Văn học nghệ thuật Thanh Hóa - 50 năm đồng hành cùng quê hương, đất nước

50 năm hành trình đã qua cũng là chặng nghỉ để đi tiếp về phía tương lai. Một trong những thành tựu quan trọng của Hội VHNT Thanh Hóa thời gian qua là công tác phát hiện, ươm mầm, bồi dưỡng và kết nạp các tài năng VHNT. Từ đó, góp phần phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ, đặc biệt là hội viên trẻ, hội viên người dân tộc thiểu số ngày càng vững vàng về tư tưởng chính trị, sắc bén về nghề nghiệp, để cống hiến cho sự nghiệp VHNT cách mạng, đồng hành cùng quê hương, đất nước trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nhà thơ Minh Hiệu, nhà viết kịch Hà Khang

Cùng với không khí hào hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954, thơ ca Thanh Hóa đã định vị một giọng thơ hào tráng góp vào dòng chảy của thi ca cả nước. Bên cạnh những tên tuổi đầy tự hào Thôi Hữu, Trần Mai Ninh, Hồng Nguyên, Hữu Loan... còn có hai gương mặt đóng góp khá lớn cho thơ ca kháng chiến, đó là nhà thơ Minh Hiệu và nhà thơ, nhà viết kịch Hà Khang. Để tôn vinh họ, chiều ngày 24/2, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh đã tổ chức Tọa đàm Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Minh Hiệu; nhà thơ, nhà viết kịch Hà Khang.

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nhà thơ Minh Hiệu, nhà viết kịch Hà Khang

Cùng với không khí hào hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954, thơ ca Thanh Hóa đã định vị một giọng thơ hào tráng góp vào dòng chảy của thi ca cả nước. Bên cạnh những tên tuổi đầy tự hào Thôi Hữu, Trần Mai Ninh, Hồng Nguyên, Hữu Loan... còn có hai gương mặt đóng góp khá lớn cho thơ ca kháng chiến, đó là nhà thơ Minh Hiệu và nhà thơ, nhà viết kịch Hà Khang. Để tôn vinh họ, chiều ngày 24/2, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh đã tổ chức Tọa đàm Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Minh Hiệu; nhà thơ, nhà viết kịch Hà Khang.

Ngày thơ Việt Nam lần thứ XXII – 2024: Bản hòa âm đất nước

Với chủ đề 'Bản hòa âm đất nước', Ngày thơ Việt Nam lần thứ XXII - 2024 tại Thanh Hóa được trang trọng tổ chức vào ngày 24/2 (tức ngày Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại Nhà hát Lam Sơn (TP Thanh Hóa).

Trăm năm ngày sinh nhà thơ Minh Hiệu: Nghĩ về nhân cách nhà văn

Minh Hiệu, tên thật là Nguyễn Minh Hiệu, sinh ngày 29/9/1924, mất ngày 17/12/1999. Quê ông ở xã Trường Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. 'Mưa núi', một bài thơ nổi tiếng của Minh Hiệu đã ra đời ở thời kỳ 1949. 1949–1956, ông là biên tập viên báo Cứu Quốc Liên khu V. 1957-1972, Minh Hiệu hoạt động ở văn nghệ liên khu 4. Minh Hiệu là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, thuộc thế hệ đầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1973 đến khi nghỉ hưu, Minh Hiệu công tác ở Thanh Hóa. Ông từng là Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa, Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Thanh Hóa nhiều nhiệm kỳ.

Trên đất Trường Giang

Nhắc đến Trường Giang (Nông Cống) người ta nhớ đến vùng quê có nghề làm nón lá nổi tiếng xứ Thanh. Nơi đây cũng là quê hương của hai văn sĩ nổi tiếng là Minh Hiệu và Xuân Sách. Trong quá trình hình thành và phát triển, miền quê được bao bọc bởi những dòng sông đã 'ấp ôm' trong không gian làng nhiều giá trị văn hóa đậm nét.

Văn nghệ sĩ ấn tượng với chuyến đi thực tế sáng tác tại huyện Nông Cống

Từ ngày 14 đến 16-9, đoàn Chi hội Nhà văn Công nhân (Hội Nhà văn Việt Nam) đã đi thực tế sáng tác tại huyện Nông Cống. Đoàn do nhà thơ Lê Tuấn Lộc - Chi hội trưởng chi hội Nhà văn Công nhân làm trưởng đoàn. Cùng đi thực tế sáng tác với đoàn còn có một số văn, nghệ sĩ hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Sông Mã - dòng sông văn hóa

Các nền văn minh đều bắt nguồn từ những dòng sông lớn. Ở nước ta, trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, các con sông lớn trên đất Việt thường gắn với một nền văn hóa, đó là: Văn minh sông Hồng, văn minh sông Mã, văn minh sông Cả, văn minh tiền sử lưu vực sông Đồng Nai...

Định vị văn hóa - văn học xứ Thanh trong 'Sự đọc - Chỉ dấu và đường biên'

'Sự đọc - Chỉ dấu và đường biên' (Nxb Văn học, 2022) là cuốn sách nghiên cứu, phê bình thứ 3 của PGS.TS Hỏa Diệu Thúy – giảng viên Trường Đại học Hồng Đức, sau thành công của chuyên luận 'Truyện ngắn hiện đại Việt Nam năm 1945-1975' (Nxb Hội Nhà văn, tái bản, 2010) và 'Văn học hiện đại Thanh Hóa' (Nxb Hội Nhà văn, 2012). Với 'đứa con' thứ ba này, độc giả vẫn nhận thấy một Hỏa Diệu Thúy thủy chung, kiên định khai phá ở hai vùng văn học quen thuộc: Văn học xứ Thanh và Văn học Việt Nam hiện đại nhưng không đơn điệu, lặp lại mà luôn nỗ lực tự làm mới mình từ phương pháp, lý thuyết, điểm nhìn...

Hoàng Anh Nhân: Một đời cày cuốc trên cánh đồng văn hóa dân tộc

Trưa 2-3-2022 (tức ngày 30 tháng Giêng năm Nhâm Dần), nhà nghiên cứu Hoàng Anh Nhân đã rời cõi tạm, hưởng thọ 88 tuổi. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm kịch bản, sưu tầm nghiên cứu, biên dịch. Ông là một trong số 3 nhà văn xứ Thanh nhận giải thưởng nhà nước về văn học - nghệ thuật năm 2016 với 2 tác phẩm: 'Cõi người qua tín ngưỡng Mường Trong' và 'Văn hóa giao duyên Mường Trong'.