Thực hiện Luật Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành trong giai đoạn 2012 - 2015, tỉnh Hòa Bình đã tiến hành kiểm kê đối với di sản văn hóa phi vật thể của 5 dân tộc thiểu số trong tỉnh.
Huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình là một trong những cái nôi văn hóa của người Mường, với những giá trị truyền thống được lưu giữ như Mo Mường, chiêng Mường, cùng nhiều sản phẩm thủ công đặc sắc.
Những người làm công tác thông tin, tuyên truyền tại Trung tâm Văn hóa, thông tin và thể thao (VH-TT&TT) các huyện, thành phố (phóng viên đài huyện) nỗ lực bám nắm cơ sở, làm tốt công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương, góp phần làm phong phú, sâu sắc đời sống báo chí, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
Lễ hội Khai hạ của người Mường tỉnh Hòa Bình là Di sản thứ tư của tỉnh Hòa Bình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao bằng công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình, của người dân 4 Mường: Bi, Vang, Thàng, Động; góp phần thiết thực vào việc giữ gìn sự phong phú, đa dạng của kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Hòa Bình.
Di sản tri thức dân gian lịch tre (lịch Đoi/Roi) có vai trò đặc biệt trong cuộc sống của người dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử của người Mường và hội tụ giá trị độc đáo, tri thức dân gian lịch Tre (lịch Đoi/Roi) của người Mường Hòa Bình đã được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, góp phần quan trọng bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong cuộc sống hôm nay.
Câu lạc bộ (CLB) Thơ - ca Mường Bi huyện Tân Lạc thành lập ngày 18/5/2017. Những năm qua, CLB luôn phát huy vai trò
Đây là tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Bộ với đông đảo người Mường sinh sống. Trên địa bàn tỉnh cũng lưu giữ nhiều di tích, phong tục, văn hóa của người Mường nên còn được gọi với tên xứ Mường.
Nếu như Tân Lạc được coi là vùng lõi của cái nôi văn hóa Mường Hòa Bình thì xã Phong Phú là thủ phủ văn hóa Mường của huyện Tân Lạc. Bản Mường Lũy Ải, xã Phong Phú - nơi còn lưu giữ gần như nguyên bản phong tục tập quán trong đời sống của người Mường Bi. Huyện Tân Lạc đã lựa chọn xóm Lũy Ải để xây dựng không gian bảo tồn văn hóa dân tộc Mường (KGBTVHDTM). Huyện đang tranh thủ sự quan tâm ủng hộ của tỉnh, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng quy hoạch bảo tồn không gian văn hóa Mường gắn phát triển các sản phẩm du lịch, cải thiện đời sống người dân.
Những họa tiết, hoa văn, thiết kế trên trang phục áo Pắn là những câu chuyện về thế giới quan, thể hiện những khát vọng cao đẹp của cộng đồng các vùng dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình.
Nhiều năm nay, xã Phong Phú (Tân Lạc) đổi thay mạnh mẽ về kết cấu hạ tầng, diện mạo nông thôn, đô thị. Đường giao thông trục chính, đường vào các khu dân cư nông thôn được đầu tư, sửa chữa sạch sẽ, khang trang. Chợ, cơ sở dịch vụ, thương mại hàng hóa phong phú, đa dạng phục vụ người dân. Những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Mường Bi được bảo tồn, lưu giữ, phát huy.
Chùa Lốc tọa lạc tại khu Tân Phong, thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc. Chùa được khởi dựng từ lâu đời. Xưa kia khu đất dựng chùa có địa thế đẹp, nằm giữa trung tâm của Mường Định, cạnh đường liên xóm thuận tiện cho đi lại và tổ chức những sinh hoạt cộng đồng.
Lễ hội Khai hạ là lễ hội dân gian truyền thống có từ lâu đời, quy mô lớn nhất của người Mường tỉnh Hòa Bình. Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được Bộ VH-TT&DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2023, 2024, lễ hội được tổ chức quy mô cấp tỉnh, quy tụ 4 vùng Mường lớn (Bi, Vang, Thàng, Động) tham gia, là dịp để các tinh hoa văn hóa dân tộc Mường hội tụ và tỏa sáng.
Sáng 25/2, huyện Tân Lạc tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2024. Dự buổi lễ có Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Thiếu tướng Hà Tất Đạt, Phó Tư lệnh Quân khu 3; đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, huyện Tân Lạc và đông đảo cán bộ, nhân dân trong huyện.
