HHT - Những video đầu tiên khi bão số 3 (Yagi) đang đi vào đảo Hải Nam (Trung Quốc) cho thấy sức gió dữ dội của cơn bão này: Nó khiến cây cối đổ rạp, đồ đạc dễ dàng bị hất văng và người đi đường khó mà đứng vững.
HHT - Hầu hết các mô hình dự báo vẫn nhận định bão số 3 (Yagi) sẽ đổ bộ miền Bắc nước ta. Khi đổ bộ, bão số 3 có gió cấp bao nhiêu, và cấp độ gió như vậy có thể có mức độ nguy hại thế nào?
Ngày 18/8, báo cáo của Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Quốc gia Mỹ (NOOA) cho rằng năm 2024 có khả năng là năm nóng nhất được ghi nhận. Các kỷ lục nhiệt độ liên tiếp bị phá vỡ, trong đó châu Âu được coi là 'chìm trong lửa' suốt tuần qua.
Theo phóng viên TTXVN tại London, ngày 12/8 có thể là ngày nóng nhất trong năm tại Anh với nhiệt độ cao nhất dự kiến đạt 34-35 độ C.
Mây ngũ sắc rực rỡ và cầu vồng kép xuất hiện trên bầu trời Hà Nội đúng giờ tan tầm, người dân thích thú chụp ảnh chia sẻ rần rần.
Chiều tối 1/7, nhiều người nhìn thấy cầu vồng kép trên bầu trời Hà Nội dù không mưa. Đây là hiện tượng gì, có khác gì so với cầu vồng bình thường và tại sao không có mưa mà vẫn có cầu vồng?
Cực quang thắp sáng bầu trời đêm ở Vương quốc Anh, châu Âu và bắc bán cầu bắc, khi bão mặt trời tấn công bầu khí quyển Trái Đất.
Băng tại Greenland tan dẫn đến chênh lệch cực lớn giữa vùng nước lạnh này và vùng nước ấm hơn ở phía nam, khiến chiến tuyến thời tiết hai khu vực thêm nóng bỏng.
Năm 2023, thế giới chứng kiến những kỷ lục cực đoan của biến đổi khí hậu bị phá vỡ, tác động nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân trên khắp thế giới. Chưa dừng lại ở đó, các nhà khoa học về khí hậu cho rằng, trong năm 2024, biến đổi khí hậu còn diễn biến khó lường hơn.
Vương quốc Anh đã mua lượng điện trị giá kỷ lục 3,5 tỷ bảng Anh (4,4 tỷ USD) từ các nước EU vào năm ngoái do năng lượng tái tạo không đáp ứng đủ nhu cầu sau khi các nhà máy điện than và điện hạt nhân đóng cửa.
Ngày 23/1, cơn bão thứ hai trong vòng ba ngày tại Vương quốc Anh, được đặt tên là Jocelyn, đổ bộ vào vùng Scotland và khu vực Tây Bắc nước Anh, gây ra mưa lớn và gió mạnh trên toàn bộ đảo quốc sương mù.
Cơ quan Khí tượng Vương quốc Anh (Met Office) vừa dự báo lượng khí carbon dioxide (CO2) trong khí quyển năm nay sẽ tiếp tục tăng. Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và nạn phá rừng sẽ khiến nhiệt độ 2024 tiếp tục tăng.
Cơ quan Khí tượng Vương quốc Anh (Met Office) ngày 19/1 dự báo, lượng khí carbon dioxide (CO2) tăng lên trong khí quyển năm nay sẽ vượt các quỹ đạo quan trọng để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C.
Miền Bắc nước ta sắp đón đợt không khí lạnh có thể coi là mạnh nhất từ đầu mùa Đông. Theo một dự báo hiện tại, nhiệt độ ở thủ đô Hà Nội sẽ xuống đến 4 - 5oC. Nhưng đang có sự khác nhau thế nào giữa các mô hình dự báo?
Truyền thông Trung Quốc đưa tin nước này đã ghi nhận năm 2023 là năm nóng kỷ lục, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải đối mặt với một loạt các đợt nắng nóng không ngừng và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt khác.
