Cơ hội để Mường Động bứt phá

Mường Động - Kim Bôi là 1 trong 4 vùng Mường lớn sở hữu cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bản sắc văn hóa đậm đà, có nguồn nước khoáng quý giá là những lợi thế riêng có. Mới đây, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2230 về phê duyệt đồ án Quy hoạch (QH) xây dựng vùng tỷ lệ 1/25.000 huyện Kim Bôi đến năm 2040. Theo đó, toàn bộ địa giới hành chính huyện Kim Bôi được định hướng phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái nông nghiệp, dịch vụ chăm sóc sức khỏe… mở ra cơ hội rất lớn để địa phương bứt phá mạnh mẽ.

Chuyển động thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII: Bài 1: Sản phẩm cụ thể thực hiện nhiệm vụ chính trị

Ban Chấp hành, Ban Thường vụ (BCH, BTV) Tỉnh ủy đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, đặc biệt quan tâm giải quyết các điểm nghẽn cản trở sự phát triển; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong cải cách hành chính, giải phóng mặt bằng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ nhà đầu tư chiến lược triển khai dự án.

'Không ai chết đuối trong mồ hôi của chính mình'

Đó là câu nói đã trở thành kim chỉ nam giúp chàng trai 9X Đinh Công Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Green Life, xã Hợp Tiến (Kim Bôi) vững bước vượt qua khó khăn để trở thành 'vua ong' đất Mường Động.

Nông dân Mường Động hối hả thu hoạch lúa vụ mùa

Những ngày này, nông dân huyện Kim Bôi đang hối hả thu hoạch lúa vụ mùa, chuẩn bị triển khai kế hoạch sản xuất xuất vụ đông. Phóng viên Báo Hòa Bình ghi lại một số hình ảnh thu hoạch lúa trên địa bàn huyện.

Người có duyên nợ với chiêng Mường

Dành trọn cuộc đời sưu tầm và gìn giữ chiêng cổ, Nghệ nhân Ưu tú Bùi Tiến Xô, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) được ví là người 'duyên nợ' với chiêng Mường. Say đắm hồn chiêng, ông sẵn sàng đánh đổi bạc tiền, thời gian, công sức để gìn giữ và lan tỏa nét văn hóa độc đáo của dân tộc Mường.

Về Mường Động anh hùng

Những ngày mùa thu lịch sử, chúng tôi về Mường Động - Kim Bôi, mảnh đất anh hùng, kiên cường trong kháng chiến, nay đang chuyển mình mạnh mẽ.

Khai thác tiềm năng văn hóa, phát triển du lịch nơi xứ Mường

Hòa Bình là mảnh đất có nền văn hóa lâu đời, với những di chỉ lịch sử của loài người có từ trên 2 vạn năm trước được phát hiện, nơi đây còn mang đậm văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm đầu tư phát triển, để vừa tăng cường giáo dục truyền thống, vừa phát triển kinh tế du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc.

Để du lịch Kim Bôi 'cất cánh'

Kim Bôi có nguồn tài nguyên phong phú, nhất là nguồn khoáng nóng quý giá, cùng nhiều cảnh quan đẹp, khu di tích cổ Đống Thếch và bản sắc văn hóa dân tộc Mường... là tiềm năng, thế mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để huyện phát triển KT-XH, nhất là du lịch.

Trưởng ban Dân vận Trung ương: 'Xử lý dứt điểm vấn đề phức tạp ngay từ cơ sở'

Theo Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài, lực lượng công an địa phương cần xử lý dứt điểm các vấn đề phức tạp ngay từ cơ sở.

Xã Vĩnh Đồng khắc sâu lời Bác

Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện vẫn lưu giữ bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tháng 5/1948, gửi các phụ lão xã Vĩnh Đồng, châu Lương Sơn (nay là huyện Kim Bôi). Một bản sao của lá thư ấy được Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Vĩnh Đồng trân trọng bảo quản tại nhà văn hóa xã.

Cơ hội để du lịch Mường Động bứt phá

Là 1 trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh, trong bối cảnh mới, Mường Động - Kim Bôi đứng trước cơ hội rất lớn để bứt phá mạnh mẽ. Huyện được tỉnh xác định là vùng trọng điểm phát triển đô thị, du lịch dựa trên tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc đậm đà. Đặc biệt, nơi đây có nguồn nước khoáng được coi là 'vàng trắng' hiếm có và các nguồn lực đang hướng tới đầu tư.

