Phạm Thị Kiều Ly và góc nhìn mới, đầy đủ nhất về lịch sử chữ Quốc ngữ

Năm 2024 đánh dấu đúng 400 năm giáo sĩ dòng Tên Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) đặt chân đến Việt Nam. Ông cùng những thừa sai khác đã dùng mẫu tự Latin để ghi lại âm tiếng Việt, mở đường cho sự ra đời của chữ Quốc ngữ. 'Lịch sử chữ Quốc ngữ (1615-1919)' (Omega+ và NXB Văn học ấn hành, Thanh Thư dịch) của TS. Phạm Thị Kiều Ly có thể nói là công trình bao quát và đầy đủ nhất tính cho đến nay về đối tượng nghiên cứu này.

Ấn phẩm nghiên cứu đầy đủ nhất từ trước đến nay về lịch sử hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ

Được phát triển từ chính luận án tiến sĩ của TS Phạm Thị Kiều Ly, ấn phẩm Lịch sử chữ quốc ngữ (1615-1919) vừa được Omega Plus liên kết với NXB Văn học ấn hành, giúp bạn đọc hiểu về nguồn cội chữ viết mà chúng ta đang dùng hằng ngày.

Những tựa sách ấn tượng vừa ra mắt

Từ các tiểu thuyết có trí tưởng tượng phong phú, phản ánh một góc nhìn mới về Thế chiến thứ hai và cuộc sống của cộng đồng người Mexico ở Mỹ cho đến các tác phẩm nghiên cứu về tranh luận xã hội, cách vải vóc – trang phục làm thay đổi lịch sử nhân loại… Sau đây là 5 tựa sách ấn tượng trong tháng 5 vừa qua.

Cuốn sách tôi chọn: Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ

Một học giả đã từng nói: 'Trong xã hội ngày nay, sự thành công của một người, chỉ một phần là do tri thức chuyên môn, còn chủ yếu được quyết định bởi nghệ thuật hùng biện'. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc ăn nói, giao tiếp trong cuộc sống. Nói chuyện là một kĩ năng và cũng là một nghệ thuật. Cho dù là nói ít nhưng chứa nhiều ý nghĩa, nói ngắn mà súc tích, chỉ cần vận dụng thuần thục kĩ năng giao tiếp thì bạn có thể dễ dàng nhận được sự tín nhiệm và hỗ trợ từ người khác. Trong chuyên mục 'Cuốn sách tôi chọn' hôm nay, mời quý vị cùng lắng nghe những chia sẻ của độc giả trẻ Nguyễn Đắc Hương về cuốn sách: 'Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ' do NXB Văn học ấn hành, để cùng khám phá những cách thức đạt được thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống thông qua kỹ năng giao tiếp, nói chuyện.

Cuốn sách tôi chọn: Biên khu Việt Quế - bài ca đẹp về nghĩa tình biên giới Việt Nam-Trung Hoa

'Biên khu Việt Quế' là cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Phạm Vân Anh. Cuốn sách được cho là đã viết nên bài ca đẹp về nghĩa tình biên giới Việt Nam – Trung Hoa trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Sách do NXB Văn học ấn hành. Ngay sau đây, xin mời quý vi và các bạn cùng đến với cuốn tiểu thuyết qua sự chia sẻ của hai nhà văn quân đội: Nhà văn PHÙNG VĂN KHAI và tác giả cuốn sách, nhà văn PHẠM VÂN ANH.

Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền ra mắt công trình dày 600 trang về Ả đào

Bằng rất nhiều tâm huyết, nhà nghiên cứu âm nhạc cổ truyền Bùi Trọng Hiền vừa ra mắt ấn phẩm Ả đào: Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật. Cuốn sách thuộc tủ sách Văn hóa - Giáo dục do Omega Plus liên kết với NXB Văn học ấn hành.

Cuốn sách tôi chọn: 'Chạm vào ký ức' - Nhật ký chiến trường xúc động của nhà văn Vũ Thị Hồng

Năm 1971, cô sinh viên khoa Văn Tổng hợp khi đó mới 20 tuổi, mắt phải bị viêm màng bồ đào, đục thủy tinh thể, thị lực rất kém, nhất quyết trốn viện xin ra mặt trận dù gia đình đang trong hoàn cảnh đặc biệt: bố vừa mất trong trận bom Mỹ đánh vào phố Huế, mẹ nặng gánh với 5 đứa em bé bỏng… người con gái ấy chính là nữ đại tá - nhà văn Vũ Thị Hồng. Tất cả những kỷ niệm chiến trường ấy đã được nhà văn trải lòng trong truyện ký 'Chạm vào ký ức'. Sách do NXB Văn học ấn hành. xin mời quý vị và các bạn cùng đến với cuốn sách qua sự chia sẻ của đạo diễn Nghiêm Nhan.

Cười để ngẫm

Tác phẩm 'Truyện Trạng Lợn và truyện Xiển Bột', do NXB Văn học ấn hành, mang đến cho rất nhiều thế hệ độc giả tiếng cười cũng như sự suy ngẫm.

Chưa ra rạp, phim 'Mai' của Trấn Thành đã liên tiếp gặp 'hạn'

Theo kế hoạch, 'Mai' - bộ phim điện ảnh tiếp theo của Trấn Thành sẽ ra rạp vào đúng ngày mồng Một Tết Nguyên Đán 2024. Tuy nhiên cận kề thời điểm phát hành, bộ phim này liên tiếp gặp 'hạn'.

Hà Nội: Gắn biển phố mang tên nhà thơ Thâm Tâm

Ngày 20-1, UBND quận Cầu Giấy, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Lễ gắn biển tên phố Thâm Tâm.

Hà Nội gắn biển tên phố Thâm Tâm

Con đường đẹp nhiều cây xanh của quận Cầu Giấy đã chính thức được gắn biển tên nhà thơ Thâm Tâm

Tổng tập nhà văn quân đội

Hiếm có dân tộc nào nặng lòng văn chương như dân tộc ta. Cũng hiếm có đất nước nào phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt để bảo vệ sự độc lập vẹn toàn như đất nước ta. Đặc điểm lịch sử ấy đã kiến tạo nên dòng văn học về đề tài chiến tranh với nhiều những tác phẩm, tác giả xuất sắc, trong đó có những tướng lĩnh nhà văn và chiến sĩ nhà văn…

Khúc ca bà giáo tặng thiếu nhi

'Cây trăng' là tập thơ nhà giáo Phương Anh viết dành tặng cho thiếu nhi vừa được NXB Văn học ấn hành.

Hà Nội luôn là đề tài thời thượng của văn chương

Trong giới văn chương đương đại, có lẽ Nguyễn Việt Hà là nhà văn 'chung tình' nhất với đề tài Hà Nội. Dù ông viết tiểu thuyết, hay tản văn thì đề tài Hà Nội vẫn cứ là lựa chọn duy nhất, xuyên suốt.

Cuốn sách tôi chọn: Kim Vân Kiều tân truyện

Từng có nhận định nổi tiếng của học giả Phạm Quỳnh về một trong số những tác phẩm lớn và nổi bật nhất của văn học trung đại: 'Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn'. Nhận định này đã cho thấy giá trị và vai trò của Truyện Kiều không chỉ trong văn học Việt từ trung đại cho đến hiện đại. Trong chuyên mục 'Cuốn sách tôi chọn' hôm nay, mời quý vị cùng lắng nghe những chia sẻ của Họa sỹ, dịch giả Trịnh Lữ về một ấn bản vô cùng đặc biệt của Truyện Kiều: 'Kim Vân Kiều tân truyện' do NXB Văn học ấn hành.

Cuốn sách tôi chọn: Làng xưa, chuyện cũ

Mỗi một ngôi làng đều có những câu chuyện lịch sử giống như một cuốn sách, mà mỗi trang của nó đều đầy ắp những chuyện vui buồn xưa cũ lưu giữ từ bao nhiêu thế kỷ được thời gian phong kín. Là một người con sinh ra ở một ngôi làng như vậy, tác giả Nguyễn Phan Khiêm luôn rung lên những sợi dây cảm xúc mỗi khi bắt gặp hơi thở của tổ tiên còn vương lại, bên dưới những cổ vật hữu hình và những lưu truyền vô hình trong không gian của ngôi làng mình và điều đó đã trở thành nguồn cảm hứng để ông viết nên cuốn sách 'Hữu Bằng – Làng xưa, chuyện cũ' do LienViet và NXB Văn học ấn hành.

Con trai nhà thơ Thâm Tâm: Nỗ lực tìm lại di sản văn chương của cha

Nhà thơ - liệt sĩ Thâm Tâm (tên thật là Nguyễn Tuấn Trình) hy sinh trong kháng chiến chống Pháp tại Cao Bằng khi mới 33 tuổi (năm 1950). Ông gửi lại nhân gian một người con trai duy nhất là Nguyễn Tuấn Khoa, sinh cuối năm 1946 - ngay trước ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ.

Thâm Tâm đâu chỉ có 'Tống biệt hành'

Thời đi học ai trong chúng ta cũng đã quen thuộc với bài thơ 'Tống biệt hành' của Thâm Tâm với những câu thơ: 'Đưa người, ta không đưa qua sông/ Sao nghe tiếng sóng ở trong lòng?…' nhưng ông đâu chỉ có bài thơ này. Mới đây qua bao nỗ lực, gia đình đã tìm thấy rất nhiều tác phẩm của ông ở các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch…

Lương tri người viết nhìn từ các tác phẩm của nhà thơ Thâm Tâm

'Chỉ sống đến 33 tuổi giữa một thời đại đầy khó khăn và đặc biệt trong hoàn cảnh chiến tranh, nhà thơ Thâm Tâm đã để lại một di sản lớn cho nền văn học Việt Nam', nhà thơ Nguyễn Quang Thiều khẳng định.

Ra mắt các tác phẩm văn xuôi của nhà thơ Thâm Tâm

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều khẳng định Thâm Tâm là một nhà thơ lớn của thời đại. Ông mất khi còn rất trẻ, để lại nhiều tác phẩm mang hơi thở thời đại, rất mạnh mẽ và ấn tượng

Ra mắt các tác phẩm văn xuôi của nhà thơ Thâm Tâm

Sáng nay (10/5), tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam, gia đình nhà thơ Thâm Tâm phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức buổi ra mắt các tác phẩm văn xuôi của nhà thơ Thâm Tâm.

Nhà văn Gào: Viết để chữa lành, gồng gánh tôi đi qua ngày ảm đạm

'Việc sáng tác không chỉ chữa lành, nó còn vỗ về, an ủi giúp tôi gồng gánh chính mình đi qua những ngày ảm đạm', nhà văn Gào chia sẻ.

Tác phẩm kinh điển về chàng hải âu Jonathan ra mắt bạn đọc

Những ngày đầu xuân Quý Mão, tác phẩm kinh điển Chàng hải âu kỳ diệu do Omega Plus và NXB Văn học ấn hành đã ra mắt phục vụ bạn đọc Việt Nam.

Nguyễn Bảo Chân và 'Những ý nghĩ khua vang căn bếp nhỏ'

Sau tập thơ 'Bóng của Ý nghĩ', nhà thơ Nguyễn Bảo Chân vừa ra mắt tập sách 'Những ý nghĩ khua vang căn bếp nhỏ', tập hợp 30 tản văn mà nữ thi sĩ đã viết cho chuyên mục 'Mùi vị ký ức' của Nhân Dân hằng tháng (từ số tháng 8/2020 đến số tháng 12/2022).

'Vương quốc răng xinh' sản phẩm giáo dục sức khỏe răng miệng có giá trị cần thiết cho mỗi gia đình.

Khoảng một tháng trước, tôi và Thu Dễ đã có một buổi hội ngộ vô cùng thú vị và đầy cảm xúc. Đó là lần gặp mặt của tình thầy trò cách đây xấp xỉ 40 năm. Bạn ấy đã rất hào hứng khoe với tôi về dự án cộng đồng mang tên 'Một triệu trẻ em không sâu răng' mà bạn ấy đang hướng tới.

Cuốn sách tôi chọn: 'Miền sau cánh cửa' - Lời tự sự của nhà báo Trần Nhật Minh về cuộc sống

'Miền sau cánh cửa' là cuốn sách đầu tay của nhà báo Trần Nhật Minh được NXB Văn học ấn hành. Cuốn sách gồm 38 bài viết thấm đẫm chất suy tư, tinh tế của một con người vừa luôn hoài niệm vừa luôn khao khát khám phá – xê dịch. Cuốn sách có thể xem là món quà ân tình suốt chặng đường 30 năm làm báo của Trần Nhật Minh dành cho gia đình, cho Hà Nội và cho những vùng đất anh may mắn được đặt chân qua.

'Ở trọ phố phường' - mỗi chúng ta đều từng cảm lạnh trước cuộc đời

Cách Anh Thư tạo nên một bầu cảm xúc đượm buồn bao trùm toàn bộ những trang sách cũng là một điểm đáng chú ý của 'Ở trọ phố phường'...

Đại Việt sử ký toàn thư, Việt Nam văn hóa sử cương cho người yêu sử nước nhà

Đại Việt sử ký toàn thư (NXB Văn học) và Việt Nam văn hóa sử cương (NXB Đại học Sư phạm) vừa ra mắt độc giả trong nước là nỗ lực từ đơn vị phối hợp ấn hành Đông A trong việc trình làng bộ mới 2 tác phẩm lịch sử nổi tiếng đầy giá trị này.