịch cộng đồng ở Sơn La. Từ đó, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, hỗ trợ bà con xóa đói giảm nghèo và mở ra hướng phát triển du lịch địa phương.
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) góp phần tích cực trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các dân tộc.
Mùa xuân, khi hoa ban nở rực rỡ khắp núi rừng cũng là lúc bà con người Thái trắng ở huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La tổ chức Lễ hội Hết Chá. Lễ hội được tổ chức hàng năm với nhiều hoạt động sôi nổi, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia.
Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đang tập trung thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cải thiện môi trường kinh doanh, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng quảng bá, kêu gọi đầu tư và liên kết phát triển du lịch theo hướng bền vững, xứng đáng là Khu du lịch quốc gia.
Trong khuôn khổ các hoạt động Sự kiện du lịch 'Sắc màu Sơn La - Tây Bắc', tối ngày 22/10, tại Vườn hoa Lý Thái Tổ và phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), gần 100 diễn viên, nghệ nhân các dân tộc: Mông, Thái, Dao, Mường của tỉnh Sơn La đã tham gia hoạt động biểu diễn, diễu hành nghệ thuật đường phố và tái hiện Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái trắng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu.
Đầu năm mới, chúng tôi cùng các du khách khám phá một số điểm du lịch cộng đồng, trải nghiệm đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc, được hòa mình trong không khí rộn ràng tiếng chiêng, tiếng trống vang dội giữa núi rừng; say đắm trước những làn điệu dân ca, múa xòe của các thiếu nữ dân tộc.
Ngày 15/12, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức ghi danh xòe Thái là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đến bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu thật ấn tượng với phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, gắn với những nét độc đáo về bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái trong phát triển du lịch cộng đồng (homestay), thu hút du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm.
Đường phố của huyện Mộc Châu những ngày này, cờ hoa, biểu ngữ được trang hoàng rực rỡ chào mừng Tết Độc lập. Nếu như trước đây, ngày mùng 1 và 2/9, trung tâm huyện Mộc Châu luôn đông vui, nhộn nhịp, thì 2 năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, người dân Mộc Châu từ các bản vùng cao, biên giới đến người dân phố thị đều nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định về phòng chống dịch, không tụ tập vui chơi.
Những năm gần đây, Mộc Châu đã trở thành điểm du lịch của du khách trong và ngoài nước. Hình ảnh một cao nguyên xanh, thơ mộng với những điểm trải nghiệm hấp dẫn, người dân thân thiện, giàu lòng mến khách được tuyên truyền, quảng bá rộng khắp trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong đó, có phần đóng góp không nhỏ của những người viết báo, làm truyền hình tại Trung tâm Truyền thông - Văn hóa (TTVH) Mộc Châu.
Sơn La nằm ở vị trí trung tâm các tỉnh miền núi phía Tây Bắc, vùng đất sinh sống lâu đời của 12 dân tộc anh em với nhiều nét văn hóa truyền thống. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hệ sinh thái phong phú, đa dạng; nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, là những tiền đề quan trọng để phát triển du lịch.
Chủ tịch Đỗ Văn Chiến tiếp đoàn Cộng đồng Hồi giáo Islam Việt Nam; Phổ biến tuyên truyền Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp…
Đồng bào Thái ở Bản Áng (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La), những ngày cuối tháng 3 vừa qua đã tưng bừng tổ chức Lễ hội Hết Chá.
Những năm qua, Ban Tuyên giáo huyện ủy Mộc Châu đã bám sát nhiệm vụ chính trị được giao, chủ động, sáng tạo triển khai toàn diện các lĩnh vực công tác, góp phần xây dựng và củng cố tổ chức Đảng vững mạnh, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Những năm gần đây, Mộc Châu đã trở thành điểm du lịch ưa thích của du khách trong và ngoài nước. Hình ảnh một cao nguyên xanh, thơ mộng với những điểm trải nghiệm hấp dẫn, người dân thân thiện, giàu lòng mến khách, hệ thống dịch vụ dần hướng đến chuyên nghiệp, tất cả đang làm nên thương hiệu của Du lịch Mộc Châu.
Về Mộc Châu, Sơn La, đến với cùng cao nguyên tươi mát ấy giống như tìm về cái nôi văn hóa truyền thống của tộc người Thái, với những giá trị độc đáo mà ngày nay cộng đồng này vẫn đang lan tỏa...