Huyện Kim Bôi xây dựng và phát triển thương hiệu vùng Mường Động

Xác định xây dựng và phát triển thương hiệu là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, huyện Kim Bôi đã và đang tập trung thực hiện công tác này, dựa trên khai thác yếu tố vùng miền.

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình - tôn vinh, tỏa sáng bản sắc văn hóa

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình hay còn gọi là lễ xuống đồng, lễ mở cửa rừng, là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của người Mường Hòa Bình. Lễ hội gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang nhiều dấu ấn của văn minh Việt cổ. Đây là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào người Mường ở Hòa Bình, đặc biệt là ở bốn vùng Mường lớn: Bi, Vang, Thàng, Động.

Cặp song sinh tự nguyện viết đơn xung phong lên đường nhập ngũ

Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, trong đợt tuyển quân năm 2023, những người con ưu tú của quê hương Mường Động đã nghiêm chỉnh chấp hành Luật Nghĩa vụ quân sự, trong đó, tiêu biểu phải kể đến tấm gương cặp song sinh Bùi Thế Huynh và Bùi Anh Tuấn, trú tại xóm Ve, xã Đông Bắc đã cùng nhau tự nguyện viết đơn xung phong lên đường ngập ngũ.

Lễ hội Khai hạ, đặc sắc riêng của dân tộc Mường ở Hòa Bình

Sáng 29/1, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ Khai hạ dân tộc Mường năm 2023, hàng nghìn người đã chen chân nhau chứng kiến nhiều chương trình đặc sắc.

Cận cảnh lễ hội quy tụ 4 vùng Mường lớn ở Hòa Bình

Sáng nay (29/1), UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ Khai hạ (xuống đồng), quy tụ 4 vùng Mường ở Hòa Bình về tham dự với quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

Các môn thi văn nghệ thu hút sự quan tâm lớn của người dân và du khách

Trong khuôn khổ Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, năm 2023, các môn thi văn nghệ đã được tổ chức, là dịp để các nghệ nhân, diễn viên gặp gỡ, giao lưu học hỏi và giới thiệu đến nhân dân, du khách những giá trị đặc sắc, nổi bật của văn hóa dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình.

Đặc sắc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường ở Hòa Bình

Ngày 29/1 (tức mồng 8 Tết Quý Mão), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2023.

Lễ hội Khai hạ - nơi hội tụ bốn Mường

Háo hức, rộn ràng là cảm xúc dâng trào trong lòng người dân bốn Mường (Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động) hướng về Lễ hội Khai hạ (LHKH) dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Lễ hội nhằm tôn vinh giá trị, nét đẹp bản sắc văn hóa cùng nhiều hoạt động văn hóa, tín ngưỡng mang tính truyền thống.

Xuân Mường Động

Khắp các miền quê trải dài màu xanh trù phú; hạ tầng điện - đường - trường - trạm được đầu tư xây dựng; hệ thống thương mại - dịch vụ phát triển... Đó là diện mạo của quê hương Mường Động (Kim Bôi) hôm nay với những bước chuyển mạnh mẽ.

Lễ hội Khai hạ của người Mường - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường hay còn gọi là lễ hội Khuống mùa, Thuống tôồng là lễ hội truyền thống đã có từ rất lâu đời và là lễ hội dân gian lớn nhất của người Mường, đặc biệt ở bốn vùng Mường lớn của tỉnh là Bi, Vang, Thàng, Động. Lễ hội Khai hạ của người Mường Hòa Bình đã được Bộ VH-TT&DL công bố quyết định là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hòa Bình - điểm đến hấp dẫn

Năm 2022, du lịch Hòa Bình phục hồi ấn tượng. Thông điệp 'Hòa Bình, điểm đến du lịch an toàn - trải nghiệm trọn vẹn' lan tỏa mạnh mẽ không chỉ với du khách trong nước mà còn với du khách quốc tế. Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú mang đậm dấu ấn của nền Văn hóa Hòa Bình, cùng hoạt động của các khu, điểm du lịch mới, chất lượng đã thu hút đông đảo du khách thăm quan, nghỉ dưỡng.

Huyện Kim Bôi: Tập trung giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm

Dự án đường liên kết vùng (ĐLKV) Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu); dự án quần thể khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ (Kim Bôi) là 2 dự án trọng điểm của tỉnh đặt mục tiêu khởi công vào cuối năm nay. Các dự án này được kỳ vọng khai thác tiềm năng, lợi thế, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho vùng đất Mường Động và cả tỉnh.

