Nhiều vụ việc tranh chấp nội bộ gần đây trong nhiều ngành nghề từ sản xuất kinh doanh, bất động sản đến tài chính, đều có nguyên nhân rất lớn từ quản trị doanh nghiệp (DN) yếu kém. Chính vì thiếu khung khổ quản trị tốt đã gây mâu thuẫn, tranh chấp làm suy yếu hoạt động của DN. Tuy nhiên, quản trị DN tốt không chỉ là khung khổ pháp lý, mà phải thực hành tốt quản trị.
TTH - Xây dựng 'Hệ thống giải pháp quản lý rủi ro về theo dõi và giám sát hoạt động của doanh nghiệp (DN) tại địa phương' (hệ thống quản lý rủi ro DN) là một trong những chương trình đang được Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) phối hợp với Cục Thuế tỉnh triển khai với kỳ vọng cung cấp các cảnh báo sớm giúp DN hạn chế và ngăn chặn các hành vi vi phạm phạm luật về DN.
Luật Doanh nghiệp (DN) 2020 và Luật Đầu tư 2020 sẽ có hiệu lực từ tháng 1/2021, được kỳ vọng tạo bước chuyển lớn cho môi trường đầu tư, kinh doanh. Tiến sĩ Trần Du Lịch - thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) - trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Công Thương - xung quanh vấn đề này.
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, pháp luật về đầu tư là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút đầu tư nước ngoài. Luật Đầu tư hiện hành cho thấy có nhiều bất cập liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài, tuy nhiên, những bất cập này vẫn chưa được Dự thảo Luật Đầu tư năm 2020 khắc phục. Thực tế cho thấy, việc hoàn thiện Luật Đầu tư là rất cần thiết để thu hút đầu tư nói chung và thu hút nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam nói riêng.
Luật Doanh nghiệp (DN) 2020 đã được Quốc hội thông qua, được Chủ tịch nước công bố và sẽ chính thức có hiệu lực từ 1-1-2021. Với những cải cách quan trọng, khắc phục các hạn chế trước đây, Luật DN 2020 thể hiện sự nhất quán của Việt Nam trong việc cắt giảm các thủ tục hành chính tạo môi trường thông thoáng, thu hút DN đầu tư kinh doanh.
Hàng loạt dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 của sở - ngành, quận - huyện ở TP HCM được đưa vào sử dụng đã ngày càng giúp người dân, doanh nghiệp dễ dàng ngồi nhà làm thủ tục hành chính
Con dấu doanh nghiệp (DN) đã trải qua một 'cuộc cách mạng' từ chỗ bắt buộc đến trao dần quyền quyết định cho DN sau các lần sửa đổi Luật DN. Tại lần sửa đổi này, nhà làm luật đã tiến đến một buớc xa hơn: Bỏ hẳn thủ tục DN thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh (ĐKKD).
'Hôm nay chúng tôi đến đây với rất nhiều niềm vui nhưng cũng đầy ắp nỗi buồn', TS.Nguyễn Đình Cung – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương đã nói vậy tại Hội thảo 20 năm Luật Doanh nghiệp: Thành tựu, bài học và yêu cầu cải cách vừa diễn ra hồi giữa tháng 11.
Hôm nay, 28/11, Bộ KH&ĐT đã tổ chức Hội thảo xin ý kiến về 2 dự thảo Luật Đoanh nghiệp (DN) (sửa đổi) và Luật Đầu tư (Sửa đổi). Mặc dù đã được bàn thảo nhiều tại diền đàn Quốc hội song hộ kinh doanh (HKD) vẫn là nội dung được bàn thảo nhiều nhất …
'Cha đẻ' của Luật Doanh nghiệp (DN) 2019, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, việc sửa Luật DN tới đây trước hết phải sửa tư duy, sửa vai trò, chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường (KTTT). Ông nhấn mạnh, tư duy phải là thị trường, để thị trường phân bổ nguồn lực, để thị trường vốn hóa tài sản...
Không ít ý kiến đồng tình với việc cho doanh nghiệp quyền được chọn có hoặc không có con dấu, bởi sẽ cắt giảm thủ tục hành chính, giảm thiểu tranh chấp
Tại hội thảo '20 năm Luật Doanh nghiệp: Thành tựu, bài học và yêu cầu cải cách' do Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) tổ chức sáng 18/11, nhiều chuyên gia đã đề xuất tập trung rà soát toàn diện để bãi bỏ các quy định pháp luật về kinh doanh bất hợp lý, phấn đấu đến năm 2020, cả nước đạt 1 triệu doanh nghiệp theo lộ trình Chính phủ đề ra.
Đây là nội dung nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) kiến nghị tại hội thảo '20 năm luật Doanh nghiệp; thành tựu, bài học và yêu cầu cải cách' do CIEM phối hợp với Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tổ chức sáng 18/11.
Thay vì tỷ lệ cổ đông nắm 10% cổ phần trong 6 tháng liên tục có quyền tiếp cận thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp (DN) theo Luật DN hiện hành, Dự thảo Luật DN sửa đổi đã giảm tỷ lệ này xuống còn 1% và bỏ điều kiện về thời gian nắm giữ cổ phần.
Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp có cơ hội giao lưu, kết nối các DN, doanh nhân trong tỉnh, Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu tỉnh Đồng Tháp (LBC –D), phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hội Doanh nhân trẻ tổ chức chương trình họp mặt với chủ đề 'Vòng tròn kết nối'. Với hình thức tổ chức mới mẻ, chương trình thật sự là điểm đến bổ ích thu hút cộng đồng startup của tỉnh.
Việc mở rộng đối tượng, phạm vi hoạt động cho Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) sẽ tạo ra kênh giải pháp góp phần giải quyết nợ xấu, nợ tồn đọng trong nền kinh tế, hỗ trợ thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo chỉ đạo của Chính phủ. Đó là nhận định của các chuyên gia kinh tế trước yêu cầu xử lý nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp hiện nay…
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa XII đã xác định các mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế tư nhân, trong đó có mục tiêu: 'Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp; đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp'.
Có 239 doanh nghiệp mà Cục Thuế đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đều có nợ thuế từ vài triệu đến hàng chục tỉ đồng.
Ở Việt Nam, hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) được quan tâm kể từ khi Luật doanh nghiệp năm 1999 ra đời và trở nên sôi động trong những năm gần đây, với sự phát triển nhanh về cả số lượng và quy mô. Một trong những mấu chốt quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động M&A chính là phương thức thực hiện các thương vụ M&A. Bài viết phân tích một số phương thức M&A doanh nghiệp có vốn nhà nước thường áp dụng hiện nay.
Cùng với quá trình phát triển, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế và chủ động hội nhập quốc tế, thị trường mua bán, sáp nhập tại Việt Nam cũng ngày càng sôi động. Thống kê cho thấy, giai đoạn 2009 – 2018, có trên 4.000 thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam được thực hiện với tổng giá trị 48,8 tỷ USD.
'Không phải là góp phần, mà doanh nghiệp xã hội (DNXH) chính là sự phát triển bền vững. Thúc đẩy DNXH chính là thúc đẩy phát triển bền vững!'- Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Phan Đức Hiếu khẳng định như vậy tại 'Hội nghị DNXH và phát triển bền vững' do Bộ KH&ĐT vừa tổ chức.
Để tránh tình trạng lạm quyền của các cổ đông lớn trong các công tác quản trị của doanh nghiệp (DN), dự thảo Luật DN và Luật Đầu tư sửa đổi đã đề xuất điều chỉnh giảm tỷ lệ sở hữu bắt buộc xuống còn 1% là có quyền ứng cử và đề cử vào HĐQT và Ban kiểm soát. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng 1% là quá ít và sẽ ra sao nếu các cổ đông này cũng lạm quyền?
Làn sóng doanh nghiệp khởi nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam. Hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia ngày càng hoàn thiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy hình thành và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Tuy nhiên, để hướng tới quốc gia khởi nghiệp với mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020 cần có thêm các biện pháp hỗ trợ khu vực doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Khảo sát thực trạng doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam hiện nay, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển khu vực doanh nghiệp này trong thời gian tới.