Lạng Sơn nằm ở cửa ngõ phía Bắc Tổ quốc, là một địa phương tiêu biểu thuộc vùng văn hóa Đông Bắc Việt Nam. Trải qua thăng trầm lịch sử, Lạng Sơn hiện sở hữu kho tàng văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, chứa đựng nhiều nét độc đáo. Những năm qua, tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, phát triển văn hóa song hành với phát triển kinh tế - xã hội.
Tối 10/10, tại Trung tâm Hội chợ thương mại (thành phố Lạng Sơn), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức vòng chung kết Hội thi múa sư tử dân tộc Tày, Nùng tỉnh Lạng Sơn lần thứ II năm 2024.
Ngày 14/9 (tức 12/8 âm lịch), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức một số hoạt động trưng bày, tham quan, trải nghiệm nhân ngày hội Háng Pỉnh năm 2024 tại Bảo tàng tỉnh.
Lạng Sơn là vùng đất sinh sống của nhiều dân tộc với những phong tục tập quán đặc sắc, tạo nên bản sắc đặc trưng, trong đó có dân tộc Nùng. Đây là dân tộc có số lượng dân số đông nhất tỉnh. Những năm qua, các cấp, ngành trên địa tỉnh đã có nhiều giải pháp, từng bước bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc Nùng, góp phần lưu giữ những giá trị truyền thống cho thế hệ mai sau.
Cao sằng, bánh coóc, coóng phù, phoóng dăm... những món ăn đặc sản Lạng Sơn này tuy khó đọc nhưng nếu đã thưởng thức rồi thì bạn sẽ khó mà quên.
Đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu kết luận buổi làm việc
Vùng đất Xứ Lạng là nơi cửa ngõ giao thoa giữa hai nền văn hóa Việt – Trung, trải qua thời gian, nhiều món ăn Trung Hoa đã được du nhập vào Lạng Sơn và được nhiều người dân cũng như du khách yêu thích. Một trong những món ăn độc đáo không thể không nhắc đến đó là món bánh coóc, qua đôi bàn tay khéo léo của người dân Xứ Lạng đã trở thành một món ăn đặc sản, mang đậm hương vị riêng.
Vùng đất Xứ Lạng là nơi cửa ngõ giao thoa giữa hai nền văn hóa Việt – Trung, trải qua thời gian, nhiều món ăn Trung Hoa đã được du nhập vào Lạng Sơn và được nhiều người dân cũng như du khách yêu thích. Một trong những món ăn độc đáo không thể không nhắc đến đó là món bánh coóc, qua đôi bàn tay khéo léo của người dân Xứ Lạng đã trở thành một món ăn đặc sản, mang đậm hương vị riêng.
Thổ ty là công thần trung kiên nhất được triều đình phong kiến cử từ miền xuôi lên miền núi chiêu dân lập ấp, cai trị địa phương, đồng thời làm nhiệm vụ bảo vệ biên cương Tổ quốc. Thổ ty lấy địa phương làm tịch quán, không về quê cũ nữa. Họ truyền đời đồng hóa với người Tày, Nùng Lạng Sơn với bao điều kỳ thú…
Tác phẩm đạt giải Nhì Cuộc thi sáng tác, sưu tầm các câu chuyện hay gắn liền với di tích, danh lam thắng cảnh của tỉnh Bắc Kạn do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Kạn tổ chức.
Năm 2019, di sản Thực hành then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Cùng niềm vinh dự đó, những năm qua, các cấp chính quyền và người dân tỉnh Lạng Sơn đã chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị để di sản then trở thành tài sản chung của nhân loại.
Hát cỏ lẩu là một loại hình thơ ca dân gian của người Nùng Phàn Slình. Điệu hát này thường có nội dung kể về diễn trình trong một đám cưới của người Nùng bắt đầu từ các bước ăn hỏi, xin số mệnh để so tuổi, báo mệnh hợp, lễ sêu tết cho đến lễ báo cưới, lễ cưới.
Dân tộc Tày, Nùng chiếm phần lớn dân số toàn tỉnh Lạng Sơn và vì thế, văn hóa của nhóm người này được xem là tiêu biểu cho văn hóa xứ Lạng. Việc bảo tồn ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng là vấn đề quan trọng, được các cấp, ngành quan tâm.
Nơi này thuộc tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, có cùng đường biên giới với Trung Quốc.
Phố đi bộ Kỳ Lừa, thành phố Lạng Sơn là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa độc đáo. Trong đó, hoạt động biểu diễn nghệ thuật đường phố là một trong những điểm nhấn tạo dấu ấn trong lòng du khách thập phương và được người dân trên địa bàn chờ đón vào mỗi dịp cuối tuần.
Năm 2023 là năm đầu tiên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch đổi mới công tác tổ chức lễ hội Háng Pỉnh, với mục tiêu trọng tâm là xây dựng, phát triển lễ hội trở thành sản phẩm du lịch mang thương hiệu của Xứ Lạng. Đây là hoạt động thiết thực nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số.
Tháng 12/2019, thực hành Then của đồng bào dân tộc Tày – Nùng – Thái được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Tỉnh Lạng Sơn là một trong những tỉnh nắm giữ di sản văn hóa thực hành Then tiêu biểu. Kể từ khi được vinh danh đến nay đã gần 5 năm, di sản thực hành Then đang được bảo tồn, phát huy đúng hướng.
Lạng Sơn có sự đa dạng và vẹn nguyên nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đây là những tài sản vô giá cần được chính quyền cùng người dân giữ gìn và phát huy, tạo cơ sở và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Then là một loại hình tín ngưỡng mang tính tổng hợp chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Cùng với đàn tính, chùm sóc nhạc, chiếc mũ đội đầu của người thực hành then cổ có nhiều đường nét, hình tượng, tạo thành sản phẩm văn hóa in đậm bản sắc của đồng bào Tày, Nùng Lạng Sơn.
Hát then, đàn tính là loại hình nghệ thuật tiêu biểu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Tày, Nùng Lạng Sơn. Nhắc đến hát then, không thể không nhắc tới vai trò quan trọng của cây đàn tính – nhạc cụ tạo nên sự độc đáo, khác biệt của những điệu then. Để bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật hát then, đàn tính, những năm qua, các cấp, ngành và Nhân dân Xứ Lạng đã có nhiều hoạt động thiết thực.
Ở một số vùng nông thôn, đa số người dân tộc Tày, Nùng ở Lạng Sơn sinh sống trong nhà sàn. Điểm đặc biệt trong ngôi nhà sàn của người dân tộc Tày, Nùng trong tỉnh là bếp lửa. Nó là biểu tượng thể hiện sự ấm cúng nhất trong ngôi nhà.
Chiều nay (23/9), tại sân vận động huyện Bắc Sơn diễn ra Lễ khai mạc Hội trại thanh niên kỷ niệm 80 năm khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940-27/9/2020).
Ăn bát canh trứng gừng nóng, bạn sẽ cảm thấy cơ thể ấm dần lên và tỉnh táo hơn.
Hát then là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào Tày, Nùng các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.