Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Làm sao phát huy vai trò tiên phong của doanh nghiệp

'Gánh' vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh góp sức khởi tạo nền kinh tế mới, cộng đồng doanh nghiệp cần nhiều hơn nữa hỗ trợ từ Chính phủ.

Tạo lập hành lang pháp lý cho mô hình lao động, việc làm mới trên nền tảng công nghệ số

Cho ý kiến về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần bám sát và thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, đặc biệt, phải tạo lập được hành lang pháp lý cho mô hình lao động, việc làm mới trên nền tảng công nghệ số.

Giám đốc NIC: Việt Nam có cơ hội cạnh tranh về nhân lực ngành bán dẫn

Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) đang phối hợp với các trường đại học tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cho giảng viên và sinh viên, kỹ sư liên quan đến bán dẫn.

Thủ tướng: Hoàn thiện thể chế để phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo

Chính phủ xác định phải cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng bằng thể chế để góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo phát triển.

Để doanh nghiệp được dùng tiền của chính mình 'mua bí quyết công nghệ'

Việc sửa đổi Luật Khoa học công nghệ thành Luật Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo sẽ tạo hành lang pháp lý giúp doanh nghiệp được quyền sử dụng chính kinh phí của mình để tìm hiểu, mua tri thức, mua bí quyết công nghệ.

Khai mạc Techfest miền Trung 2024

Hôm nay 13/9, tại thành phố Huế, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên Huế khai mạc ngày Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo - Techfest vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung năm 2024 .

Sửa đổi toàn diện Luật Khoa học và Công nghệ thúc đẩy KHCN và đổi mới sáng tạo

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy đã chia sẻ về các nội dung liên quan đến Luật Khoa học và Công nghệ sửa đổi.

Câu chuyện khoa học: Phát triển KHCN phục vụ công nghiệp hóa, hiện dại hóa

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với công nghệ số hóa, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật và dữ liệu lớn... đang tác động và làm thay đổi sâu sắc nền sản xuất, kinh tế toàn cầu. Cùng với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam cũng xây dựng chiến lược và xác định phát triển khoa học - công nghệ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa, bảo đảm quốc phòng – an ninh, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Phiên họp chuyên đề pháp luật cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng

Sáng 24/7, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7, để thảo luận, xem xét cho ý kiến, đối với 5 nội dung, trong đó có 2 đề nghị xây dựng luật là Luật Tình trạng khẩn cấp và Luật Khoa học công nghệ (sửa đổi); cho ý kiến 2 dự án luật là Luật Điện lực (sửa đổi), Luật Việc làm (sửa đổi) và Đề án về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Thủ tướng chủ trì phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7

Sáng 24/7, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7, để thảo luận, xem xét cho ý kiến, đối với 5 nội dung, trong đó có 4 dự án luật và Chủ trương đầu tư đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

Lấy ý kiến về định hướng chính sách lớn trong sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ

Ngày 13.6, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo 'Lấy ý kiến về định hướng chính sách lớn trong sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ'. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn và Ủy viên Thường trực Nguyễn Thị Kim Anh đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có các thành viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và đại diện một số doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế.

Thí điểm có được miễn trừ trách nhiệm?

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 34, sáng 12/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng.

Thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng: Khoanh định phạm vi, bảo đảm chặt chẽ về miễn trừ trách nhiệm

Ngày 12/6, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng, đa số ý kiến tán thành sự cần thiết quy định miễn trừ trách nhiệm trong thử nghiệm có kiểm soát nhưng cần khoanh định phạm vi miễn trừ và quy định bảo đảm chặt chẽ.

Cân nhắc quy định miễn trừ trách nhiệm trong thử nghiệm có kiểm soát

Sáng 12/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến một số vấn đề lớn về giải trình, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng sau khi tiếp thu các ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 7. Đề xuất cho phép quy định miễn trừ trách nhiệm trong thử nghiệm có kiểm soát các giải pháp công nghệ mới được các đại biểu quan tâm thảo luận.

