Đại biểu cho rằng, cần xác định thời điểm doanh thu để tính thu nhập chịu thuế của hàng hóa được bán ra. Còn đối với khoản chi do doanh nghiệp có rủi ro về thuế, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật cần bổ sung quy định không được trừ thuế tính từ khi gặp rủi ro để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp.
Ngày 24/10/2022, bước sang ngày làm việc thứ 4, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thảo luận tại tổ để đóng góp Dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp QH (sửa đổi); Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) và Dự thảo Nghị quyết của QH về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đóng góp vào dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Thị Xuân, đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk cho rằng, Ban soạn thảo cần nghiên cứu dự thảo Luật theo nguyên tắc buộc các cơ quan phải tiếp nhận và xử lý giao dịch điện tử gửi đến từ người dân và doanh nghiệp, không được phép từ chối hoặc yêu cầu nộp thêm hồ sơ là bản cứng thì mới tiến hành xử lý hồ sơ.
Đóng góp vào việc khuyến khích xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm: Trong dự án Luật cần có quy định, chính sách cụ thể nhằm thu hút nguồn lực cũng như nâng cao trách nhiệm quản lý của các địa phương, tổ chức, cá nhân tham gia công tác này một cách rõ ràng.
'Các cơ quan tiếp tục rà soát để quán triệt và thể chế hóa tối đa chủ trương, đường lối của Đảng về công tác thanh tra, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; khắc phục các hạn chế, bất cập đã chỉ ra trong quá trình tổng kết thi hành Luật Thanh tra', Thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ Mười đối với dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) nêu rõ.
Thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 10 về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành các quan điểm, nguyên tắc sửa đổi Luật nêu trong Tờ trình và Báo cáo thẩm tra.