Sáng 17/2 (mùng 8 tháng Giêng), thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy duy trì tổ chức Lễ hội với quy mô cấp tỉnh, UBND huyện Tân Lạc tổ chức khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024.
Ngày 15/2 (mùng 6 tháng Giêng), tại sân vận động xã Phong Phú (Tân Lạc) đã diễn ra một số hoạt động trong Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024.
Tết Năm mới của người Mường là phong tục đẹp chứa đựng nhiều biểu tượng, tín hiệu văn hóa từ ngàn xưa, mang tính nhân văn cao cả được người Mường lưu giữ và truyền lại cho thế hệ mai sau.
Mùa Xuân, khi hoa đào, hoa mận nở khắp cánh rừng, các dân tộc trong tỉnh sôi nổi tổ chức lễ hội truyền thống. Lễ hội không chỉ vui chơi mà còn là dịp để bà con thỉnh cầu ước nguyện với trời đất, tổ tiên cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. Qua lễ hội gửi gắm hy vọng vào mùa vụ bội thu, năm mới ấm no, hạnh phúc, bình yên cho bản làng.
Đối với người Mường, ngày Tết là ngày hội. Làm việc vất vả cả năm, họ dồn nghỉ ngơi vui chơi vào dịp Tết. Tết là sum họp gia đình, gặp gỡ.
Đảng bộ huyện Tân Lạc đã triển khai nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương (T.Ư), của tỉnh về công tác xây dựng Đảng, phân công các đồng chí Thường trực Huyện ủy, Ủy viên Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ huyện phụ trách các ngành, lĩnh vực để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ chính trị.
Mường Bi - Tân Lạc là 1 trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh Hòa Bình. Huyện có khoảng 85% dân số là người dân tộc Mường và còn gìn giữ được khá nguyên vẹn những nét đẹp văn hóa đặc sắc. Bởi vậy những năm qua, huyện Tân Lạc luôn quan tâm công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mường.
Năm 2023, du lịch tỉnh Hòa Bình có nhiều khởi sắc, so với cùng kỳ năm trước lượng khách đã tăng lên hơn 21%. Kết quả này có được nhờ vào những tiềm năng, lợi thế du lịch 'có một không hai' khi được thiên nhiên ưu đãi, cảnh quan hùng vĩ, với nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh. Đặc biệt, những quyết sách mang tính chiến lược, đúng đắn của tỉnh Hòa Bình cũng đem lại các bước tiến khởi sắc.
Tháng 5/2023, lần đầu tiên chúng tôi đến tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Bồi hồi, xúc động khi biết Sầm Nưa - thủ phủ tỉnh Hủa Phăn - địa danh mang bao cảm xúc cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Có thể nói, đối với miền Tây Bắc Việt Nam, ít có cuộc giao lưu văn nghệ nào mà thiếu bài hát
Xóm Tân Phú, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc ai cũng biết ông Bùi Văn Nợi – người góp phần 'Giữ gìn, lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường'. Trong ngôi nhà nhỏ, tài sản đáng giá mà ông Nợi trân trọng lưu giữ là những cuốn sách và nhiều bằng khen, giấy chứng nhận giải thưởng đối với những tác phẩm mà ông cùng các tác giả khác sáng tác.
Cùng với mo Mường, chiêng Mường, các câu hát đối giao duyên, làn điệu thường rang, bộ mẹng đang dần phát huy trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân 4 vùng Mường (Bi - Vang - Thàng - Động) và được tôn vinh, quảng bá ở nhiều sự kiện văn hóa, hội diễn văn nghệ của địa phương, của tỉnh. Tỉnh đã lập và trình hồ sơ khoa học đề nghị Nhà nước ghi danh nghệ thuật hát thường rang, bộ mẹng dân tộc Mường là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Núi Cột Cờ Mường Bi ở xã Phong Phú (Tân Lạc) còn được biết đến với tên gọi núi Khụ Dọi. Đây được xem là món quà độc đáo mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất, ngọn núi biểu tượng tiêu biểu trong đời sống tâm linh của người Mường Bi.
Xác định rõ văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững của đất nước, địa phương, trong những năm qua, tỉnh ta đã dành sự quan tâm đúng mức cho việc gìn giữ và phát huy những giá trị đặc sắc của nền Văn hóa Hòa Bình nói chung, hồn cốt văn hóa của tỉnh Hòa Bình nói riêng.
Người Mường chiếm hơn 63% dân số toàn tỉnh. Trong quá trình sinh sống, lao động sản xuất, người Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa độc đáo. Nhiều năm qua, tỉnh đặc biệt chú trọng việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường.
Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhận thức, tư duy, cách làm và diện mạo Mường Bi thay đổi đáng ghi nhận. Các lĩnh vực xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển KT-XH có những chuyển động tích cực. Có thể thấy được sự chuyển mình rõ nét trên hầu hết các lĩnh vực KT-XH, từ vùng thuận lợi đến vùng cao, vùng sâu, xa của huyện Tân Lạc.
Đảng bộ huyện Tân Lạc đã và đang đổi mới tư duy, cách làm, triển khai toàn diện công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo. Đảng bộ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, các nhiệm vụ chính trị và có những sản phẩm cụ thể, mở ra cơ hội phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra. Xây dựng Tân Lạc trở thành huyện phát triển trung bình của tỉnh, đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH, phát triển nông nghiệp gắn với phát triển du lịch, nâng cao chất lượng sống của người dân.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ 17 (2020-2025) nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ trọng tâm là khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực trung du và miền núi phía Bắc.
Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) được biết đến với những phong cảnh đẹp bởi hệ thống các hang động, thác nước, núi đá, rừng tự nhiên và những khe suối nhỏ trong lành,… còn lưu giữ vẻ hoang sơ, hùng vĩ với khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả.
Việc một số nước cấm xuất khẩu hoặc tăng thu mua dự trữ gạo đã tạo cơ hội cho xuất khẩu gạo của Việt Nam cả về lượng lẫn giá.
Huyện ủy Tân Lạc đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ, chú trọng luân chuyển cán bộ và đã đạt được kết quả tích cực. Cán bộ được quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện luân chuyển từ xã lên huyện, từ huyện về xã được rèn luyện, thử thách trong môi trường mới, trưởng thành, bước đầu tạo hiệu quả trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
8 trường THPT tại tỉnh Hòa Bình được bổ sung tổng cộng 214 chỉ tiêu diện mở rộng vùng tuyển, với thí sinh dự thi/dự xét tại 10 trường THPT khác.
Những năm qua, Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Tân Lạc đã chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, Nhân dân thực hiện các giải pháp cụ thể bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Mường, gắn với việc quảng bá tiềm năng, lợi thế thu hút đầu tư phát triển KT-XH.
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra nhiều vụ mâu thuẫn trong gia đình dẫn tới hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân. Để xảy ra các vụ việc nêu trên có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu do cá nhân thiếu kiềm chế, không kiểm soát hành vi, bộc phát hoặc bị chi phối bởi các chất kích thích như: rượu, bia, ma túy...
Xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử của người Mường và hội tụ giá trị độc đáo, tri thức dân gian lịch Tre (lịch Đoi/Roi) của người Mường Hòa Bình vừa được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Dựa vào các phân kỳ thời gian trong một năm và cách tính toán trên cơ sở sự vận động của mặt trăng kết hợp với các sao, người Mường Hòa Bình khám phá ra những quy luật tự nhiên, ứng dụng trong trong đời sống hàng ngày.
Năm 2022, cùng với Tri thức dân gian Lịch tre, Lễ hội Khai hạ (LHKH) dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đón bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tạo dấu mốc sự kiện văn hóa đặc biệt của tỉnh. Dịp xuân Quý Mão 2023, LHKH cấp tỉnh lần đầu tổ chức với sự hội tụ của 4 Mường (Bi, Vang, Thàng, Động) có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, qua đó bồi đắp niềm tự hào của cộng đồng dân tộc Mường Hòa Bình, thu hút Nhân dân và hàng vạn du khách thập phương về dự hội.
Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông (VH-TT&TT) huyện Tân Lạc là một trong những đơn vị tiêu biểu thực hiện tốt công tác tuyên truyền của khối các huyện, thành phố. Đơn vị được đánh giá hoạt động đạt hiệu quả cao khi nhìn vào khối lượng công việc, lượng truy cập trang thông tin điện tử, sản phẩm thông tin tuyên truyền do trung tâm thực hiện thời gian qua.
Những ngày này, nông dân các xã vùng Mường Bi (Tân Lạc) tất bật, hối hả trên đồng ruộng để thu hoạch lúa vụ chiêm xuân. Phóng viên Báo Hòa Bình ghi lại một số hình ảnh về không khí mùa vụ.