Đề xuất miễn trừ trách nhiệm hành chính khi thử nghiệm các giải pháp công nghệ mới ở Đà Nẵng

Nhiều ý kiến đề nghị khi triển khai chủ trương thử nghiệm các giải pháp công nghệ mới ở TP Đà Nẵng cần áp dụng biện pháp miễn trừ, nhưng chỉ áp dụng ở mức độ giới hạn nhất định

Cho phép thử nghiệm có kiểm soát thì cần có điều khoản miễn trừ trách nhiệm

Đã cho phép thử nghiệm - là vấn đề mới, thì bao giờ cũng chứa đựng rủi ro chưa lường trước được. Do đó, tại phiên họp sáng 12.6 về tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách phát triển TP. Đà Nẵng, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cho rằng, đã cho phép chính sách đặc thù về thử nghiệm có kiểm soát thì cần có điều khoản miễn trừ trách nhiệm, nhưng nên nghiên cứu chỉ miễn trừ trách nhiệm dân sự, hành chính, không miễn trừ trách nhiệm hình sự.

Có thể miễn trừ trách nhiệm hành chính khi thử nghiệm các giải pháp công nghệ mới ở Đà Nẵng

Liên quan đến nội dung cho phép thử nghiệm có kiểm soát các giải pháp công nghệ mới ở Đà Nẵng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý áp dụng miễn trừ, nhưng không áp dụng miễn trừ về trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng lưu ý các quy định để làm sao để khuyến khích, bảo vệ được cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì lợi ích chung.

Rà soát khi xây dựng một số cơ chế đặc thù phát triển Nghệ An, Đà Nẵng

Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với định hướng tiếp thu, giải trình các vấn đề lớn của 2 dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù đối với Nghệ An, Đà Nẵng.

Rà soát khi xây dựng cơ chế đặc thù phát triển Nghệ An, Đà Nẵng

Sáng 12/6, tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 34, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý 2 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về: thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Băn khoăn quy định miễn trách nhiệm dân sự khi thử nghiệm giải pháp công nghệ mới

Theo Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách, việc quy định miễn trừ trách nhiệm pháp lý trong dự thảo nghị quyết có thể dẫn đến tùy tiện, lạm dụng trong áp dụng và tổ chức thực hiện pháp luật.

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị tăng thu, giảm chi ngân sách 21.346 tỷ đồng

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, qua kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách năm 2022, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị tăng thu giảm chi ngân sách 21.346 tỷ đồng; kiến nghị xử lý khác 28.595 tỷ đồng.

Tạo hành lang pháp lý, chú trọng đào tạo nhân lực đường sắt tốc độ cao

Chiều 13/5, Cục Đường sắt VN phối hợp với Công ty CP Tư vấn EY Việt Nam tổ chức Hội thảo tổng kết dự án những kinh nghiệm quốc tế tốt hỗ trợ Cục Đường sắt VN xây dựng dự thảo Luật Đường sắt 2017 sửa đổi.

Khởi nghiệp là hành trình dài, bền vững để tạo nguyên khí quốc gia

Ngày 17/4, Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia (VINEN) tổ chức công bố ra mắt Viện Khởi nghiệp Quốc gia và Báo cáo chỉ số khởi nghiệp quốc gia.

Bộ Khoa học và Công nghệ là đầu mối quản lý về đổi mới sáng tạo

y là nội dung mà Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang trao đổi với báo chí chiều 10/4. Theo đó, chức năng quản lý Nhà nước về đổi mới sáng tạo được Chính phủ giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ từ tháng 6/2023, sau đó các hành động hiện thực hóa đã được Bộ triển khai.

