Các em nhỏ thích thú khi được xem và cùng nghệ nhân làm đồ chơi Trung thu truyền thống tại Hoàng thành Thăng Long.
Kinhtedothi – Sáng 20/9, tại Hoàng thành Thăng Long, nhiều em nhỏ thích thú khi được xem và cùng nghệ nhân làm đồ chơi Trung thu truyền thống, trong khuôn khổ chương trình 'Đèn thu lung linh'. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội tổ chức.
Muốn bảo tồn hiệu quả và khai thác giá trị bền vững, trước hết, các di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) cần được ứng xử văn hóa bằng việc phát huy đúng bản sắc, đội ngũ nghệ nhân cần môi trường thực hành thường xuyên và hưởng chế độ đãi ngộ phù hợp.
Lai Châu - miền đất địa đầu phía Tây Bắc, nơi có 20 dân tộc cư trú. Mỗi dân tộc là một kho tàng văn hóa dân gian riêng có. Được cho là 'bảo bối', nắm giữ những 'túi khôn' của dân tộc mình, đó là các nghệ nhân dân gian - những người đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, lưu giữ, truyền dạy bản sắc văn hóa dân tộc cho thế hệ hôm nay.
Hiện nay, cả nước có khoảng 7 vạn di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê, 497 di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 13 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại và 2 di sản văn hóa phi vật thể trong Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Nhân dịp Tết Trung thu năm 2023, Hà Nội và các địa phương trên cả nước tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật dành cho thiếu nhi. Trong đó, nhiều chương trình được tổ chức với mong muốn giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Tết Trung thu truyền thống.
Tự hào được trưởng thành từ làng gốm cổ Bát Tràng, NNƯT Phạm Đạt cùng các cộng sự cho ra đời dòng Gốm Tâm Linh Bảo Quang.
Sau khi di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được ghi danh, số lượng cơ sở thờ tự tăng nhanh chóng đi kèm với xu hướng tùy tiện, xô bồ trong bài trí đền, điện, ban thờ. Số lượng thanh đồng, cung văn tăng lên tỉ lệ nghịch với chất lượng hoạt động.
Sáng 26/8 tại Hà Nội, Bộ VHTTDL phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Việt Nam khai mạc Hội thảo - Hội nghị - Tập huấn với chủ đề 'Đánh giá công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể sau khi được ghi danh'. Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương dự và phát biểu khai mạc.
Trong tín ngưỡng then của người Tày, nghệ nhân là yếu tố quan trọng, giữ vị trí trung tâm của việc lưu giữ và trao truyền di sản Then. Với 53 năm thực hành và truyền dạy then cổ, nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Nguyễn Thị Tích, sinh năm 1949, dân tộc Tày được mệnh danh là 'báu vật nhân văn sống' lưu giữ vốn quý tại mảnh đất Văn Lãng.
Quan điểm của Sở Văn hóa và Thể thao (VHTT) Thừa Thiên - Huế về biểu diễn hầu đồng và trình diễn trang phục của các giá đồng tại không gian của một trường đại học gây xôn xao dư luận. Giới chuyên gia, nghệ nhân cho rằng việc đưa di sản văn hóa ra khỏi không gian thiêng để biểu diễn là làm sai lệch giá trị của di sản.
Tác động mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc của cuộc cách mạng 4.0 là cơ hội để làng nghề thay đổi tư duy, phương thức kinh doanh. Tuy nhiên, cũng còn đó không ít thách thức.
Ngày 23/7/2023 (tức ngày 6/6 năm Quý Mão), tại Đền Sòng Sơn, phường Bắc Sơn, Hội Di sản Văn hóa và Cổ vật Thanh Hóa phối hợp với Chi hội Bảo tồn di sản thờ Mẫu Tam Phủ Việt Nam thị xã Bỉm Sơn tổ chức Liên hoan thực hành Diễn xướng Nghi lễ Chầu Văn thị xã Bỉm Sơn mở rộng lần thứ V năm 2023.
Với đặc thù di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với con người, từ quá trình sáng tạo, thực hành đến trao truyền không thể thiếu vai trò của các nghệ nhân - 'linh hồn', 'báu vật sống' của cộng đồng.
Đến nay, Việt Nam đã có 15 di sản được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) đại diện của nhân loại. Trong đó, riêng Hà Nội có tới 4 di sản, gồm Ca trù, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt, Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc cùng hồ sơ đa quốc gia Tín ngưỡng và trò chơi kéo co.
Cả đời họ gắn bó với làng quê, ruộng rẫy. Được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) là vui và họ càng nâng cao ý thức cộng đồng, cố gắng trao truyền cho các thế hệ về nghệ thuật đánh chiêng, góp phần bảo tồn nét văn hóa độc đáo của người Hrê.
Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Ý Lan vừa trở lại sau 4 năm vắng bóng trong làng hội họa, qua triển lãm tranh cát Bình an trưng bày tại tư gia, số 68/23 đường Nguyễn Tư Giản, phường 12, quận Gò Vấp, TPHCM.
Hệ thống di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) ở Thanh Hóa hết sức phong phú và đa dạng, mang đậm bản sắc của từng dân tộc. Thế nhưng 'kho tàng' di sản này lại đang từng ngày đối mặt với nguy cơ hoặc đã mai một. Đây là thực trạng cần được quan tâm hiện nay.
Thanh Hóa được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa khẳng định là một trong những 'cái nôi di sản' của Việt Nam, có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp hài hòa với sông - núi - ruộng đồng - xóm làng tựa hồ như bức tranh thủy mặc mà tạo hóa đã kỳ công sắp đặt. Hơn thế, mảnh đất này còn chứa đựng một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) quý báu, được ví như những viên ngọc tỏa sáng lấp lánh điểm tô thêm sự đa dạng cho mảnh đất này.
Tháng 6/2023, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tổ chức Cuộc thi Độc tấu và Hòa tấu nhạc cụ dân tộc toàn quốc, tại TP Nha Trang và TP Hòa Bình. Dịp này, Bộ VHTTDL cũng tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân (NNND) và Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
Ngày 22/6/2023, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
Ngày 22/6 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân (NNND), Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Dự thảo được xây dựng trên cơ sở bám sát quy định của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 và kế thừa các quy định đang phù hợp với thực tiễn nhằm tránh bỏ sót và tôn vinh các nghệ nhân.
Góp ý dự thảo Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, nhiều ý kiến cho rằng, cần chú trọng chất lượng, tính thực chất của danh hiệu, phát huy đóng góp, sức ảnh hưởng của nghệ nhân.
Bằng tình yêu với trò Xuân Phả, nhiều năm qua Nghệ nhân Ưu tú Bùi Văn Hùng (Thọ Xuân, Thanh Hóa) đã kỳ công mô tả lại các điệu múa bằng hiện vật.
Bộ VHTTDL trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
Bộ VHTT&DL vừa có Tờ trình Chính phủ dự thảo về việc ban hành Nghị định quy định xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân (NNND), nghệ nhân ưu tú (NNƯT) trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
Sáng 26/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh (TP Bắc Giang), UBND tỉnh Bắc Giang long trọng tổ chức lễ trao tặng danh hiệu vinh dự nhà nước 'Nghệ nhân Nhân dân' (NNND), 'Nghệ nhân Ưu tú' (NNƯT) trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ ba.
Thông qua những hoạt động trình diễn, diễn xướng dân gian của các đoàn nghệ nhân tại Liên hoan trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh, nhân dân và du khách đã có cái nhìn thực tế về nỗ lực của cộng đồng trong bảo tồn, lan tỏa những tinh hoa văn hóa của dân tộc.
Sáng 19/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở VH-TT&DL) Đắk Lắk đã tổ chức Lễ khởi động Dự án 'Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk'. Dự án được Trung tâm Hợp tác quốc tế tỉnh Jeollabuk (Hàn Quốc) tài trợ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn.
Lễ hội Tiệc Mẫu phủ Tây Hồ diễn ra từ ngày 10-17/4 tại di tích Phủ Tây Hồ (Hà Nội) với những giá hầu của các nghệ nhân, thủ nhang, thanh đồng trên cả nước.
Chiều 12/4, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân (NNND), Nghệ nhân ưu tú (NNƯT); vinh danh tác giả đạt Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật; trao tặng Giải thưởng Đào Tấn - Xuân Diệu tỉnh Bình Định lần thứ VI.
Những ngày qua, thông tin về việc Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội đề xuất cho Nghệ sĩ nhân dân (NSND) có bằng thạc sĩ đang giảng dạy ở tại trường được tính tương đương tiến sĩ để đáp ứng tiêu chí mở mã ngành, đảm bảo điều kiện chất lượng đào tạo và xác định chỉ tiêu về đội ngũ giáo viên cho các ngành nghệ thuật, đã gây xôn xao dư luận.
Lễ hội đền Tranh năm 2023 sẽ diễn ra trong 3 ngày là 1/3 và ngày 4-5/3 tại khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Tranh, thôn Tranh Xuyên, xã Đồng Tâm (Ninh Giang - Hải Dương) với nhiều hoạt động đặc sắc.
Trong Liên hoan đờn ca tài tử (ĐCTT) tỉnh Long An mở rộng năm 2023 nhân dịp Lễ Húy kỵ đức nhạc sư Nguyễn Quang Đại tại đình Vạn Phước vừa qua, có nhiều tài tử trẻ tham gia. Đó là một tín hiệu rất vui cho hành trình giữ gìn và phát triển nghệ thuật ĐCTT, cũng là lời khẳng định rằng đam mê tài tử đang được nhen nhóm trong người trẻ.
Tôi được 'làm quen' với ca sĩ Trinh Tuyết Hương trong trường hợp khá tình cờ. Hôm đó, đoàn nghệ sĩ của Hội Điện ảnh Việt Nam đang có cuộc giao lưu với Câu lạc bộ đờn ca tài tử huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu thì Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Đỗ Ngọc Ẩn, Chủ tịch Hội Văn nghệ Bạc Liêu kéo tay tôi đưa tới giới thiệu: 'Đây là cô Đủ trong Cát đỏ, giải Cánh diều năm 2022, dành cho vai nữ phụ'.
Xã Sơn Dung (Sơn Tây) có 3 nghệ nhân: Đinh Văn Phú, Đinh Thanh Nhanh và Đinh Văn Tinh vinh dự được phong tặng nghệ nhân ưu tú (NNƯT) vào cuối năm 2022. Các nghệ nhân này đã có nhiều đóng góp để bảo tồn văn hóa dân tộc Ca Dong.