Năm 2024 có thể sẽ là năm đầu tiên mà nhiệt độ trung bình toàn cầu vượt qua một giới hạn được cho là nguy hiểm đối với con người. Ngoài ra còn những dự báo nào về thời tiết trong năm 2024 nữa?
Ngày 3/1, hàng trăm cảnh báo lũ lụt đã được đưa ra tại Anh, trong bối cảnh gió mạnh và mưa lớn trút xuống nhiều khu vực rộng lớn của nước này, khiến giao thông đình trệ và mất điện tại nhiều nơi.
Hiện tượng El Ninõ được dự báo sẽ kéo dài sang năm 2024, nhiệt độ toàn cầu khả năng sẽ tiếp tục tăng, phá vỡ các kỷ lục về nhiệt độ trước đây và kéo theo nhiều nguy cơ thảm họa thiên tai.
Ngày 24/12, các chuyên gia thời tiết Anh cảnh báo gió mạnh có thể gây mất điện, cản trở giao thông, làm ảnh hưởng đến kế hoạch đi lại phút chót trong dịp Giáng sinh của người dân nước này.
Hàng trăm chuyến bay đến và đi từ sân bay Amsterdam Schiphol (Hà Lan) trong ngày 3/12 đã bị hủy do dự báo sẽ có tuyết rơi dày vào buổi chiều. Theo thông báo từ trang thông tin của sân bay, có khoảng gần 150 chuyến bay đến và đi của sân bay này đã bị hủy. Hãng hàng không Hà Lan KLM, khách hàng chính của sân bay, cho biết họ đã hủy 65 chuyến bay châu Âu vào buổi chiều và buổi tối.
Cơn bão Debi đã quét qua Ireland vào ngày thứ Hai, 13/11, mang theo mưa to gió lớn gây ngập lụt đường phố, người dân không thể ra khỏi nhà. Sức gió lên tới 130 km/h khiến các cảnh báo 'nguy hiểm tính mạng' đã được ban hành ở nhiều nơi.
Được gọi là 'bão bom' hoặc 'quả bom thời tiết', cơn bão Ciaran gây rất nhiều thiệt hại ở Vương quốc Anh và còn ảnh hưởng đến một số nước châu Âu khác. Không chỉ vậy, bão Ciaran còn lập một kỷ lục và từ đó gây ra hiện tượng lạ: Nó khiến nước được đun sôi nhanh hơn, làm nhiều người ngạc nhiên. Điều này được giải thích thế nào?
Bão Ciaran - đang làm mưa làm gió theo đúng nghĩa đen ở một số nước châu Âu - đã được các cơ quan khí tượng gọi là 'bão bom' hay 'quả bom thời tiết'. Vậy những đặc điểm khác thường gì đã khiến cơn bão này được gọi như vậy?
Bão Babet đang hoành hành ở Vương quốc Anh, gây mưa to gió lớn, ngập lụt nhiều nơi. Một ngọn hải đăng đã 128 năm tuổi đứng sừng sững ngoài cửa sông còn bị những đợt sóng khổng lồ vùi dập và cuối cùng thì phần mái của nó đã bị sóng đánh bay.
Ngày 19/10, lực lượng chức năng Anh đã sơ tán khoảng 400 hộ gia đình tại khu vực Angus thuộc vùng Scotland đề phòng nguy cơ lũ lụt do mưa lớn gây ra khi bão Babet đổ bộ vào nước này.
Theo nghiên cứu chính thức của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) công bố ngày 22/9, có hơn 4.500 ca tử vong liên quan đến nhiệt độ ở vùng England trong năm 2022. Đây là dấu hiệu cho thấy sự gia tăng số ca tử vong liên quan đến thời tiết nắng nóng.
Hơn 19.000 người đã được sơ tán khỏi Rhodes khi cháy rừng tàn phá hòn đảo Hy Lạp vào cuối tuần qua.
Kỷ lục này là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với chúng ta.