Sẽ sửa đổi toàn diện luật khoa học công nghệ

Nhằm thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong quý I năm 2024, Bộ KH&CN đã nghiên cứu, sửa đổi toàn diện Luật Khoa học công nghệ. Đây là một trong những nội dung chính được thông tin trong cuộc họp báo bộ KHCN tổ chức chiều 10/4.

Nghiên cứu khoa học ngành y góp phần quan trọng chăm sóc sức khỏe nhân dân

Các nhà khoa học ngành y, các y bác sĩ đã triển khai và đạt được nhiều thành tựu về nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ trong chẩn đoán, điều trị, sản xuất vaccine, thuốc, dược liệu...

ĐBQH NGUYỄN PHƯƠNG TUẤN: KỊP THỜI CHỈNH SỬA, BAN HÀNH CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT ĐỂ ÁP DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀO CUỘC SỐNG

Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Nguyễn Phương Tuấn – Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang khẳng định: Thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ đã kịp thời chỉnh sửa, ban hành những đạo luật, chính sách, nghị quyết kịp thời nhằm góp phần thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, áp dụng tiến bộ của đổi mới sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống...

Cần xây dựng đơn vị dẫn dắt về liêm chính khoa học

Theo các chuyên gia, cần xây dựng một số đơn vị tiên phong, đầu ngành để dẫn dắt về liêm chính khoa học và nghiên cứu.

Liêm chính khoa học: Đã đến lúc cơ quan quản lí vào cuộc

Những cảnh báo liên quan đến vi phạm liêm chính học thuật thời gian qua đã buộc các nhà quản lí vào cuộc và đưa ra lời hứa sẽ có văn bản hướng dẫn thực hiện.

ỦY BAN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẨY NHANH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC LẬP PHÁP, THẨM TRA MỘT SỐ DỰ ÁN LUẬT TRONG NĂM 2024

Cho đến nay, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đang lên kế hoạch làm việc với một số Bộ ngành liên quan để đẩy nhanh triển khai công tác lập pháp, thẩm tra dự án Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (sửa đổi), dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số sẽ được triển khai trong năm 2024.

Làm rõ khái niệm công nghiệp quốc phòng và công nghiệp an ninh

Chiều 28/11, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, đại biểu Trần Thị Hoa Ry - đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu bày tỏ tâm đắc với quy định về nguyên tắc gắn kết chặt chẽ và tận dụng tối đa năng lực của công nghiệp quốc phòng và công nghiệp an ninh, tránh đầu tư trùng lặp, những gì công nghiệp quốc phòng làm được thì công nghiệp an ninh không đầu tư và ngược lại.

Chú trọng đảm bảo quốc phòng an ninh trên biển

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp tại nghị trường chiều 28-11, đại biểu (ĐB) Tạ Đình Thi (Hà Nội) nhấn mạnh, Việt Nam phấn đấu trở thành cường quốc biển nên cần chú trọng đảm bảo quốc phòng an ninh trên biển.

Sẽ tổ chức nhiều cuộc kiểm toán chuyên đề

Kiểm toán nhà nước sẽ tổ chức nhiều cuộc kiểm toán chuyên đề, hướng đến nâng cao chất lượng kiểm toán nói chung, chuyên đề khoa học công nghệ nói riêng.

Khuyến khích và bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Bài viết nêu tính tất yếu, yêu cầu bức thiết phải khuyến khích và bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp khuyến khích, bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Đắc Vinh: Nếu tăng ngân sách đầu tư cho GDĐH thì tăng vào cái gì?

Tăng đầu tư cho GDĐH, thực ra là một khoản đầu tư chưa quá lớn. Tuy nhiên, khó nhất là tăng vào cái gì, tăng như thế nào?

'Gỡ nút thắt' cho doanh nghiệp khoa học công nghệ phát triển

Các cơ quan, ban, ngành cần phối hợp hỗ trợ và tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp khoa học công nghệ như có chính sách ưu đãi, chính sách đầu tư đổi mới công nghệ.