'Câu chuyện sản phẩm' - linh hồn của sản phẩm OCOP

'Câu chuyện sản phẩm' (CCSP) là tiêu chí quan trọng trong Bộ tiêu chí quốc gia về đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; chiếm 10/100 điểm trong thang điểm đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Việc xây dựng CCSP thú vị, hấp dẫn góp phần nâng cao giá trị sản phẩm OCOP.

Cơm lam Hòa Bình - món ăn đặc sắc

Cơm lam Hòa Bình là món ăn đậm hương rừng gắn kết với bản sắc văn hóa dân tộc vừa lọt vào Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam (2021-2022) do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố mới đây. Qua đó mở ra cơ hội rất lớn để quảng bá hình ảnh món ăn, đặc sản, giá trị ẩm thực của tỉnh trong và ngoài nước.

Tái canh cây ăn quả có múi để phát triển bền vững

Cây ăn quả có múi (CAQCM) gồm cam, quýt, bưởi, chanh là nhóm cây ăn quả phổ biến trên thế giới với sản lượng hàng năm khoảng 130 triệu tấn. Ở nước ta, CAQCM là nhóm cây ăn quả có diện tích, sản lượng lớn nhất trong số các loài cây ăn quả lâu năm. Hòa Bình là tỉnh có diện tích sản xuất CAQCM lớn, chiếm trên 5% diện tích của cả nước. Trong những năm qua, diện tích CAQCM của tỉnh không ngừng tăng.

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường

Nhân dân các vùng Mường trong tỉnh còn gọi lễ hội Khai hạ với một số tên như: Khuống mùa, Thuống mùa, Thuống tồng, Xuống đồng. Di sản hiện có ở nhiều nơi đồng bào dân tộc Mường sinh sống, tiêu biểu và đậm nét hơn là ở các huyện: Tân Lạc (Mường Bi), Lạc Sơn (Mường Vang), Cao Phong (Mường Thàng), Kim Bôi (Mường Động).

Huyện Kim Bôi: Hội nông dân vững mạnh, góp phần xây dựng nông thôn mới

Sau gần 1 năm thực hiện Đề án 'Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân (HND) các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025' trên địa bàn huyện Kim Bôi đã, đang phát huy hiệu quả. Từ đó tạo động lực để nông dân tích cực tham gia phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM trên địa bàn.

Đảng bộ huyện Kim Bôi nâng cao chất lượng hệ thống chính trị: Bài 2 - Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng - giải pháp căn cơ

Tập trung đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, phong cách, lề lối làm việc; mở rộng dân chủ, đi đôi với siết chặt kỷ luật, kỷ cương và phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu… Đó là những giải pháp căn cơ giúp Kim Bôi xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển. Và để thực hiện nhóm giải pháp đó, Kim Bôi xác định: Tập trung cho công tác cán bộ là nhiệm vụ tiên quyết.

Khảo sát việc thực hiện Kết luận số 61-KL/TW và Đề án số 01-ĐA/TU tại huyện Kim Bôi

Sáng 27/5, đoàn công tác của Ban chỉ đạo (BCĐ) 61 tỉnh do đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng BCĐ làm trưởng đoàn đã làm việc với BTV Huyện ủy Kim Bôi về nội dung thực hiện Kết luận số 61-KL/TW về Đề án 'Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân (HND) Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020' và Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với HND các cấp trong xây dựng tổ chức hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025' trên địa bàn huyện. Tham dự có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, HND tỉnh.

Giải pháp tái canh cây ăn quả có múi theo hướng bền vững, hiệu quả

Ngày 10/5, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hòa Bình tổ chức diễn đàn Khuyến nông@Nông nghiệp 'Giải pháp tái canh cây ăn quả có múi theo hướng bền vững và hiệu quả'. Tham dự có đại diện lãnh đạo ngành nông nghiệp của 10 huyện thành phố, cùng hơn 90 nông dân tiêu biểu trồng cây ăn quả có múi trên địa bàn tỉnh.