Lễ hội Khai hạ của người Mường (Hòa Bình) được Bộ VH-TT&DL công bố quyết định là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2022.
Tự hào là cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình, Mường Bi - Tân Lạc lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của người Mường, nơi quy tụ nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Với tiềm năng, thế mạnh của mình, du lịch cộng đồng (DLCĐ) của huyện Tân Lạc đã ghi nhận bước chuyển mình tích cực.
Lễ hội Khai hạ ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình mang ý nghĩa tôn kính các vị thần linh, tưởng nhớ những người đã có công lập đất, lập mường và cầu mong mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no.
Ngày 17/2, UBND huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đã tổ chức khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024 với nhiều hoạt động ý nghĩa, đặc sắc.
Đó là khẳng định của nhiều người khi chúng tôi hỏi về niềm tự hào được mặc trang phục truyền thống của dân tộc Mường trong những ngày trọng đại, dịp lễ, Tết hay ngày hội lớn ở các vùng Mường. Trang phục truyền thống dân tộc Mường có vẻ đẹp duyên dáng, tinh tế, tạo nên giá trị văn hóa đặc sắc nối liền từ quá khứ, hiện tại đến tương lai.
Sáng 17/2 (mùng 8 tháng Giêng), thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy duy trì tổ chức Lễ hội với quy mô cấp tỉnh, UBND huyện Tân Lạc tổ chức khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024.
Ngày 15/2 (mùng 6 tháng Giêng), tại sân vận động xã Phong Phú (Tân Lạc) đã diễn ra một số hoạt động trong Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024.
Tết Năm mới của người Mường là phong tục đẹp chứa đựng nhiều biểu tượng, tín hiệu văn hóa từ ngàn xưa, mang tính nhân văn cao cả được người Mường lưu giữ và truyền lại cho thế hệ mai sau.
Mùa Xuân, khi hoa đào, hoa mận nở khắp cánh rừng, các dân tộc trong tỉnh sôi nổi tổ chức lễ hội truyền thống. Lễ hội không chỉ vui chơi mà còn là dịp để bà con thỉnh cầu ước nguyện với trời đất, tổ tiên cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. Qua lễ hội gửi gắm hy vọng vào mùa vụ bội thu, năm mới ấm no, hạnh phúc, bình yên cho bản làng.
Đối với người Mường, ngày Tết là ngày hội. Làm việc vất vả cả năm, họ dồn nghỉ ngơi vui chơi vào dịp Tết. Tết là sum họp gia đình, gặp gỡ.
Đảng bộ huyện Tân Lạc đã triển khai nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương (T.Ư), của tỉnh về công tác xây dựng Đảng, phân công các đồng chí Thường trực Huyện ủy, Ủy viên Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ huyện phụ trách các ngành, lĩnh vực để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ chính trị.
Mường Bi - Tân Lạc là 1 trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh Hòa Bình. Huyện có khoảng 85% dân số là người dân tộc Mường và còn gìn giữ được khá nguyên vẹn những nét đẹp văn hóa đặc sắc. Bởi vậy những năm qua, huyện Tân Lạc luôn quan tâm công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mường.
Năm 2023, du lịch tỉnh Hòa Bình có nhiều khởi sắc, so với cùng kỳ năm trước lượng khách đã tăng lên hơn 21%. Kết quả này có được nhờ vào những tiềm năng, lợi thế du lịch 'có một không hai' khi được thiên nhiên ưu đãi, cảnh quan hùng vĩ, với nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh. Đặc biệt, những quyết sách mang tính chiến lược, đúng đắn của tỉnh Hòa Bình cũng đem lại các bước tiến khởi sắc.
Tháng 5/2023, lần đầu tiên chúng tôi đến tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Bồi hồi, xúc động khi biết Sầm Nưa - thủ phủ tỉnh Hủa Phăn - địa danh mang bao cảm xúc cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Có thể nói, đối với miền Tây Bắc Việt Nam, ít có cuộc giao lưu văn nghệ nào mà thiếu bài hát
Xóm Tân Phú, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc ai cũng biết ông Bùi Văn Nợi – người góp phần 'Giữ gìn, lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường'. Trong ngôi nhà nhỏ, tài sản đáng giá mà ông Nợi trân trọng lưu giữ là những cuốn sách và nhiều bằng khen, giấy chứng nhận giải thưởng đối với những tác phẩm mà ông cùng các tác giả khác sáng tác.