Không đưa vào chương trình các dự án luật chưa chuẩn bị kỹ, chưa đủ điều kiện, chưa rõ về chính sách cơ bản và phạm vi điều chỉnh

Tham gia thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 sáng 23.5, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) đề nghị các bộ chủ trì đề xuất; Bộ Tư pháp, Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội cùng đồng hành từ giai đoạn đầu lập đề nghị xây dựng luật; kiên quyết không đưa vào chương trình các dự án luật khi chưa được chuẩn bị kỹ càng, chưa đủ điều kiện, chưa rõ về chính sách cơ bản và phạm vi điều chỉnh.

Dư luận đòi mạnh tay xử lý nghệ sĩ 'có vi phạm', Cục NTBD nói 'không phong sát'

Trước thực trạng nhiều nghệ sĩ, người hoạt động nghệ thuật có những ứng xử thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục, thậm chí vi phạm pháp luật…đông đảo dư luận mong muốn cơ quan chức năng cần có biện pháp mạnh tay xử lý triệt để. Tuy nhiên phía Cục NTBD mới đây đã khẳng định chắc nịch: 'không thích dùng những từ ngữ nặng nề như phong sát hay cấm sóng'.

Nhiều doanh nghiệp đủ tiêu chí nhưng không đăng ký thành doanh nghiệp khoa học công nghệ

Đến nay, cả nước mới chỉ có hơn 700 doanh nghiệp đăng ký để trở thành doanh nghiệp khoa học công nghệ. Trong khi đó, có nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện nhưng không đăng ký...

MỘT NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 05/2021/UBTVQH15: VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP - KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ QUAN TRỌNG VÀ NHỮNG ĐỘT PHÁ TRONG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG

Nghị quyết số 05/2021/UBTVQH15 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện nghiên cứu lập pháp được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 29/9/2021. Sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết đã trở thành khuôn khổ pháp lý quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để Viện Nghiên cứu lập pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, thực hiện hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội.

Trục lợi trong nghiên cứu khoa học ở các trường đại học - Bài 1: Vung tiền để có công bố quốc tế

Các trường đại học (ĐH) Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư kinh phí để tăng công bố quốc tế. Nhiều trường chi đến vài trăm triệu đồng cho mỗi bài báo lọt vào danh mục ISI (Institute for Scientific Information - Viện Thông tin Khoa học của Mỹ) hoặc Scopus (website www.scopus.com của Nhà xuất bản Elsevier - Hà Lan). Tất cả đều nhằm mục tiêu tăng nhanh số lượng công bố quốc tế và lọt vào các bảng xếp hạng ĐH uy tín của thế giới.

Chính sách ưu đãi đối với nhà thầu có tỷ lệ lao động nữ cao sẽ thúc đẩy bình đẳng giới thực chất

Chiều 7/11, tại phiên thảo luận tổ, Ủy viên TƯ Đảng, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga (đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) đã đóng góp ý về dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Hơn 12.000 tỉ đồng đang 'nghẽn' trong Quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp

Giai đoạn 2015-2021 đã có 1.392 doanh nghiệp trích lập Quỹ phát triển KHCN với tổng số tiền là 24.000 tỉ đồng, trong đó mới chỉ sử dụng được 11.000 tỉ và còn tồn đọng hơn 12.000 tỉ đồng, gây lãng phí nguồn lực.

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt: Nghiên cứu khoa học là hoạt động dấn thân, thám hiểm

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, không thể nào 100% nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ đều thành công vì nghiên cứu khoa học là hoạt động dấn thân, thám hiểm của các nhà khoa học vào các vấn đề, lĩnh vực có tính chất mới...

Chưa có căn cứ đánh giá, giám sát hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ

Tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước sáng nay, 1.6, ĐBQH Nguyễn Tuấn Anh (Long An) cho rằng, công tác quản lý, nghiên cứu khoa học công nghệ (KHCN) chưa nghiêm túc, chưa bảo đảm chất lượng và đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.