Những năm qua, Đảng bộ xã Phong Phú (Tân Lạc) bám sát chỉ đạo của cấp ủy cấp trên triển khai đồng bộ các giải pháp về xây dựng Đảng, thực hiện đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển KT-XH.
Với đam mê trồng rau sạch, chị Cấn Thị Thùy Trang đã bỏ nghề diễn viên múa lên vùng cao Thung mu, xã Quyết Chiến (Tân Lạc, Hòa Bình) thành lập HTX nông nghiệp hữu cơ V-Organic. HTX đã giúp bà con ở vùng cao thay đổi phương thức sản xuất sang hướng canh tác bền vững, thu về giá trị cao hơn nhiều lần, giảm nghèo bền vững.
Trên địa bàn huyện Tân Lạc có 85% dân số dân tộc Mường, còn lại là dân tộc Kinh và các dân tộc khác cùng sinh sống. Trong những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc nói chung, dân tộc Mường nói riêng luôn được cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở quan tâm, góp phần nâng tầm giá trị bản sắc văn hóa Mường Bi trong cuộc sống hôm nay.
Trên địa bàn huyện Tân Lạc có 85% dân số dân tộc Mường, còn lại là dân tộc Kinh và các dân tộc khác cùng sinh sống. Trong những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc nói chung, dân tộc Mường nói riêng luôn được cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở quan tâm, góp phần nâng tầm giá trị bản sắc văn hóa Mường Bi trong cuộc sống hôm nay.
Diễn ra trong 2 ngày (27-28/4), Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn là một trong những lễ hội độc đáo của người Mường huyện Tân Lạc. Không chỉ khơi dậy và thắt chặt tình đoàn kết, tạo khí thế sản xuất, lao động hăng say, lễ hội còn thể hiện trách nhiệm giữa con người với thiên nhiên, dịp để tuyên truyền sâu rộng đến Nhân dân và du khách thái độ trân trọng và gìn giữ tài nguyên thiên nhiên quý giá.
Trên địa bàn huyện Tân Lạc có nhiều hang động đẹp, tiêu biểu như: động Nam Sơn, động Núi Kiến ở xã Vân Sơn, động Mường Chiềng ở thị trấn Mãn Đức. Đáng chú ý, động Hoa Tiên, động Thác Bờ thuộc xã Suối Hoa là những hang động nổi tiếng nằm trong khu du lịch hồ Hòa Bình, thu hút nhiều du khách.
Tân Lạc là 1 trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh - vùng đất giàu tiềm năng để phát triển du lịch khi sở hữu bản sắc dân tộc Mường độc đáo, còn được lưu giữ nhiều trong sinh hoạt, sản xuất, đời sống; cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành, cuốn hút… Những năm gần đây, huyện đã có những giải pháp cụ thể để khai thác tiềm năng, phát triển du lịch.
Lễ hội chùa Kè, xã Phú Vinh (Tân Lạc) là lễ Thanh minh đầu năm, theo tiếng Mường là 'lệ tha cha chùa' được tổ chức vào ngày 16/2 âm lịch hàng năm. Trước đây, lễ hội tổ chức quy mô nhỏ. Từ năm 2017, lễ hội được tổ chức quy mô cấp xã nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, vui chơi của con dân trong vùng. Năm nay, lễ hội thu hút đông đảo Nhân dân cùng du khách thập phương về trẩy hội với nhiều hoạt động phong phú.
Năm 2023, lần đầu tiên Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được tổ chức quy mô cấp tỉnh quy tụ 4 Mường: Bi, Vang, Thàng, Động cùng hội tụ tại huyện Tân Lạc. Ba ngày diễn ra lễ hội, thời tiết ủng hộ, nắng xuân trải khắp vùng đất cổ Mường Bi, thu hút đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh tham gia. Các chương trình lễ hội được đầu tư, dàn dựng công phu đã trở thành niềm tự hào của người dân Mường nói riêng và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh nói chung. Lễ hội Khai hạ chính là nơi văn hóa dân tộc Mường được tỏa sáng.
Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình hay còn gọi là lễ xuống đồng, lễ mở cửa rừng, là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của người Mường Hòa Bình. Lễ hội gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang nhiều dấu ấn của văn minh Việt cổ. Đây là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào người Mường ở Hòa Bình, đặc biệt là ở bốn vùng Mường lớn: Bi, Vang, Thàng, Động.
