Chiều tối 27/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc gặp mặt Đoàn đại biểu nhân sỹ, trí thức, chức sắc tôn giáo, dân tộc thiểu số tiêu biểu của thành phố Hà Nội. Đánh giá cao và biểu dương đóng góp của cộng đồng nhân sĩ, trí thức, tín đồ tôn giáo và đồng bào dân tộc thiểu số Thủ đô thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội mong muốn Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô, trong đó có cộng đồng nhân sĩ, trí thức, tín đồ tôn giáo và đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Thủ đô Hà Nội, khơi dậy khát vọng và trách nhiệm phát triển Thủ đô Hà Nội.
Các chuyên gia, nhà khoa học khẳng định, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chính là cơ hội rất lớn, tạo lợi thế về cơ chế để Hà Nội tăng tốc phát triển, vươn lên tầm vóc mới, vị thế mới không chỉ của cả nước mà còn trong khu vực và thế giới.
Nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ngày 12/1, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo Quỹ đầu tư mạo hiểm và cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong một số lĩnh vực khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn chủ trì Hội thảo.
Hà Nội được xác định là đầu não chính trị, hành chính quốc gia, là bộ mặt và là trái tim của cả nước. Với tính chất quan trong đó, việc sửa đổi Luật Thủ đô có ý nghĩa hết sức to lớn và được người dân cả nước dặc biệt quan tâm. Mới đây, tại diễn đàn Quốc hội, các đại biểu đã cho rằng Luật Thủ đô là đạo luật đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc. Vì vậy sửa đổi Luật Thủ đô không phải chỉ cho riêng Hà Nội mà thực chất là cho cả nước, theo tinh thần 'Hà Nội vì cả nước cả nước vì Hà Nội'.
Phát biểu thảo luận tại tổ về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) chiều 10/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, đây là dự án có tầm quan trọng đặc biệt vì Hà Nội là một đô thị đặc biệt, đồng thời Hà Nội là Thủ đô của cả nước.
Theo Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội, Chính phủ đề xuất nhiều cơ chế đặc thù cho Hà Nội, thực hiện mô hình không tổ chức Hội đồng nhân dân phường và bổ sung thành phố thuộc thành phố...
Với sự chuẩn bị công phu, bài bản và khoa học, chiều qua (10-11), dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) chính thức được trình tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV để các đại biểu thảo luận tại tổ, cho ý kiến lần đầu tiên trước khi xem xét thông qua tại kỳ họp thứ bảy tới. Đây là dự thảo luật nhận được sự quan tâm đặc biệt không chỉ với các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà khoa học mà với các tầng lớp nhân dân Thủ đô và cả nước.
Thảo luận tại tổ về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) vào chiều 10/11, đa số đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) với những nội dung cơ bản như trong tờ trình của Chính phủ để xây dựng Thủ đô Hà Nội hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực như các nghị quyết của Đảng đã yêu cầu.
Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, dự thảo Luật Thủ đô là dự án có tầm quan trọng đặc biệt.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, xây dựng Luật Thủ đô không phải cho riêng Thủ đô mà thực chất cho cả nước theo tinh thần 'Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước'.
Chiều 25/7, phát biểu ý kiến tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, liên quan việc xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ: Luật Thủ đô là cơ hội, là lợi thế để Hà Nội phát triển vươn lên tầm cao mới, vị thế mới của cả nước, khu vực và cả thế giới.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý trong sửa Luật Thủ đô cần phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho Hà Nội… nhằm tăng tính tự chủ cho thành phố.
Chiều 25/7, tại cuộc làm việc của Chủ tịch Quốc hội (QH) Vương Đình Huệ với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, trình bày báo cáo về xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, Luật Thủ đô (sửa đổi) được xây dựng theo 5 quan điểm.
Chiều 25/7, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội trên địa bàn Thủ đô.
Phát biểu kết luận cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, việc xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) là cơ hội rất lớn tạo lợi thế để Hà Nội phát triển vươn lên tầm mới, vị thế mới của cả nước, khu vực và thế giới. Do đó, dự án luật cần bám sát các chủ trương, chính sách và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong các nghị quyết của Trung ương, của Bộ Chính trị.
Nhấn mạnh phát triển Thủ đô không phải trách nhiệm của riêng Hà Nội mà là trách nhiệm chung của cả nước, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đồng thời nêu rõ, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) cần được xây dựng theo hướng phân quyền mạnh mẽ, đổi mới mô hình quản trị, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền Thủ đô trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội.