Gắn bó cuộc đời với những thang âm điệu thức, dùng nốt nhạc để phản ánh những tâm tư, tình cảm, nghĩ suy, trăn trở với thời cuộc, với những sự kiện lịch sử…, nhạc sĩ Trần Long Ẩn đã tìm được nguồn vui và lẽ sống cho riêng mình.
Sau đây là tham luận của Nhà lý luận Nguyễn Trung - Chi hội Lý luận, Phê bình và Đào tạo, nhan đề '42 năm Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng dân tộc, đất nước ' tổ chức ngày 22/8/2023.
Trong ngày 2/9, Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa, sôi nổi kỷ niệm 78 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945-19/8/2023) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2023).
Ở tuổi 81, ông vẫy tay từ biệt cõi tạm. Lão nhạc sĩ tóc trắng như cước, nụ cười hiền lành với giọng Huế chậm rãi, đôn hậu vẫn in đậm trong tâm trí người ở lại. Cả một đời, nốt nhạc bay lên từ cuộc sống cần lao, tranh đấu cho hòa bình, yên vui như chính bài hát để đời của ông: 'Hát cho đồng bào tôi nghe'.
'Tháng 7 và những cơn mưa', sáng tác của nhạc sĩ La Hữu Vang là một trong những ca khúc được nhiều thính giả VOV yêu thích và gửi thư bày tỏ cảm xúc của mình.
Nhạc sĩ Tôn Thất Lập, tác giả của những ca khúc đấu tranh hùng tráng một thời như 'Dậy mà đi', 'Hát cho dân tôi nghe'... đã ra đi ở tuổi 81 tại TP.HCM do tuổi cao bệnh tật.
Nối tiếp thành công của chương trình Hành trình Bài ca sinh viên tại huyện đảo Trường Sa, Hành trình Bài ca sinh viên được tổ chức tại TPHCM - nơi đã 'bắt nhịp' nhiều phong trào hành động của sinh viên đóng góp cho cách mạng Việt Nam.
Tối 27/6, tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP. HCM, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức chương trình Hành trình 'Bài ca sinh viên' số 2, năm 2023. Bùng nổ, ấn tượng, cuồng nhiệt… là những cảm xúc mà các bạn sinh viên trải qua trong đêm nhạc.
Tối nay tại Nhà Văn hóa Thanh niên, chương trình 'Bài ca sinh viên' tiếp tục được tổ chức tại TP. HCM. Chương trình tái hiện phong trào học sinh – sinh viên từ khói lửa chiến tranh cho tới hòa bình dựng xây đất nước.
Nối tiếp thành công của Hành trình Bài ca sinh viên lần đầu tiên được tổ chức tại Trường Sa, tối 27/6 chương trình tiếp tục được tổ chức tại TPHCM. Chương trình sẽ tái hiện phong trào học sinh – sinh viên từ khói lửa chiến tranh cho tới hòa bình dựng xây đất nước.
Trong cuốn sách nghiên cứu 9 thập kỷ ca khúc tân nhạc Việt Nam do NXB Hội nhà văn ấn hành năm 2019, Lê Thiên Minh Khoa đã ghi lại cuộc trò chuyện với Trần Quang Lộc về sự ra đời của Về đây nghe em.