Nền nhiệt trung bình tại Vương quốc Anh trong tháng 6/2023 đạt ngưỡng 15,8oC, mức cao nhất trong gần 140 năm qua và cao hơn 0,9oC so với kỷ lục trước đó được ghi nhận vào các năm 1940 và 1976.
Những ngày vừa qua, nắng nóng khiến nhiệt độ tối đa vượt mốc 45 độ C ở một số khu vực của Ấn Độ với Najafgarh ghi nhận nhiệt độ cao nhất là 46,3 độ C, Cục Khí tượng Ấn Độ cho biết.
Chiều 7/5, tại huyện Tương Dương Nghệ An ghi nhận mức nhiệt 44.2 độ, là mức nhiệt cao nhất được ghi nhận tại địa điểm này, cũng là cao nhất trong lịch sử Việt Nam. Cùng với Tương Dương, 35 địa phương khác cũng ghi nhận nóng nắng gay gắt nhất trong lịch sử tháng 5 tại địa phương đó.
Ngày 17/5, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết có khả năng tốc độ nóng lên toàn cầu trong một năm sẽ vượt ngưỡng 1,5 độ C trong vòng 5 năm tới. Nguyên nhân là do khí nhà kính giữ nhiệt và hiện tượng El Ninõ.
Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), thế giới hiện đứng trước nguy cơ chứng kiến nhiệt độ toàn cầu gần bề mặt trung bình hàng năm sẽ cao hơn 1,5°C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp trong ít nhất 1 năm trong giai đoạn 5 năm tới do sự kết hợp giữa ô nhiễm bẫy nhiệt và hiện tượng El Ninõ.
Gần như chắc chắn rằng từ năm 2023 đến 2027 sẽ là khoảng thời gian 5 năm nóng nhất từng được ghi nhận, hãng tin AFP dẫn cảnh báo của Liên Hợp Quốc (LHQ) hôm thứ Tư (ngày 17/5).
Theo Liên hợp quốc (LHQ), giai đoạn từ năm 2023 đến 2027 nhiều khả năng là khoảng thời gian 5 năm nóng nhất từng được ghi nhận, khi khí gây hiệu ứng nhà kính và El Nino kết hợp khiến nhiệt độ tăng vọt.
Hiện tượng El Nino nóng lên dự kiến sẽ phát triển trong những tháng tới và điều này sẽ kết hợp với biến đổi khí hậu do con người gây ra để đẩy nhiệt độ toàn cầu lên một mức chưa từng có.
Trung Quốc bước vào đợt nắng nóng đầu tiên trong năm vào tuần này, với nhiệt độ tối đa tăng lên 37 độ C ở một số khu vực. Tại một số địa phương, bao gồm TP Bắc Kinh và Thiên Tân, các tỉnh Hà Bắc, Hà Nam và khu tự trị Tân Cương, nhiệt độ có thể vượt 35 độ C vào ngày 17-5.
Sóng nhiệt là hiện tượng thời tiết giết chết nhiều người nhất, do tạo ra môi trường nguy hiểm ngoài trời trong thời gian dài.
Mức nhiệt độ cảm nhận hiển thị trên các app thời tiết là kết hợp của nhiệt độ và độ ẩm. Độ ẩm cao có thể gây cảm giác nóng bức cho dù nhiệt độ chỉ là 30 độ C.
Từ 'sông khí quyển', 'bom bão tuyết', lốc xoáy, lũ lụt... cho tới hạn hán, cháy rừng, bão bụi và những trận giông lốc kinh hoàng - từ đầu năm tới nay nước Mỹ đã phải hứng chịu nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan. Trong khi đó, ngày 9/4, Cơ quan khí tượng Vương quốc Anh cho biết tình hình cũng không khá hơn khi nước này ẩm ướt nhất trong vòng 40 năm.
Mùa Hè năm 2023 được dự báo là sẽ đến sớm hơn ở nhiều khu vực trên khắp thế giới. Không chỉ vậy, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng năm 2023 sẽ 'nóng như thiêu đốt' với những mức nhiệt độ 'phá kỷ lục', gây ra những đợt nắng nóng chưa từng có tiền lệ. Nhưng tại sao lại như vậy?