Một mùa xuân mới đã về. Xuân của sự trưởng thành, đổi mới của Đảng. Mùa xuân đầy lạc quan mang theo ước vọng, niềm tin yêu, hân hoan và hạnh phúc cho mỗi người.
Lễ hội Khai Hạ của người Mường Bi là lễ xuống đồng, mở cửa rừng được tổ chức vào những ngày đầu năm mới tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Từ năm 2002 đến nay, huyện Tân Lạc đã thường xuyên tổ chức hoạt động lễ hội, nhằm bảo tồn, phát huy, quảng bá giá trị truyền thống của đồng bào Mường đến với du khách trong và ngoài nước.
Sáng 29/1, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ Khai hạ dân tộc Mường năm 2023, hàng nghìn người đã chen chân nhau chứng kiến nhiều chương trình đặc sắc.
Sáng nay (29/1), UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức lễ Khai hạ (xuống đồng), quy tụ 4 vùng Mường ở Hòa Bình về tham dự với quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Trong khuôn khổ chương trình Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, năm 2023, trong 2 ngày 28 – 29/1, tại Sân vận động xã Phong Phú (Tân Lạc), Ban tổ chức Lễ hội đã tổ chức các gian trưng bày sản phẩm nông sản thủ công truyền thống, sản phẩm văn hóa dân tộc, ẩm thực.
Ngày 29/1 (tức mồng 8 Tết Quý Mão), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2023.
Là những chiến sỹ 'cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc' với Nhân dân, cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Tân Lạc luôn đồng cảm với khó khăn của người dân. Chỉ khi người dân được ấm no, hạnh phúc, được thụ hưởng cuộc sống thanh bình, khi đó lực lượng Công an mới hoàn thành nhiệm vụ. 'Thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi' không chỉ là khẩu hiệu mà còn là chỉ dấu cho mỗi chiến sỹ công an trên mảnh đất Mường Bi.
Háo hức, rộn ràng là cảm xúc dâng trào trong lòng người dân bốn Mường (Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động) hướng về Lễ hội Khai hạ (LHKH) dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Lễ hội nhằm tôn vinh giá trị, nét đẹp bản sắc văn hóa cùng nhiều hoạt động văn hóa, tín ngưỡng mang tính truyền thống.
Sáng 29/1 (8 tháng Giêng), UBND tỉnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2023.
Sáng 28/1, tại Sân vận động xã Phong Phú (Tân Lạc), trong khuôn khổ Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình, năm 2023, Ban tổ chức Lễ hội đã tổ chức các gian trưng bày sản phẩm nông sản, thủ công truyền thống, sản phẩm văn hóa dân tộc.
Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường Hòa Bình là nét văn hóa đặc sắc đã có từ lâu đời và được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
2022 là một năm rực rỡ và sôi động với liên tiếp sự kiện tôn vinh các giá trị văn hóa của mảnh đất Hòa Bình. Sau 2 năm tạm lắng bởi dịch Covid-19, các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch được tưng bừng tổ chức, trong đó điểm nhấn là bản sắc văn hóa dân tộc của xứ 4 Mường Bi - Vang - Thàng - Động. 'Hòa nhập chứ không hòa tan', đó là cách hữu hiệu để lưu giữ và phát triển mạnh mẽ hơn các giá trị văn hóa truyền thống trong cuộc sống đương đại.
Di sản tri thức dân gian lịch tre (lịch Đoi/Roi) có vai trò đặc biệt trong cuộc sống của người dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh. Tất cả mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt thường ngày, phong tục, nghi lễ, lễ hội của cộng đồng, những việc quan trọng của mỗi người... đều dựa vào cách tính cát hung của bộ lịch tre. Việc đưa di sản văn hóa lịch tre vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cho thấy sự ghi nhận đây là một tài sản văn hóa quý giá mang tầm cỡ quốc gia, góp phần quan trọng bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong cuộc sống hôm nay.
Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường hay còn gọi là lễ hội Khuống mùa, Thuống tôồng là lễ hội truyền thống đã có từ rất lâu đời và là lễ hội dân gian lớn nhất của người Mường, đặc biệt ở bốn vùng Mường lớn của tỉnh là Bi, Vang, Thàng, Động. Lễ hội Khai hạ của người Mường Hòa Bình đã được Bộ VH-TT&DL công bố quyết định là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.