Chiều nay (12/9), tại tỉnh Tuyên Quang, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Phan Thị Thắng làm Trưởng đoàn đã trao ủng hộ 500 triệu đồng cùng nhiều nhu yếu phẩm nhằm hỗ trợ khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
Chiều 12/9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã tới trao kinh phí ủng hộ nhân dân vùng lũ Tuyên Quang.
Ngay sau khi ở thành phố Tuyên Quang và các địa phương ngập sâu do xả lũ và mưa lớn, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đang tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, hỗ trợ người dân dần ổn định cuộc sống, đặc biệt là bảo đảm nguồn thực phẩm an toàn.
Chuyển đổi mô hình quản lý chợ là giải pháp phát triển chợ theo hướng văn minh, hiện đại, kết hợp yếu tố truyền thống, bảo đảm đồng bộ hạ tầng cơ sở, đáp ứng kịp thời nhu cầu giao thương hàng hóa.
Thời gian qua, công tác kết nối cung - cầu các sản phẩm đặc sản của tỉnh Tuyên Quang được đẩy mạnh, đặc biệt vào các kênh phân phối hiện đại.
Sự 'bùng nổ' của hoạt động kinh doanh online đã mang lại những tiện ích không thể phủ nhận cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, loại hình kinh doanh này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng và môi trường thương mại điện tử.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đời sống sinh hoạt, nhu cầu mua sắm của người dân trở lại nhịp sống bình thường. Thị trường tiêu dùng tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột biến do nguồn cung được bảo đảm.
Người trồng cam ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đang rất phấn khởi do được vụ cam, với giá bán tại vườn ổn định khoảng 15.000 đồng/1 kg.
Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đang đến gần, nhu cầu mua sắm của người dân sẽ tăng lên. Theo ghi nhận của phóng viên, tại các Trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh đã sẵn sàng nguồn hàng phục vụ Tết. Thời điểm này giá cả hàng hóa ổn định, phong phú đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân.
'Mô hình thương mại hai chiều' tại Tuyên Quang đã thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc ở miền núi và cung ứng mặt hàng thiết yếu cho địa phương.
Năm 2023, các doanh nghiệp xuất khẩu của Tuyên Quang đã triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nhiều mặt hàng xuất khẩu về đích sớm.
Phát triển thương mại, dịch vụ vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tỉnh Tuyên Quang thực hiện từ nhiều năm qua nhưng chưa phát triển được như kỳ vọng. Để giúp tỉnh có mô hình thương mại hiện đại tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Bộ Công thương vừa hỗ trợ tỉnh xây dựng 'Mô hình thương mại hai chiều', từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.
Tại tỉnh Tuyên Quang, mô hình Chợ 4.0 được triển khai từ năm 2022 tại các chợ: An Phú, Tam Cờ, Phan Thiết của thành phố Tuyên Quang; chợ Km39, chợ xã Thái Hòa, chợ xã Đức Ninh, chợ xã Bình Xa của huyện Hàm Yên và 10 chợ truyền thống trên địa bàn. Nay, mô hình này đã được lan rộng.
Chiều 9/12, Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm cam Hàm Yên tại Hà Nội năm 2023.
Với việc phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang được thực hiện đã và đang phát huy hiệu quả. Mỗi sản phẩm OCOP đã góp phần nâng cao giá trị hàng hóa làm tăng thu nhập và góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần ở vùng nông thôn.
Nhờ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp nhiều bà con nơi đây thoát đói, giảm nghèo…
Đi chợ 4.0, mua hàng không cần tiền mặt đang phát triển mạnh mẽ từ thành phố tới các vùng nông thôn. Không chỉ mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, hình thức này còn góp phần thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
Trong 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm (GRDP) tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. Đóng góp vào kết quả tích cực đó có sự chủ động vượt khó vươn lên của cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, việc nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Do ảnh hưởng của tình hình thế giới cùng với dịch Covid-19 đã được kiểm soát, nhu cầu nhập khẩu của các nước trên thế giới bắt đầu trở về trạng thái ổn định nên đầu năm nay, tình hình xuất khẩu các loại mặt hàng trên địa bàn tỉnh chậm hơn dẫn tới giá trị xuất khẩu hàng hóa có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực tìm mọi giải pháp tìm kiếm thị trường xuất khẩu hàng hóa.