Bộ GTVT vừa đề nghị các địa phương yêu cầu tất cả cơ sở giáo dục từ bậc mầm non đến trung học phổ thông trên địa bàn rà soát lại việc sử dụng xe ô tô đưa đón học sinh đến trường, yêu cầu phải thực hiện đầy đủ quy định về an toàn giao thông đối với phương tiện, người lái xe.
Không chỉ chú ý tới vị trí ngồi của trẻ khi đi ô tô, cha mẹ còn cần hướng dẫn con kỹ năng để có thể thoát nạn trong những tình huống nguy hiểm.
Dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đã cập nhật, chỉnh lý nhiều quy định về thiết bị an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông và sẽ được lấy ý kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Theo các đại biểu Quốc hội, cần có những chế định mới quyết định chặt chẽ hơn về công tác quản lý, giáo dục, bồi dưỡng, chăm sóc trẻ em. Vì mầm non chính là mầm xanh của đất nước.
Bên hành lang Quốc hội, các đại biểu cho rằng sự tắc trách, vô trách nhiệm trong vụ việc quên cháu bé 5 tuổi trên xe ô tô đưa đón học sinh ở Thái Bình khiến cháu tử vong là một tội ác.
Kỳ họp Quốc hội thứ 7 lần này sẽ cho ý kiến về dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ và sẽ xem xét thông qua tại kỳ họp này. Điểm đáng chú ý của dự án luật này là Ban soạn thảo đã quan tâm nhiều hơn đến đối tượng yếu thế khi tham gia giao thông là trẻ nhỏ so với luật đường bộ 2008, đó là quy định, hướng dẫn vị trí chỗ ngồi và phương pháp bảo vệ trẻ em khi ngồi trên ô tô.Nội dung này được các chuyên gia đánh giá là đã tiệm cận với quy định của các quốc gia tiên tiến trên thế giới, nhận được sự quan tâm đặc biệt từ xã hội vì mục tiêu đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông cho tất cả các đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Trịnh Xuân An cho biết: Trong báo cáo trình ra Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 sắp tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất 'cấm tuyệt đối' nồng độ cồn đối với lái xe.
Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh Trịnh Xuân An, phương án duy nhất được Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình ra Quốc hội là cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe.
Nếu quy định sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em được áp dụng hiệu quả, có thể kéo giảm tới 400 - 500 vụ trẻ em bị chấn thương đặc biệt nghiêm trọng hoặc trẻ em thiệt mạng trên ô tô một năm tại Việt Nam.
Quốc hội đang cho ý kiến về dự án Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, dự kiến sẽ xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 7 tới đây.
Tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đề xuất nhiều thay đổi về phân hạng về các loại GPLX xe mô tô, ô tô. Cụ thể, GPLX mô tô có hạng A1, A, B1; trong khi đó ô tô có tới 12 hạng GPLX. Bên cạnh đó là đề xuất cấp GPLX cho người khuyết tật đảm bảo điều kiện sức khỏe.
Dự thảo Luật Trật tự an toàn, giao thông đường bộ đang được xây dựng cần tiếp tục hoàn thiện quy định liên quan thiết bị an toàn cho trẻ em trong tham gia giao thông; có quy định chặt chẽ về mũ bảo hiểm trẻ em qua ban hành tiêu chuẩn chất lượng mũ bảo hiểm phù hợp cho từng lứa tuổi…
Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30-4, 1-5 vừa qua, toàn quốc xảy ra 347 vụ tai nạn giao thông làm 138 người thiệt mạng và gần 300 người mang thương tật suốt đời. Điều đáng lo là những con số trên đều tăng gần gấp đôi so với 5 ngày của kỳ nghỉ lễ năm rồi (129 vụ, 67 người chết, 90 người bị thương). Tai nạn giao thông hầu hết xảy ra trên đường bộ.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng đề nghị phạt nguội người đi xe máy do tai nạn liên quan đến phương tiện này tăng.
Sau phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu sớm ban hành các kết luận và tiếp tục chuẩn bị các nội dung cho kịp Kỳ họp thứ 7.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh và trên các quốc lộ trọng điểm đang có xu hướng cải thiện.
Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, có ý kiến đề nghị quy định đường cao tốc tối thiểu phải là bốn làn đường và phải có làn dừng khẩn cấp.
Tiếp tục chương trình làm việc phiên họp thứ 31, chiều 15/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ.
Chiều 15/3, tại Phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Đường bộ.
Các chuyên gia cho rằng, bản chất những nhà làm luật cần hướng đến là kiểm tra độ tỉnh táo của người lái xe dưới ảnh hưởng của các chất có cồn, tránh gây ra các rủi ro về tai nạn giao thông.
Theo thông tin từ Cục CSGT, Bộ Công an, cứ 5 người chết/ bị thương do TNGT đường bộ gây ra có 1 người chết/ bị thương có liên quan đến người sử dụng phương tiện có sử dụng bia rượu.
Trong năm 2023, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 770.679 trường hợp lái xe mà trong cơ thể có nồng độ cồn, tính trung bình mỗi ngày CSGT phát hiện, xử lý hơn 2.100 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Bộ Giao thông Vận tải đã thực hiện phân cấp, phân quyền trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và bảo trì đường bộ nhằm hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thảo luận lần đầu dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Tiếp tục đóng góp vào dự án Luật này, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung, đại biểu Quốc hội tỉnh Long An đề nghị bổ sung cơ sở pháp lý, cơ sở kỹ thuật để quy định niên hạn sử dụng xe đưa đón học sinh tại Điều 46 dự thảo Luật này.
Qua tổng kết các vụ tai nạn giao thông đường bộ cho thấy, trung bình có 43% vụ vi phạm giao thông nghiêm trọng do rượu, bia. Chính vì vậy, việc phòng, chống tác hại của rượu bia là mệnh lệnh cần thực hiện
Sáng ngày 24/11/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 20 của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương để thảo luận tại về dự án Luật Đường bộ.
Nhiều đại biểu lo ngại dự án Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ còn chồng chéo, gây khó khăn khi thực thi. Bên cạnh đó, nhiều đại biểu góp ý về quản lý hoạt động kinh doanh vận tải trong việc đưa đón học sinh hay xe công nghệ...
Trong ngày làm việc thứ 5, đợt họp thứ 2 của Kỳ họp thứ 6 (ngày 24/11), Quốc hội đã tiến hành thảo luận và biểu quyết thông qua một số dự án Luật. Các phiên họp do Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành.
Tại cuộc thảo luận ở hội trường về dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ chiều nay, đề xuất trong Dự thảo quy định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải có thiết bị giám sát hành trình, thiết bị thu thập dữ liệu hình ảnh người lái xe theo quy định khiến nhiều đại biểu băn khoăn về tính khả thi.
Ngày 24/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi) sau đó thảo luận về dự án Luật Đường bộ; biểu quyết thông qua Luật Quản lý, Bảo vệ Công trình Quốc phòng và Khu Quân sự...
Tiếp thu ý kiến của các ĐBQH, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết cơ quan soạn thảo sẽ nghiên cứu kỹ để hoàn thiện dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ đảm bảo khả thi...
Ngày 24/11, ngày làm việc thứ 20 của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết, chính thức thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi) và Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; đồng thời, thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đường bộ và dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 24/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đường bộ.
Bộ GTVT sẽ phối hợp với Bộ Công an để rà soát, chỉnh lý dự án Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ để đảm bảo tính thống nhất.
Mức thu sẽ được xác định đảm bảo phù hợp với điều kiện khai thác từng khu vực, phù hợp với chất lượng dịch vụ và đảm bảo hoàn vốn đầu tư của Nhà nước để tái đầu tư cơ sở hạ tầng và đảm bảo chi phí bảo trì hàng năm, theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, thực hiện nghị quyết của Quốc hội, Bộ GTVT đã nghiên cứu phương án thu phí trên đường cao tốc do nhà nước đầu tư, đánh giá tác động.
Ngoài điểm dừng nghỉ trên quốc lộ, Đại biểu Quốc hội đề xuất ở những cung đường có phong cảnh đẹp nên có điểm ngắm cảnh, mô hình này ở nước ngoài đã áp dụng.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nêu rõ, hiện nay thu phí qua đầu phương tiện chỉ mới đáp ứng được 35% đến 40% nhu cầu bảo trì. Cho nên, nếu hệ thống đường cao tốc được xây dựng, hoàn thiện đưa vào sử dụng mà không thu, chúng ta sẽ rất khó khăn trong vấn đề về bảo trì.
Tại cuộc thảo luận ở hội trường về dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ chiều nay, đề xuất trong Dự thảo quy định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải có thiết bị giám sát hành trình, thiết bị thu thập dữ liệu hình ảnh người lái xe theo quy định khiến nhiều đại biểu băn khoăn về tính khả thi.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng 24/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận toàn thể tại hội trường về dự án Luật Đường bộ. Giải trình, tiếp thu các ý kiến của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng bày tỏ ấn tượng khi nhiều đại biểu dành tâm sức nghiên cứu và chuẩn bị tài liệu để góp ý vào dự thảo luật và cho biết sẽ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến xác đáng để chỉnh lý hoàn thiện hồ sơ dự án luật.
Thứ Sáu, ngày 24/11/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 20 của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (buổi chiều) và sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương.
Theo TS. Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, quy định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình này không khả thi.
Nên cấm tuyệt đối nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông? là vấn đề nhận được sự quan tâm của người dân.