Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển biến mạnh mẽ với mức tăng trưởng vững chắc bởi được hoạch định tập trung thông qua nhiều kế hoạch năm năm.
GDP Việt Nam có thể sẽ tăng trưởng dưới 5% trong năm 2023, do nhu cầu của hàng hóa 'Made in Vietnam' sụt giảm. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng lên mức 6,5% trong năm 2024, nhờ phục hồi về xuất khẩu và sản lượng ngành sản xuất.
Quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động của các địa phương. Do vậy, công tác kế toán nói chung và lập báo cáo tài chính nói riêng liên quan đến ngân sách và tài chính xã là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo việc thu chi ngân sách theo đúng các quy định của pháp luật kế toán và quy định khác của pháp luật. Bài viết giới thiệu về các vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính ngân sách và tài chính xã, đồng thời đưa ra một số lưu ý để lãnh đạo các cấp liên quan và người làm công tác kế toán lưu ý trong quá trình triển khai thực hiện.
Thành công của công tác ngoại giao vaccine chính là điều kiện tiên quyết để Việt Nam phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, đưa đất nước trở thành một trong những điểm sáng về tăng trưởng trong khu vực.
Nghị định số 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vừa có hiệu lực thi hành với một số điểm mới được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa khơi thông thị trường. Chia sẻ với báo chí chiều ngày 6/3, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho rằng, Nghị định được ban hành đã thể hiện sự phản ứng linh hoạt chính sách phù hợp với các điều kiện thực tế của thị trường hiện nay.
Nhằm huy động số tiền nhàn rỗi trong nhân dân để đưa ra phục vụ sản xuất và chiến đấu, Chính phủ đã chỉ đạo phát hành công phiếu, tín phiếu kháng chiến các loại mệnh giá. Đây là chủ trương đúng đắn của Chính phủ trong bối cảnh năm 1947 tình hình kinh tế - tài chính gặp nhiều khó khăn.
Công tác lập và chấp hành ngân sách nhà nước (NSNN) giai đoạn 1981-1985 đã đi vào nề nếp góp phần thúc đẩy quản lý kinh tế - tài chính và đề cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ thu - chi NSNN.
Đảm nhận chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính trong hai nhiệm kỳ 1958-1965 và 1977-1982, với bản lĩnh chính trị cao, tầm nhìn chiến lược, nhạy bén và kiên quyết, Bộ trưởng Hoàng Anh đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Tài chính cách mạng. Bộ trưởng Hoàng Anh chính là tấm gương ngời sáng cho các thế hệ cán bộ Tài chính noi theo, đặc biệt ở tinh thần đoàn kết, vượt khó, không ngừng nỗ lực giữ vững nét son truyền thống của Ngành, đưa sự nghiệp tài chính phát triển, phục vụ hiệu quả công cuộc phát triển đất nước.
Ngày 25/7, tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức buổi làm việc giữa hai Bộ trưởng Tài chính Việt Nam và Lào về hợp tác song phương trong lĩnh vực quản lý tài chính công.
Bộ Tài chính sẽ triển khai các giải pháp ngăn ngừa vi phạm trên thị trường vốn theo hướng 'tiền phòng, hậu kiểm' nhằm bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và các doanh nghiệp.
Chính phủ mới ban hành Nghị định số 114/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
Theo Nghị định số 114/2021/NĐ-CP vừa ban hành, vốn vay ODA được ưu tiên sử dụng cho các chương trình, dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thích ứng với biến đối khí hậu, bảo vệ môi trường, hạ tầng kinh tế thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
Vốn vay ODA được ưu tiên sử dụng cho dự án về y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thích ứng với biến đối khí hậu, bảo vệ môi trường, hạ tầng kinh tế thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn.
Lãnh đạo Bộ Tài chính qua các thời kỳ đều rất quan tâm đến công tác ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin để phục vụ sự phát triển của Ngành. Đặc biệt, đến nay, cơ bản hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo tiền đề để hướng tới xây dựng Bộ Tài chính số, đáp ứng mục tiêu phát triển Chính phủ số, kinh tế số mà Chính phủ đã đặt ra cho giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam dự báo lần đầu tiên cán đích 500 tỷ USD (đúng 2 năm sau khi đạt thành tích 400 tỷ USD). Thành tích này càng có ý nghĩa trong bối cảnh nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới suy giảm xuất nhập khẩu. Đây là con số rất ấn tượng, cho thấy sự tăng trưởng và phát triển bền vững của thương mại quốc tế trong cơ cấu kinh tế Việt Nam.
Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ mang lại nhiều cơ hội lẫn thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Để có đủ năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp phải có năng lực tài chính vững mạnh. Bài viết nêu ra một số rủi ro tác động đến năng lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, từ đó gợi ý giải pháp nhằm khắc phục tình trạng bất ổn, giúp doanh nghiệp ổn định an ninh tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế.
Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam theo mô hình công ty mẹ – công ty con trên cơ sở sắp xếp lại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE).
Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp, nguồn thu do hoạt động ngân sách nhà nước cấp có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động, vận hành của đơn vị. Liên quan đến vấn đề này, hiện đã có những đổi mới đối với kế toán thu hoạt động do ngân sách nhà nước cấp tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp, cụ thể được quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Sáng ngày 26/6, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2015, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015 của ngành Tài chính'. Tham dự Hội nghị có đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính; các đồng chí Thứ trưởng Bộ Tài chính; đại diện Lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính.
Trong 2 ngày (từ 06 – 07/11/2014) tại Hưng Yên, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị giao ban các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ Tài chính. Tham dự và chủ trì hội nghị có Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai. Tham dự hội nghị còn có đại diện lãnh đạo một số các đơn vị chức năng thuộc Bộ và đại diện Lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ Tài chính.
Thực hiện chương trình công tác năm 2014 của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Bộ Tài chính để thiết thực chào mừng 69 năm ngày thành lập Ngành Tài chính Việt Nam (28/8/1945-28/8/2014); hưởng ứng chương trình 'Hành trình đỏ, kết nối dòng máu Việt' và chiến dịch Thanh niên tình nguyện năm 2014, sáng ngày 31/7/2014, Đoàn Thanh niên Bộ Tài chính phối hợp với Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện cơ quan Bộ Tài chính.
Ngày 27/6/2014, Thanh tra Bộ Tài chính đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2014 và triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Văn phòng Đảng ủy Bộ Tài chính, Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan cùng toàn thể lãnh đạo, cán bộ công chức Thanh tra Bộ Tài chính.
Trong khuôn khổ Chương trình kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam- Luxembourg, 20 năm quan hệ Hợp tác phát triển, ngày 18/6, tại Hà Nội, Bộ Tài chính Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Luxembourg tại Thái Lan kiêm nhiệm Việt Nam tổ chức Diễn đàn Tài chính Việt Nam - Luxembourg.