Chiều nay (12/9), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự thảo kế hoạch giám sát và đề cương báo cáo của Đoàn giám sát chuyên đề 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023'.
Cả Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến đều cho rằng, nên thu hẹp phạm vi giám sát để đảm bảo giám sát có trọng tâm, trọng điểm.
Một nội dung mới đáng chú ý trong dự thảo Dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ mà Bộ Công an chủ trì soạn thảo, dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ sáu, dự kiến diễn ra cuối năm 2023, đó là bỏ đề xuất phân chia chi tiết các hạng giấy phép lái xe.
Bộ Công an đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Luật này được tách ra từ Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Đáng chú ý, tại dự luật này, Bộ Công an đề xuất bỏ giấy phép lái xe hạng A1, B1, B2.
Ngày 13/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đường bộ. Các đại biểu cơ bản tán thành tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành luật.
Chính phủ đã chỉ đạo tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, chưa thay đổi cơ quan quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.
Sáng 13/7, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 24, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đường bộ.
UBTVQH trình Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung vào Chương trình năm 2023 với 3 dự án: Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Đường bộ; Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Chiều 17/5, Công an TP Cần Thơ tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin, lấy ý kiến đóng góp đối với các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV thông qua tại các kỳ họp.
Mới đây, tại hội thảo 'Góp ý Dự thảo Luật Đường bộ' do Viện Nghiên cứu lập pháp phối hợp với Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức, nhiều ý kiến chuyên gia bày tỏ tán thành việc tách Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thành 2 luật: Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ và luật Đường bộ. Đồng thời, kỳ vọng ban hành luật mới sẽ tạo nên các bước đột phá trong việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước trong việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.
Ngày 16/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tổ chức hội thảo 'Góp ý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ'.
Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ gồm 8 chương, 62 điều, trong đó có một số nội dung mới so với Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
'Ban Chấp hành Trung ương Đảng thảo luận báo cáo kiểm điểm cá nhân của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Ủy ban Tài chính – Ngân sách tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ mười ba; Đoàn khảo sát của Ủy ban Pháp luật làm việc với UBND tỉnh Bắc Giang; Tổ Công tác của Đoàn giám sát Quốc hội làm việc với Bộ GD&ĐT...' là những hoạt động đáng chú ý của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội ngày 16/5/2023.
Sáng 16/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tổ chức Hội thảo 'Góp ý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ'. TS.Nguyễn Văn Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp; Đại tá Vũ Huy Khánh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đồng chủ trì hội thảo.
Hoạt động nhằm thông tin tuyên truyền, đồng thời lấy ý kiến góp ý đối với 5 dự án Luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm vừa có tờ trình về Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Theo Tờ trình dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Chính phủ đề xuất tiếp tục giao việc cấp giấy phép lái xe cho Bộ Giao thông vận tải
Chính phủ thống nhất chưa thay đổi cơ quan quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý các cơ quan bám sát ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ các dự án, chuẩn bị kỹ lưỡng, thuyết minh làm rõ thêm các vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau, bảo đảm đủ chín, đủ rõ, tạo đồng thuận, thống nhất cao.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan đôn đốc các cơ quan của Chính phủ, cơ quan hữu quan để hoàn thiện hồ sơ tài liệu sớm trình theo đúng tiến độ.
Chiều 14.4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4.2023 sau 2,5 ngày làm việc, hoàn thành các nội dung đề ra.
Ngày 13-4, sau khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất 3 hồ sơ dự án luật đủ điều kiện trình Quốc hội, gồm: dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an toàn, trật tự ở cơ sở; dự án Luật Đường bộ; dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Chiều 14/4, tại Nhà Quốc hội, sau 2,5 ngày làm việc khẩn trương, trách nhiệm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc phiên họp chuyên đề pháp luật, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý các cơ quan bám sát ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ các dự án, chuẩn bị kỹ lưỡng, thuyết minh làm rõ thêm các vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau, bảo đảm đủ chín, đủ rõ, tạo đồng thuận, thống nhất cao.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhận định việc xây dựng và ban hành Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ (TTATGT) và Luật đường bộ là đòi hỏi tất yếu, khách quan, cấp bách của thực tiễn, phù hợp với quy luật phát triển, xu hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Ngày 13-4, tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc trình Quốc hội quyết định bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đối với các dự án: Luật Đường bộ, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Tán thành trình Quốc hội xem xét, quyết định đưa hai dự án Luật Đường bộ, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần xây dựng hồ sơ dự án Luật chu đáo thận trọng, kỹ lưỡng, giải trình có tính thuyết phục, cố gắng bảo đảm sự thống nhất cao khi trình Quốc hội.
Dưới góc độ pháp luật, hiện nay việc chuyển nhượng biển số xe sau khi trúng đấu giá đang có điểm vướng vì Điều 8 Luật Giao thông đường bộ đang quy định cấm mua bán chuyển nhượng biển số xe.
Đề xuất trẻ hóa đối tượng được cấp giấy phép lái xe hạng A1 đang được dư luận quan tâm và nhận những ý kiến khác nhau.
Sáng 14-3, tại Hà Nội, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì hội thảo khoa học 'Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc xây dựng dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) ở cơ sở và Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ' bằng hình thức trực tuyến. Tham gia hội thảo tại điểm cầu Bình Dương có Đại tá Nguyễn Văn Dựt, Phó Giám đốc Công an tỉnh cùng đại diện các phòng nghiệp vụ, Công an các huyện, thị, thành phố và ngành chức năng.
Sáng 11-3, Công an tỉnh Gia Lai tổ chức Hội thảo góp ý xây dựng 2 dự án Luật gồm: Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ bằng hình thức trực tuyến.
'Cần thận trọng khi tách luật Giao thông đường bộ năm 2008 thành Luật Đường bộ và Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ'. Đây là ý kiến của nhiều chuyên gia tại Hội thảo đóng góp ý kiến đối với Dự thảo Luật Đường bộ do Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức sáng 14/02.