Núi Đại Bàng - điểm đến mới tại huyện Kim Bôi

Vùng đất Kim Bôi còn có tên gọi là Mường Động, là một trong 4 vùng mường cổ của tỉnh. Từ trước đến nay, Kim Bôi thu hút khách với các điểm du lịch sinh thái nổi tiếng như Serena, An Lạc với nguồn tài nguyên nước khoáng nóng chất lượng... Đến đây, du khách được thưởng thức các món đặc sản, trải nghiệm văn hóa người Mường. Đỉnh núi 800 hay núi Đại Bàng, xã Cuối Hạ được biết đến là điểm du lịch mới trên địa bàn. Trong năm 2021 đã có nhiều doanh nghiệp đến rà soát để đầu tư. Chuyến khảo sát điểm đến du lịch mới tại Kim Bôi do Công ty TNHH Một thành viên Du lịch Mặt trời mọc (S-Travel) tổ chức đã thành công với việc chinh phục - cắm biển tên núi Đại Bàng trên độ cao 800m, chính thức mở ra một điểm du lịch hoàn toàn mới của huyện với sản phẩm du lịch thể thao - sức khỏe, phù hợp với xu hướng du lịch hiện nay.

Gắn kết keo sơn Hòa Bình - Gia Định

Trong tháng 4, một buổi sinh hoạt đặc biệt đã được Đoàn xã Hùng Sơn (Kim Bôi) tổ chức, địa điểm tại ngã ba Chỉ, thuộc địa phận xóm Chỉ Bái - nơi có dấu ấn lịch sử, cũng là minh chứng sinh động cho nghĩa tình Hòa Bình - Gia Định khi xưa, gợi nhớ một thời sục sôi 'Vì miền Nam ruột thịt' trên đất Hòa Bình.

Sáng mãi tinh thần tuổi trẻ 'Ba sẵn sàng'

Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thành công của phong trào 'Ba sẵn sàng' ở miền Bắc và 'Năm xung phong' ở miền Nam đã khơi dậy, hun đúc tinh thần của tuổi trẻ. Qua các phong trào đã đưa hàng triệu thanh niên (TN) xung phong vào tuyến đầu của cuộc kháng chiến, góp phần to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, để lại một biểu tượng sáng ngời cho đến ngày nay.

Đổi thay trên quê hương Mường Động

Mường Động - Kim Bôi, 1 trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh đổi thay từng ngày, những khó khăn, lam lũ xưa kia chỉ còn là kỷ niệm. Bây giờ yêu nhau, mến thương nhau thì đến với Kim Bôi, thụ hưởng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, chứng kiến sự đổi mới, đi lên trong chất lượng cuộc sống người dân.

Huyện Kim Bôi: Tháo gỡ khó khăn thực hiện quy hoạch

UBND huyện Kim Bôi đang tiến hành lập và quản lý 28 đồ án quy hoạch, trong đó có 1 đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện, 2 đồ án quy hoạch chung, 20 đồ án quy hoạch phân khu và 5 đồ án quy hoạch chi tiết. Tuy nhiên, các quy hoạch vùng chưa đáp ứng yêu cầu, cần phải khẩn trương rà soát, đánh giá, bổ sung điều chỉnh quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng thị trấn Bo; quy hoạch dọc tuyến đường liên kết vùng, bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi mục tiêu, tính chất của đồ án… nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về cảnh quan, môi trường, văn hóa, nguồn suối nước khoáng nóng, trở thành vùng trọng điểm du lịch của tỉnh.

Tăng tốc phục hồi hoạt động du lịch

Mặc dù đại dịch Covid-19 bùng phát kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực du lịch, nhưng Hòa Bình vẫn là một trong số ít địa phương ở miền Bắc có lượng du khách ổn định, hoạt động du lịch không bị ngừng quá lâu. Từ những tháng cuối năm 2021, du lịch của tỉnh tái khởi động và phục hồi mạnh mẽ. Minh chứng cụ thể trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các khu, điểm du lịch của tỉnh đón trên 100.000 lượt khách đến.

Triển khai công tác phát triển du lịch năm 2022

Ngày 22/2, Ban chỉ đạo du lịch tỉnh tổ chức hội nghị triển khai công tác phát triển du lịch năm 2022. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Phong trào thi đua yêu nước trên quê hương Mường Động

Phong trào thi đua yêu nước (TĐYN) được triển khai nghiêm túc, hướng tới hiệu quả, thực chất đang tạo động lực quan trọng để các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện Kim Bôi thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Rộn ràng Khai hạ bốn Mường

Thường tổ chức vào tháng Giêng, lễ hội Khai hạ của người Mường Hòa Bình đã trở thành hoạt động sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng không thể thiếu trong mỗi dịp Xuân về. Bà con đến lễ hội để được hòa mình vào không khí trời đất linh thiêng của phần lễ, sự náo nhiệt của phần hội, bày tỏ ước vọng lớn lao về một cuộc sống bình yên, ấm no nơi bản Mường.