Cùng với mo Mường, chiêng Mường, các câu hát đối giao duyên, làn điệu thường rang, bộ mẹng đang dần phát huy trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân 4 vùng Mường (Bi - Vang - Thàng - Động) và được tôn vinh, quảng bá ở nhiều sự kiện văn hóa, hội diễn văn nghệ của địa phương, của tỉnh. Tỉnh đã lập và trình hồ sơ khoa học đề nghị Nhà nước ghi danh nghệ thuật hát thường rang, bộ mẹng dân tộc Mường là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Núi Cột Cờ Mường Bi ở xã Phong Phú (Tân Lạc) còn được biết đến với tên gọi núi Khụ Dọi. Đây được xem là món quà độc đáo mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất, ngọn núi biểu tượng tiêu biểu trong đời sống tâm linh của người Mường Bi.
Xác định rõ văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững của đất nước, địa phương, trong những năm qua, tỉnh ta đã dành sự quan tâm đúng mức cho việc gìn giữ và phát huy những giá trị đặc sắc của nền Văn hóa Hòa Bình nói chung, hồn cốt văn hóa của tỉnh Hòa Bình nói riêng.
Người Mường chiếm hơn 63% dân số toàn tỉnh. Trong quá trình sinh sống, lao động sản xuất, người Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa độc đáo. Nhiều năm qua, tỉnh đặc biệt chú trọng việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường.
Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhận thức, tư duy, cách làm và diện mạo Mường Bi thay đổi đáng ghi nhận. Các lĩnh vực xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển KT-XH có những chuyển động tích cực. Có thể thấy được sự chuyển mình rõ nét trên hầu hết các lĩnh vực KT-XH, từ vùng thuận lợi đến vùng cao, vùng sâu, xa của huyện Tân Lạc.
Đảng bộ huyện Tân Lạc đã và đang đổi mới tư duy, cách làm, triển khai toàn diện công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo. Đảng bộ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, các nhiệm vụ chính trị và có những sản phẩm cụ thể, mở ra cơ hội phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra. Xây dựng Tân Lạc trở thành huyện phát triển trung bình của tỉnh, đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH, phát triển nông nghiệp gắn với phát triển du lịch, nâng cao chất lượng sống của người dân.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ 17 (2020-2025) nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ trọng tâm là khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực trung du và miền núi phía Bắc.
Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) được biết đến với những phong cảnh đẹp bởi hệ thống các hang động, thác nước, núi đá, rừng tự nhiên và những khe suối nhỏ trong lành,… còn lưu giữ vẻ hoang sơ, hùng vĩ với khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả.
Việc một số nước cấm xuất khẩu hoặc tăng thu mua dự trữ gạo đã tạo cơ hội cho xuất khẩu gạo của Việt Nam cả về lượng lẫn giá.
Huyện ủy Tân Lạc đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ, chú trọng luân chuyển cán bộ và đã đạt được kết quả tích cực. Cán bộ được quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện luân chuyển từ xã lên huyện, từ huyện về xã được rèn luyện, thử thách trong môi trường mới, trưởng thành, bước đầu tạo hiệu quả trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
8 trường THPT tại tỉnh Hòa Bình được bổ sung tổng cộng 214 chỉ tiêu diện mở rộng vùng tuyển, với thí sinh dự thi/dự xét tại 10 trường THPT khác.
Những năm qua, Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Tân Lạc đã chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, Nhân dân thực hiện các giải pháp cụ thể bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Mường, gắn với việc quảng bá tiềm năng, lợi thế thu hút đầu tư phát triển KT-XH.
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra nhiều vụ mâu thuẫn trong gia đình dẫn tới hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân. Để xảy ra các vụ việc nêu trên có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu do cá nhân thiếu kiềm chế, không kiểm soát hành vi, bộc phát hoặc bị chi phối bởi các chất kích thích như: rượu, bia, ma túy...
Xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử của người Mường và hội tụ giá trị độc đáo, tri thức dân gian lịch Tre (lịch Đoi/Roi) của người Mường Hòa Bình vừa được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Dựa vào các phân kỳ thời gian trong một năm và cách tính toán trên cơ sở sự vận động của mặt trăng kết hợp với các sao, người Mường Hòa Bình khám phá ra những quy luật tự nhiên, ứng dụng trong trong đời sống hàng ngày.
Năm 2022, cùng với Tri thức dân gian Lịch tre, Lễ hội Khai hạ (LHKH) dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đón bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tạo dấu mốc sự kiện văn hóa đặc biệt của tỉnh. Dịp xuân Quý Mão 2023, LHKH cấp tỉnh lần đầu tổ chức với sự hội tụ của 4 Mường (Bi, Vang, Thàng, Động) có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, qua đó bồi đắp niềm tự hào của cộng đồng dân tộc Mường Hòa Bình, thu hút Nhân dân và hàng vạn du khách thập phương về dự hội.
Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông (VH-TT&TT) huyện Tân Lạc là một trong những đơn vị tiêu biểu thực hiện tốt công tác tuyên truyền của khối các huyện, thành phố. Đơn vị được đánh giá hoạt động đạt hiệu quả cao khi nhìn vào khối lượng công việc, lượng truy cập trang thông tin điện tử, sản phẩm thông tin tuyên truyền do trung tâm thực hiện thời gian qua.
Những ngày này, nông dân các xã vùng Mường Bi (Tân Lạc) tất bật, hối hả trên đồng ruộng để thu hoạch lúa vụ chiêm xuân. Phóng viên Báo Hòa Bình ghi lại một số hình ảnh về không khí mùa vụ.
Những năm qua, Đảng bộ xã Phong Phú (Tân Lạc) bám sát chỉ đạo của cấp ủy cấp trên triển khai đồng bộ các giải pháp về xây dựng Đảng, thực hiện đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển KT-XH.
Với đam mê trồng rau sạch, chị Cấn Thị Thùy Trang đã bỏ nghề diễn viên múa lên vùng cao Thung mu, xã Quyết Chiến (Tân Lạc, Hòa Bình) thành lập HTX nông nghiệp hữu cơ V-Organic. HTX đã giúp bà con ở vùng cao thay đổi phương thức sản xuất sang hướng canh tác bền vững, thu về giá trị cao hơn nhiều lần, giảm nghèo bền vững.
Trên địa bàn huyện Tân Lạc có 85% dân số dân tộc Mường, còn lại là dân tộc Kinh và các dân tộc khác cùng sinh sống. Trong những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc nói chung, dân tộc Mường nói riêng luôn được cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở quan tâm, góp phần nâng tầm giá trị bản sắc văn hóa Mường Bi trong cuộc sống hôm nay.
Trên địa bàn huyện Tân Lạc có 85% dân số dân tộc Mường, còn lại là dân tộc Kinh và các dân tộc khác cùng sinh sống. Trong những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc nói chung, dân tộc Mường nói riêng luôn được cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở quan tâm, góp phần nâng tầm giá trị bản sắc văn hóa Mường Bi trong cuộc sống hôm nay.
Diễn ra trong 2 ngày (27-28/4), Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn là một trong những lễ hội độc đáo của người Mường huyện Tân Lạc. Không chỉ khơi dậy và thắt chặt tình đoàn kết, tạo khí thế sản xuất, lao động hăng say, lễ hội còn thể hiện trách nhiệm giữa con người với thiên nhiên, dịp để tuyên truyền sâu rộng đến Nhân dân và du khách thái độ trân trọng và gìn giữ tài nguyên thiên nhiên quý giá.
Trên địa bàn huyện Tân Lạc có nhiều hang động đẹp, tiêu biểu như: động Nam Sơn, động Núi Kiến ở xã Vân Sơn, động Mường Chiềng ở thị trấn Mãn Đức. Đáng chú ý, động Hoa Tiên, động Thác Bờ thuộc xã Suối Hoa là những hang động nổi tiếng nằm trong khu du lịch hồ Hòa Bình, thu hút nhiều du khách.
Tân Lạc là 1 trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh - vùng đất giàu tiềm năng để phát triển du lịch khi sở hữu bản sắc dân tộc Mường độc đáo, còn được lưu giữ nhiều trong sinh hoạt, sản xuất, đời sống; cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành, cuốn hút… Những năm gần đây, huyện đã có những giải pháp cụ thể để khai thác tiềm năng, phát triển du lịch.