Vị Tết từ sản phẩm OCOP

Tết đến, xuân về, bất cứ gia đình nào cũng tỉ mỉ lựa chọn những đặc sản địa phương để bầy mâm ngũ quả, chế biến món ăn và làm quà biếu. Những năm gần đây, sản phẩm OCOP trở nên quen thuộc đối với người dân trong tỉnh, tạo một nét riêng, làm nên cái 'Tết OCOP'.

Dẻo thơm cơm gạo xứ Mường

Bên cạnh việc chuẩn bị đủ thứ đồ ăn ngon trong những ngày Tết, thì việc lựa chọn loại gạo ngon để có bát cơm trắng thơm dẻo dâng tổ tiên trong mâm cỗ Tết cũng đặc biệt quan trọng. Và câu chuyện, cảm xúc về hạt gạo, bát cơm trắng vẫn luôn là câu chuyện ý nghĩa, đầu tiên, trân trọng mà người già trong nhà dạy bảo con cháu.

Độc đáo di tích khảo cổ ở Hòa Bình

Hòa Bình là 'cái nôi' của nền văn hóa Hòa Bình với nhiều hang động, di tích, di chỉ thuộc thời kỳ đồ đá. Theo các nhà khoa học, nền văn hóa Hòa Bình thuộc thời đại đồ đá cũ sang thời đại đồ đá mới (cách ngày nay 15.000 năm). Sự ảnh hưởng của nền văn hóa Hòa Bình khá lớn, trải rộng trên vùng đất thuộc phía Tây châu thổ ba con sông lớn của Bắc Bộ, tiêu biểu cho cả vùng Đông Nam Á và Nam Trung Quốc.

Huyện Kim Bôi: 'Chắp cánh' cho sản phẩm đặc trưng địa phương

Cùng với việc triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới (NTM), những năm gần đây, huyện Kim Bôi chủ động, linh hoạt vận dụng các nguồn kinh phí để thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Qua đó, đánh thức những nghề truyền thống và phát triển sản phẩm đặc trưng, tiềm năng; tăng cường quảng bá, hỗ trợ sản phẩm OCOP tiếp cận với nhiều thị trường khó tính.

Độc đáo cơm lam Mường Động

Đến Mường Động (Kim Bôi), ngoài nghỉ dưỡng, thăm quan, đắm mình trong dòng suối khoáng nóng ấm, tinh khiết, du khách còn được thưởng thức hương vị cơm lam - món ăn truyền thống dân dã chan chứa tình cảm người Mường Động.

Mùa dổi đưa hương ở Ba Lầm

Trong tiết trời se lạnh của những ngày cuối thu, chúng tôi tìm về xóm Ba Lầm, xã Nuông Dăm (Kim Bôi), nơi có hạt dổi thơm nức tiếng vùng Mường Động. Đi từ đầu đến cuối xóm, những cây dổi vươn cao, thẳng tắp, vươn tán lá rộng và cho quả 'vàng'. Về Ba Lầm mùa này, hương dổi tỏa ra thơm nức, người người, nhà nhà nhộn nhịp thu hoạch. Năm nay, dổi được mùa, bán cũng được giá. Thứ 'vàng đen' của núi rừng Tây Bắc đã, đang mang đến sự no đủ cho bà con nơi đây, giúp nhiều gia đình đi từ gian khó vươn lên thoát nghèo.

Đoàn công tác Bộ NN&PTNT kiểm tra tình hình sản xuất cây ăn quả có múi

Ngày 5/11, đoàn công tác Bộ NN&PTNT do đồng chí Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình sản xuất cây ăn quả có múi (CAQCM) trên địa bàn tỉnh. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo UBND huyện Cao Phong.

Dẻo thơm hương vị bánh uôi

Nguyên liệu đơn giản, cách làm không mấy cầu kỳ nhưng lại mang nhiều ý nghĩa. Bánh uôi cùng với những nét độc đáo trong ẩm thực người Mường từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân.